0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Bài học lịch sử

08.01.2021

Lịch sử cho chúng ta biết rằng một nước càng có thể hành động nhanh chóng để vượt qua các hoàn cảnh kinh tế bất lợi, nước đó càng có thể làm việc theo cách của mình để vượt qua khủng hoảng và nổi lên càng mạnh hơn khi kinh tế phục hồi.

Sau Thế chiến 2, cả Đức và Nhật Bản đều bị suy sụp kinh tế rất lớn, bên cạnh nỗi nhục thất bại; họ phải xây dựng lại nền kinh tế của mình và giúp dân họ quay lại làm việc. Đã có nhiều sách viết về thời kì này nhưng hầu hết đều tập trung vào chương trình viện trợ kinh tế để khôi phục hậu chiến nơi mà Mĩ cung cấp sự trợ giúp cho vay ($13 tỉ đô la) để hỗ trợ cho các nước này nhưng các sách đó lại không nhắc tới nỗ lực của Đức và Nhật Bản để vượt qua các chướng ngại của họ và tạo ra “Phép màu kinh tế hậu chiến.”

Mặc dầu sự trợ giúp tiền tệ từ Mĩ là cần, chính phủ Đức và Nhật Bản dựa nhiều hơn vào “kế hoạch can thiệp kinh tế” của riêng họ, điều hội tụ vào hai miền then chốt: Cải tiến hệ thống giáo dục và tổ chức cộng tác giữa các nhà chế tạo, nhà cung cấp và ngân hàng để cải tiến kinh tế. Chính phủ của cả hai nước đã xây dựng lại các nhà máy chế tạo của họ bằng việc ưu tiên công nghệ nào là quan trọng cần nhập khẩu vì khoản tiền vay  của họ có giới hạn. Người trong chính phủ trực tiếp thương lượng về giá cả và điều kiện của công nghệ nhập để đảm bảo rằng họ có được thoả thuận mua bán tốt nhất có thể được. Bằng việc chỉ tập trung vào miền được lựa chọn, họ cho phép nền kinh tế của mình tăng trưởng trong những ngành công nghiệp sinh lời nhất như ô tô, thép, dược phẩm và viễn thông. Năng suất chế tạo được cải tiến qua việc dùng trang thiết bị mới, tiện nghi mới, cách quản lí mới, và chuẩn hoá qui trình. Đồng thời, cả hai chính phủ đều hội tụ vào cải tiến hệ thống giáo dục của họ, đặc biệt là giáo trình đào tạo cao hơn, để tập trung vào vài miền được lựa: y học, thương mại, luật pháp, kinh tế và kĩ nghệ. Lại bằng việc hội tụ vào vài miền, họ đã nhanh chóng phát triển những người có kĩ năng để hỗ trợ nhu cầu công nghiệp của nền kinh tế đang tăng trưởng của họ. Đặc biệt ở Nhật, hệ thống giáo dục được cải thiện vẫn duy trì ý tưởng truyền thống rằng giáo dục được đánh giá cao và được theo đuổi một cách nghiêm túc với những thực hành đạo đức và luân lí được tích hợp đầy đủ vào phần trung tâm của hệ thống. Mặc cho thay đổi và sức ép ngoại quốc, người Nhật vẫn có khả năng duy trì triết lí của thời Minh Trị rằng một số thực hành truyền thống (đạo đức & luân lí) cần được bảo tồn khi thích ứng các tư tưởng và phương pháp nước ngoài vào hệ thống giáo dục của họ. Tôi tin rằng trí huệ này thực tế đã giúp biến đổi nước Nhật thành một xã hội hiện đại với tăng trưởng kinh tế nhanh trong suốt các năm 60, 70 và 80. Năm 1965, GDP của Nhật là 90 tỉ đô la nhưng năm 1985 nó đã soải cánh bay lên 2.5 nghìn tỉ đô la. Khi cả các miền giáo dục và chế tạo được cải tiến, bắt đầu từ năm 1970 chính phủ bắt đầu đầu tư vào kết cấu nền bằng việc xây dựng đường cao tốc, đường cái, đường, cầu, sân bay và đập, dùng các công ti riêng của mình do người của mình quản lí, thay vì dựa vào các công ti nước ngoài và tri thức chuyên gia của họ. Tôi cũng coi nước đi này là rất tài giỏi bởi vì tự túc là nhân tố then chốt cho bất kì quốc gia đang phát triển nào muốn đi lên mức tiếp.

Tầm nhìn rằng các nước đang phát triển có thể bắt kịp các nước đã phát triển có thể được thấy trong cuốn sách “Con ngỗng bay” của Kaname Akamatsu xuất bản năm 1962, tại đó tác giả đã tiên đoán rằng các nước châu Á sẽ có khả năng bắt kịp các nước phương Tây như một phần của quá trình mà việc chế tạo sản phẩm sẽ tiếp tục chuyển từ các nước tiên tiến hơn sang các nước ít tiên tiến hơn. Tác giả đã nêu ra điểm là hệ thống giáo dục có tiếng về truyền thống giống như nhiên liệu và động cơ của sinh viên châu Á giống như lửa làm cho phép màu kinh tế xảy ra nhanh chóng. Ông ấy đã dùng hình mẫu con ngỗng bay theo hình chữ V trên bầu trời với Nhật là người lãnh đạo và tin rằng Nhật sẽ bán sản phẩm cho các nước khác trên khắp thế giới bởi vì Nhật có cả “dầu và lửa.” Trí huệ của ông ấy là rất tiên tiến vào thời đó (1962) nhưng nhiều người cười ông ấy và rầy la ông ấy là “tay mơ yêu nước ngu xuẩn” nhưng khi thời gian thay đổi chúng ta có thể ngưỡng mộ tầm nhìn của ông ấy khi mọi sự bắt đầu xảy ra.

Vào ngày đầu của hậu chiến, các nước đã phát triển đã có vị trí chi phối trong hầu hết thương mại toàn cầu nhưng cuối cùng các nước đang phát triển đã tiến lên và chiếm lĩnh nhiều thị trường, cạnh tranh với các nước đã đứng vững. Ta hãy nhìn vào một số sự kiện: từ 1965 tới 1980, Mĩ và châu Âu đã chi phối công nghiệp bán dẫn nhưng bắt đầu năm 1982, Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan nhanh chóng nắm lấy ngành công nghiệp này và bây giờ nắm 92% thị trường. Ngày nay, Trung Quốc đang đầu tư nặng vào ngành công nghiệp này và có thể là một đối thủ cạnh tranh chính. Từ 1940 tới 1990, Mĩ chi phối ngành công nghiệp ô tô cho tới năm 1980 lúc Nhật Bản vào thị trường này và cuối cùng cạnh tranh thẳng với các nhà làm ô tô Mĩ bằng việc có xe thiết kế và chất lượng tốt hơn. Năm 2005 Toyota đánh bại General Motor, Ford và Chrysler và trở thành nhà chế tạo ô tô lớn nhất trên thế giới.  Từ 1990 phần lớn đồ điện tử (ti vi, máy nghe nhạc nổi, điện thoại v.v.) và các sản phẩm chế tạo giá thấp (dệt, giầy, đồ chơi v.v.) do Trung Quốc chi phối và bắt đầu từ năm 2001, hầu hết công việc và dịch vụ tri thức như Công nghệ thông tin đã bị Ấn Độ chi phối.

Điều gì đã xảy ra cho các nước đã phát triển và tại sao họ để điều đó xảy ra? Câu trả lời là đơn giản: Tự mãn. Với thành công và vị trí chi phối, nhiều nước đã phát triển trở nên ngạo mạn và đã không chú ý tới các đối thủ cạnh tranh của họ. Nhiều nước thậm chí đã không có chiến lược trong thị trường năng động và cạnh tranh cao này. Khi giá dầu tăng dần, các nhà làm ô tô Mĩ vẫn làm những chiếc xe lớn tiêu thụ nhiều xăng trong khi người làm xe Nhật đã hiểu rằng thị trường đã thay đổi và mọi người muốn xe tiêu thu xăng tốt hơn. Trong ngành công nghiệp công nghệ cao, các công ti bán dẫn sinh lời cao nhưng họ đã không đầu tư vào chế tạo của mình để có hiệu quả cao hơn, việc thiếu các kế hoạch dài hạn đã cung cấp cơ hội cho Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cải tiến tiện nghi chế tạo của họ và sản xuất lớn các sản phẩm tốt hơn với một phần giá. Trước năm 1992, 95% linh kiện trong máy tính cá nhân được chế tạo tại Mĩ nhưng ngày nay 98% số đó đã được làm ở đâu đó khác, chỉ linh kiện CPU là vẫn được làm ở Mĩ. Các ví dụ tương tự có thể được thấy trong hầu hết mọi khu vực trong công nghiệp.  Theo các nghiên cứu của chính phủ Mĩ năm 2008, trong 25 năm qua, các nước đã phát triển đã mất 70% thị phần đồ dân dụng, công cụ máy, dệt, bán dẫn, thiết bị xây dựng và thiết bị y tế. Trong mười năm qua, Mĩ đã đi từ quốc gia tín dụng lớn nhất thế giới sang thành quốc gia mang nợ lớn nhất thế giới với 65% tổng nợ được bỏ vốn bởi Trung Quốc và Nhật Bản. Với toàn cầu hoá, các lực kinh tế mạnh đang vẽ lại bản đồ thế giới với thay đổi theo hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- foreign direct investment) và bây giờ nó là “FDI đảo ngược”, như được quan sát trong các quĩ của cải toàn quyền của thị trường đang nổi lên (quĩ đầu tư sở hữu nhà nước) để bảo lãnh cho hệ thống tài chính Mĩ trong cuộc khủng hoảng tài chính này. Nhiều ngân quĩ tới từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Với toàn cầu hoá, nước nhanh hơn có thể thay đổi tốt hơn vị thế của bản thân mình. Lực kinh tế truyền thống là vốn (Càng nhiều tiền càng tốt) nhưng bây giờ lực kinh tế chính là chiến lược, canh tân, và lực lượng lao động có kĩ năng (Càng canh tân nhanh càng tốt). Tuy nhiên, canh tân cần chiến lược và người thực hiện cho nên phương trình kinh tế đã thay đổi từ hội tụ vào vốn (tiền) sang hội tụ vào người có kĩ năng (công nhân tri thức). Những lực mới này đã làm thay đổi sự cân bằng của thị trường toàn cầu nhưng các nước đang phát triển nào mà không hiểu phương trình mới này có thể bỏ lỡ “cơ hội vàng.” Tại sao lại hội tụ vào con người? Ở các nước đã phát triển, có một số dòng chảy ngầm làm thay đổi căn bản cấu trúc xã hội và kinh tế: Dân chúng già đi và giảm tỉ lệ sinh. Với đa số công nhân đạt tới ngưỡng về hưu và không có lực lượng lao động trẻ hơn thay thế họ, nhiều nước sẽ không có khả năng giữ cho nền kinh tế của mình vận hành toàn lực được. Để làm giảm rủi ro này, các nước đã phát triển đang mở cửa biên giới của họ và tích cực mời các công nhân có kĩ năng tới làm việc trong nước họ. Ví dụ có ý nghĩa nhất là Nhật Bản, mà về truyền thống đã từng là một xã hội đóng. Bắt đầu từ năm 1998 chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu mời những di dân có kĩ năng tới, hầu hết từ Trung Quốc, bởi vì Nhật Bản không còn có đủ số nhân viên trong dân số của mình. Châu Âu và Mĩ sẽ đối diện với vấn đề này trong vài năm nữa khi dân số lao động của họ sút giảm. Trong tương phản hoàn toàn, 76% dân số Ấn Độ và Trung Quốc là dưới 26 tuổi và họ sẽ là lực lượng lao động cực lớn có thể quản lí và vận hành nền kinh tế đang tăng trưởng của họ. Do vậy, cạnh tranh về công nhân kĩ năng cao là mãnh liệt sẽ còn trở nên mãnh liệt hơn trong tương lai gần.

Khi cạnh tranh tăng nhiệt, các nước đã phát triển sẽ phải tuyển nhiều công nhân. Trong cuộc phỏng vấn với tờ New York Times, Jeff Immelt, CEO của GE đã nói: “Với tôi, toàn cầu hoá nghĩa là đem lại những người giỏi nhất và lỗi lạc nhất trên khắp thế giới. Chúng ta đang làm nó thành trí tuệ toàn cầu, đụng tới những bộ não giỏi nhất trên cơ sở toàn cầu. Công ti của chúng tôi đã thuê 50,000 kĩ sư bên ngoài Mĩ, và chúng tôi đang mở trung tâm phát triển lớn nhất thế giới ở Bangalore, India.”  Gần đây hơn, hai công ti viễn thông lớn, Nortel và 3Com đã hình thành cộng tác với công ti viễn thông Trung Quốc Huawei, để dùng lực lượng lao động kĩ sư lớn của nó cho thiết kế và xây dựng các thiết bị viễn thông. Bằng việc tổ hợp tri thức và kĩ năng, Huawei tăng số bán của mình lên 57% bên ngoài Trung Quốc, với 15% thị phần ở châu Á và 9% ở Mĩ Latin.  Công ti Mĩ lớn khác Proctor &Gamble nhận ra rằng mô hình kinh doanh nội bộ của mình (được thiết kế vào những năm 1980) không còn có thể duy trì sự tăng trưởng mà nó cần để duy trì trên đỉnh cho nên họ đã thuê hàng trăm nghìn kĩ sư từ khắp thế giới để làm việc cho họ, qua internet, trong khi những người này vẫn ở nước của họ. Ý tưởng này đang được nhiều công ti toàn cầu lớn chấp nhận như khái niệm về “công ti không tường.”

Nói tóm lại, ý tưởng then chốt trong bài giảng toàn cầu hoá này là về tri thức và kĩ năng, cái là kết quả của hệ thống giáo dục tốt. Đối với các nước đang phát triển, cải tiến giáo dục và đào tạo nên có ưu tiên cao nhất như chúng ta đã thấy trong bài học của lịch sử (Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc và Đài Loan). Bạn đã bao giờ hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu Nhật Bản, Đức, Ấn Độ, Trung Quốc KHÔNG hội tụ vào cải tiến giáo dục? Bạn có thể tìm thấy câu trả lời ở Ghana, Zimbabwe, Congo, Sudan, Cameroon, Angola và Ethiopia (châu Phi) hay Nicaragua, Honduras, Guatemala, và Columbia (Trung Mĩ). Tất cả các nước này đều có tài nguyên thiên nhiên giàu có và nền kinh tế nông nghiệp mạnh nhưng đã không đầu tư nhiều vào giáo dục. Họ dựa trên thương mại nông nghiệp nhưng không có người có kĩ năng để quản lí nền kinh tế của mình, nhiều nước trở thành nạn nhân của thương mại và khai thác nước ngoài, làm nảy sinh chiến tranh, tội phạm và nghèo nàn.

—–English version ———

 

History Lessons

History tells us that the faster a country could act to overcome adverse economic conditions, the better it can work it way through the crisis and emerges stronger when the economy recovers. After World War 2, both Germany and Japan suffered significant economic downturn, beside the humiliation of defeat; they had to rebuild their economy and helped their people went back to work. There were many books written about this period but most focused on the program of economic aid for the post war reconstruction where the U.S provided loans assistance ($13 billion) to support these countries but they failed to mention the efforts of Germany and Japan to overcome their obstacles and created the “Post war economic miracles”.

Although the monetary assistance from the U.S was needed, Germany and Japanese government relied more on their own “economic intervention plans” that focused on two key areas: Improve education systems and organize the cooperation between manufactures, suppliers, and banks to improve the economy. Government of both countries rebuilt their manufactures by prioritized which technologies were important to import since their loaned money was limited. Government people directly negotiated on prices and conditions of imported technology to ensure that they had the best deals possible. By focusing only on few selected areas, they allowed their economy to grow in the most profitable industries such as automobile, steels, pharmaceuticals and telecommunications. Manufacturing productivity was improved through the use of new equipments, new facilities, new management, and process standardization. At the same time, both governments focused on improve their education systems, especially the higher education curricula, to concentrate on few selected areas: Medicine, commerce, laws, economics and engineering. Again by focusing only in few areas, they developed quickly the skilled people to support the industrial needs of their growing economy. Especially in Japan, the improved education system still maintain the tradition idea that education is highly esteemed and to be pursued seriously with moral and ethical practices fully integrated into the central part of the system. Despite changes and foreign pressures, Japanese were still able to maintain the philosophy of the Meiji period that certain tradition practices (ethics & moral) are to be preserved when adapting foreign ideas and methods to its education system. I believe that this wisdom actually help transformed Japan into a modern society with rapid economic growths throughout the 60s, 70s and 80s. In 1965, Japan GDP was $ 90 billion but in 1985 it soared to $ 2.5 trillion. When both education and manufactures areas were improved , begin in the 1970 government started to invest in the infrastructures by building highways, subways, roads, bridges, airports and dams, using their own companies that managed by their own people, instead of relying on foreign companies and their expertise. I also considered this move to be brilliant because self-sufficiency is the key factor for any developing countries that want to move up to the next level.

The vision that developing countries could catch up with developed countries can be found in the book “The Flying Geese” of Kaname Akamatsu published in 1962, where the author predicted that that Asian countries will be able to catch up with the West as a part of a process where the manufacturing of products would continuously move from the more advanced countries to the less advanced ones. The author pointed to the traditional highly esteemed education system as the fuel and the motivation of Asian students as the fire that make economy miracle happen rapidly. He used the pattern of geese flying in the V shape in the sky with Japan being the leader and believed that Japan will sell products to other countries around the world because Japan had both “the fuel and the fire”. His vision was very advance at that time (1962) but many people laughed at him and scolded him as a “Stupid patriotic dreamer” but as time changes we can admire his visionary as things began to happen.

In the early day of Post-war, developed countries have dominant position in most global trades but eventually developing countries are moving up and take over several markets, competing with well-established countries. Let’s look at some facts: From 1965 to 1980, the U.S and Europe dominated the semiconductor industry but begin in 1982, Japan, S. Korea, and Taiwan quickly took over this industry and now have 92% of the market. Today, China is investing heavily in this industry and could become a major competitor. From 1940 to 1990, the U.S dominated the automobile industry until 1980 where Japan entered this market and eventually competed directly with U.S automakers by having better quality and design cars. In 2005 Toyota defeated General Motor, Ford and Chrysler and became the largest automobile manufactures in the world.  Since 1990 most electronics (TV, Stereo, phones etc.) and low cost manufacturing products (Textiles, shoes, toys etc.) are dominated by China and begin in 2001, most knowledge works and services such as Information technology are dominated by India.

What happened to developed countries and why they let it happened? The answer is simple: Complacency. With successes and dominant positions, many developed countries became arrogant and did not pay attention to their competitors. Many did not even have strategies in this dynamic and highly competitive market. When oil price increased steadily, U.S automakers were still producing large cars that consume a lot of gas when Japanese carmakers understood that the market had changed and people wanted cars that have better gas consumption. In high technology industry, semiconductor companies were highly profitable but they did not invest in their manufactures for better efficiency, the lacking of long term plans provided opportunities for Japan, Korea and Taiwan to improve their manufacturing facilities and massively produce better products at the fraction of the price. Before 1992, 95% of components in the personal computer were made in the U.S but today 98% of them were made elsewhere, only the CPU component is still made in the U.S. Similar examples can be found in almost every sector in industries.  According to the 2008 U.S government studies, during the past 25 years, developed countries have lost 70% of world market share in 20 major industries, including steel, automobile, consumer electronics, machine tools, textiles, semiconductors, construction equipment and medical equipment. In the past ten years, the U.S has gone from being the world’s largest creditor nation to the world’s largest debtor nation with 65% of total debt is financed by China and Japan. With globalization, Strong economic forces are redrawing the map of the world with a change in the direction of foreign direct investment (FDI) and now it is a “reverse FDI”, as observed in the emerging-market sovereign wealth funds (state-owned investment funds) to bail out the U.S. financial system during this financial crisis. Much of the funding came from China and India.

With globalization, the faster a country can change the better it can position itself. Traditional economic force was capital (The more money, the better) but now the main economic forces are strategies, innovation, and skilled workforce (The faster you can innovate, the better). However, innovation needs strategy and people to execute so the economic equation has changed from focus on capital (money) to focus on skilled people (knowledge worker). These new forces have already changed the balance of the global market but developing countries that do not understand this new equation may miss this “golden opportunity”. Why focus on people? In developed countries, there are some undercurrents that drastically changing the social and economic structure: The aging populations and declining birth rates. With majority of workers reaching retirement and without younger workforce to replace them, many will not be able to keep their economies operating at full force. To mitigate this risk, developed countries are opening their borders and actively inviting skilled workers to work in their countries. The most significant example is Japan, which traditionally has been a closed society. Begin in 1998 Japanese government has started inviting skilled immigrants, mostly from China, to come because Japan no longer has sufficient numbers of employees in its population. Europe and the U.S. will face this problem in the next few years as their working population decline. In stark contrast, 76% of India and China’s working population is under the age of 26 and they will be a tremendous workforce that can manage and operate their growing economies. Thus, the competition for highly skilled workers was intense will become more intense in the near future.

As competition heat up, developed countries will have to recruit more workers. During an interview with the New York Times, Jeff Immelt, the CEO of GE said: “To me, globalization means bringing together the best and brightest from around the world. We are making it a global intellect, tapping into the best brains on a global basis. Our company already hired 50,000 engineers from outside the U.S., and we are opening our largest development center in the world in Bangalore, India.”  More recently, two large telecommunication companies, Nortel and 3Com formed collaboration with Chinese telecommunication Huawei, to use its large engineer workforce for design and build telecom equipments. By combining knowledge and skills, Huawei increase its sale 57% outside China, with a 15% market share in Asia and 9% in Latin America.  Another U.S large company Proctor &Gamble realized that its internal business model (designed in 1980s) could no longer sustains the growth it needed to stay on top so they hired hundred thousand engineers from all over the world to work for them, via the internet, while still staying in their own countries. This idea is being adopted by many large global companies as the concept of “enterprise-without-walls”.

In summary, the key idea in this globalization lecture is knowledge and skills which are the result of a good education system. For developing countries, improve education and training should be the highest priority as we already seen in the lesson of history (Japan, Germany, Korea, India, China and Taiwan). Have you ever ask what happened if Japan, Germany, India and China did NOT focus on education improvement? You could find the answer in Ghana, Zimbabwe, Congo, Sudan, Cameroon, Angola and Ethiopia (Africa) or Nicaragua, Honduras, Guatemala, and Columbia (Central America). All of these countries have rich natural resources and strong agriculture economy but did not invest much in education. They rely on agriculture trades but without skilled people to manage their own economies, many fell victims to foreign trades and exploitation which resulting in wars, crimes and poverty.