0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Ấn Độ

12.01.2021

Tờ Thời báo Ấn Độ báo cáo rằng 75% sinh viên kĩ nghệ Ấn Độ thất nghiệp.

18/11/2009,

NEW DELHI: Thảo luận về báo cáo của nhóm công nghiệp phần mềm NASSCOM nói rằng 75 phần trăm sinh viên kĩ nghệ ở Ấn Độ bị thất nghiệp, một chuyên gia giáo dục ở đây nói rằng hệ thống giáo dục cao hơn của Ấn Độ phải được cải tiến về xây dựng kĩ năng và đào tạo thực hành để tạo cho sinh viên ưu thế tốt hơn.

A.D. Sahasrabudhu, giám đốc Đại học Kĩ nghệ tại Pune nói rằng một trong các lí do chính tại sao các kĩ sư, cho dù xuất thân từ các viện có tiếng, không dễ có được việc làm bởi vì họ thiếu kĩ năng thực hành. Ông ấy phàn nàn: “Tập trung của hầu hết các đại học ở đây bao giờ cũng vào hàn lâm và lí thuyết. Do vậy kĩ sư cơ khí thực tế có thể không biết cách thay thế bộ phận của máy bởi vì họ chưa bao giờ động chạm tới máy; kĩ sư phần mềm có thể không biết cách quản lí dự án bởi vì họ chỉ biết cách viết mã. Do đó ngay cả sinh viên đạt điểm cao được thuê vào công ti tốt, việc thiếu tri thức thực hành sẽ lộ ra.”

Sahasrabudhu nói trong cuộc thảo luận tiểu ban tại Cuộc học thượng đỉnh về giáo dục bậc cao hơn do Liên đoàn các Phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (FICCI) tổ chức. “Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chúng tôi biết rằng đào tạo thực hành, thực tế là rất mấu chốt trong hệ thống giáo dục và chúng tôi phải thay đổi” ông ấy nói thêm.

Trong báo cáo mới nhất của họ đưa ra tuần trước, Hiệp hội quốc gia các công ti phần mềm và dịch vụ (NASSCOM) nói rằng hiện thời hầu hết các công ti CNTT Ấn Độ bác bỏ 90 phần trăm sinh viên tốt nghiệp đại học và 75 phần trăm các kĩ sư đưa đơn xin việc bởi vì họ không được đào tạo đủ tốt. Nhu cầu của chính phủ về việc tạo ra thêm người phần mềm để đáp ứng nhu cầu toàn cầu đã tạo ra thất bại với hàng triệu kĩ sư phần mềm không đủ tư cách và thất nghiệp. Bởi vì thiếu người có năng lực như vậy, nhiều công ti CNTT mở các đại học riêng của họ và đào tạo sinh viên dựa trên nhu cầu của họ, các công ti như Infosys cũng đã tăng việc đào tạo của mình cho các nhân viên mới tuyển trong 29 tuần từ năm nay. Đó là đào tạo bẩy tháng, báo cáo này nói thêm.

Richard Kerly, một giáo sư đại học Scot, người đã tham gia vào phiên thảo luận nói: “Gần đây tôi mới biết rằng Citi Bank đã bắt đầu việc tuyển người ở đây, nhưng họ đã không thuê sinh viên mới tốt nghiệp. Lí do là ở chỗ sinh viên ở đây, mặc dầu có lỗi lạc, nhưng không sắc nét khi phải đưa lí thuyết vào thực hành.”

Sudhir Matthew, Trưởng khoa, Trường Ecole Hoteliere Lavasa, ở Pune nói: “Cảnh tượng này là rất giống với công nghiệp du lịch. Thiếu đào tạo thực hành sinh viên đã buộc các chuỗi khách sạn như Oberoi, Taj và ITC mở trường khách sạn riêng của họ nơi sinh viên được đào tạo theo nhu cầu của khách sạn. Du lịch tăng trưởng với tỉ lệ 8.8 phần trăm ở Ấn Độ, làm cho nó thành một trong những thị trưởng tăng trưởng nhanh nhất nhưng lại thiếu trầm trọng người có kĩ năng để quản lí các hoạt động du lịch và nếu không có hành động nào được tiến hành, du khách sẽ bỏ đi đâu đó khác. Đào tạo thực hành do đó là rất quan trọng để đáp ứng cho thiếu hụt này, điều được ước lượng vào cỡ 3.2 triệu việc làm.

Bởi vì nghèo và chậm thay đổi trong hệ thống giáo dục hiện tại, số sinh viên từ Ấn Độ đăng tuyển vào các đại học ở Mĩ đã vượt quá 100,000 lần đầu tiên trong năm nay và ngày nay Ấn Độ có số đăng tuyển sinh viên đông nhất ở Mĩ, mặc cho xu hướng đi xuống của tài chính. Vì số sinh viên quốc tế tại các đại học ở Mĩ đã tăng lên 8% tới 671,616 người trong năm học 2008-2009, sinh viên từ Ấn Độ đã chiếm tới 103,260 trong tổng số sinh viên nước ngoài. Trung Quốc vẫn còn ở vị trí thứ hai với 98,235 người trong năm nay. Hàn Quốc với 75,000 người vẫn giữ vị trí thứ ba.

Tăng trưởng lớn nhất năm nay được thấy trong việc đăng tuyển dưới đại học, đã tăng 11%, nếu so với tăng 2% trong đăng tuyển vào đại học. Tăng trưởng này được dẫn lái chủ yếu bởi việc tăng sinh viên từ Trung Quốc, gợi ý rằng sự phát đạt tăng lên đang tạo khả năng cho Trung Quốc cử nhiều trẻ em của họ sang Mĩ để có được giáo dục tốt hơn và cơ hội tốt hơn sau khi họ tốt nghiệp. Mười lĩnh vực học tập hàng đầu phổ biến nhất cho sinh viên quốc tế ở Mĩ trong năm 2008/09 là Quản trị doanh nghiệp (21%l), Kĩ nghệ (18%) Khoa học cuộc sống (9%), Khoa học xã hội (9%), Toán học (8%), Y tế (5%), Mĩ thuật (5%), Tiếng Anh tăng cường (4%), Nhân loại học (3%), Giáo dục (3%), và Nông nghiệp (1%).

—-English version—-

 

Indian Times report that 75% Indian engineering students unemployable.

Nov 18, 2009,

NEW DELHI: Discussing a report by software industry group NASSCOM which says that 75 percent engineering students in India are unemployable, education experts here said that the Indian higher education system must improve its curricula to give skill building and practical training to give students a better advantage.

A.D. Sahasrabudhu, director of the College of Engineering, Pune said that one of the major reasons why engineers, even from reputed institutes, are not easily employed because they lack practical skill. He complained: “The focus in most universities here is always on academics and theory. Thus mechanical engineers may actually not know how to change a part of a machine because they never touch a machine; A software engineers may not know how to manage a project because they only know how to code. Therefore even if a high scoring student gets hired in a good company, that lack of practical knowledge will shows”.

Sahasrabudhu said during a panel discussion at the Higher Education Summit organized by Federation of Indian Chambers of Commerce and Industry (FICCI). “From our experience we know that practical, hands-on training is very crucial in the education system and we must change” he added.

In their latest report released last week, National Association of Software and Services Companies (NASSCOM) said that currently most Indian IT companies reject 90 percent of college graduates and 75 percent of engineers who apply for jobs because they are not good enough to be trained. The demand on producing more software people by government to meet global demand has created a fiasco with millions of unqualified and unemployed software engineers. Because there is such a lack of competent people, many IT companies opened their own universities and trained students based on their needs, companies like Infosys also increased its training of new hire employees to 29 weeks from this year. That’s seven months of training, the report added.

Richard Kerly, a Scottish university professor, who had participated in the discussion said: “Just recently I came to know that Citi Bank had started its recruiting here, but they were not going to hire graduated students. The reason is that students here, although brilliant, don’t have an edge when it comes to putting theories to practice.”

Sudhir Matthew, Dean, Ecole Hoteliere Lavasa, Pune said: “The scene is very similar in the tourism industry. Lack of hands-on trained students have forced hotel chains like the Oberoi, Taj and ITC to open their own hotel schools where students are trained per their needs. Tourism grow at a rate of 8.8 percent in India, making it one of the fastest growing markets but there is a serious lack of skilled people to manage tourism activities and if no action is taken, tourists will go elsewhere. Practical training is therefore very important to meet this shortage which is estimated at 3.2 million jobs.

Because of poor and slow to change in existing education systems, the number of students from India enrolled in US universities passed 100,000 for the first time this year and today India has the highest number of student enrollments in America, despite the financial downturn trends. As the number of international students at universities in the US increased by 8% to 671,616 in the 2008-2009 academic year, students from India made up 103,260 of the overall number. China remained in second place with 98,235 this year. South Korea with 75,000 remained in third place.

The largest growth this year was seen in undergraduate enrollments, which increased by 11%, compared to a 2% increase in graduate enrollments. This growth was driven largely by increases in students from China, suggesting that increased affluence is enabling more Chinese to send their children to US for better education and better opportunities after they graduated. The top ten most popular fields of study for international students in the United States in 2008/09 were Business Management (21%l), Engineering (18%) Life Sciences (9%), Social Sciences (9%), Mathematics (8%), Health (5%), Fine Arts (5%), Intensive English Language (4%), Humanities (3%), Education (3%), and Agriculture (1%).