0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Cái nhìn mới về toàn cầu hoá

12.01.2021

Có những vấn đề với toàn cầu hoá, một số người nói nó chưa xảy ra, số khác tin nó đang xảy ra.

Từ quan điểm của công nghiệp phần mềm, tôi nghĩ nó đã xảy ra trên qui mô lớn. Làm sao bạn giải thích được rằng 30% công việc phần mềm trong Mĩ và châu Âu bây giờ được khoán ngoài cho Ấn Độ, Trung Quốc và các nước khác? Làm sao bạn giải thích được rằng trong không đầy mười năm thị trường khoán ngoài đã tăng trưởng từ vài triệu lên hàng trăm tỉ đô la? Làm sao bạn giải thích được rằng trong một thời gian ngắn, Ấn Độ đang nổi lên như lực chi phối với số xuất khẩu phần mềm gần tới hàng trăm tỉ đô la mỗi năm?

Trong thời khủng hoảng tài chính này, khi các công ti Mĩ đang chi tiêu hàng tỉ đô la vào khoán ngoài để giảm chi phí và thuê hàng nghìn người phần mềm từ Ấn Độ và Trung Quốc vào làm việc ở Mĩ theo chương trình H-1B, nhiều công ti Ấn Độ đang mua các công ti Mĩ và châu Âu để thu lấy tri thức chuyên gia công nghiệp sâu hơn và truy nhập vào thị trường mới. Sự kiện là quan niệm về toàn cầu hoá KHÔNG có nghĩa là là kinh doanh đang chuyển đi theo một chiều, từ nước đã phát triển sang nước đang phát triển, mà thay vì thế, nó đại diện cho việc tích hợp hai chiều nơi các công ti sẽ có công nhân và doanh nghiệp trên khắp thế giới.

Trong vài năm qua, các công ti Ấn Độ đang “mua” các công ti Mĩ và châu Âu chuyên trong dịch vụ tài chính, bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ, dược khoa, bán lẻ và viễn thông bởi vì họ muốn bành trướng vào các khu vực này. Lí do là các công ti Ấn Độ như Infosys, TCS và Wipro cần có tri thức chuyên gia công nghiệp trong khu vực nào đó để đi vào trong thị trường sinh lời nhiều hơn.

Imran Sayeed, phó chủ tịch của Wipro giải thích rằng họ muốn tăng gấp đôi kích cỡ của mình lên ít nhất 17,000 nhân viên ở Mĩ để cho họ có thể kiếm được các dự án lớn hơn. Sự kiện là ở chỗ các công ti Ấn Độ giỏi trong các dự án phần mềm nhỏ nhưng không có mấy kinh nghiệm trong dự án lớn hơn. Họ phải mua các công ti Mĩ để có người biết các dự án lớn và các chuyên môn có kinh nghiệm. Sayeed nói với phương tiện truyền thông tin tức: “Bây giờ chúng tôi có hơn 17,000 người ở Mĩ có thể làm việc trên các dự án lớn hơn, vì sẽ có lời nhiều khi giải quyết các dự án cỡ hàng trăm triệu đô la hơn là dự án cỡ một hai triệu đô la. Khi vấn đề chỉ là bảo trì và hỗ trợ phần mềm thì khoán ngoài có nghĩa. Tuy nhiên, các công ti Án Độ bây giờ đang tìm việc kinh doanh tốt hơn bằng cách tham gia vào ngay từ đầu việc phát triển sản phẩm cho nên điều quan trọng là phải có ai đó hiểu vấn đề kinh doanh là gì, chúng tôi cần các kĩ sư yêu cầu, chúng tôi cần người kiến trúc phần mềm, và điều đó cần nhiều hơn là chỉ có người lập trình ở Ấn Độ. Điều chúng tôi thực sự cần là nhiều kĩ sư phần mềm hơn mà họ có tri thức chuyên gia công nghiệp.”

Khi công ti phần mềm Mĩ và Ấn Độ đấu nhau để giảnh thị phần lớn hơn, điều sẽ xảy ra tiếp là vấn đề chiến lược và thực thi. Nhiều công ti Mĩ và Châu Âu đã khoán ngoài cho Ấn Độ vì chi phí thấp nhưng việc là nhà cung cấp khoán ngoài lại cung cấp nhiều tiền cho các công ti Ấn Độ. Khi có nhiều tiền họ tăng trưởng lớn hơn, mạnh hơn và có khả năng mua nhiều công ti Mĩ và châu Âu để cải thiện tri thức của mình và cạnh tranh với các công ti Mĩ và châu Âu khác. Đó là điều toàn cầu hoá tất cả là gì, thêm cơ hội cho những người có thể bắt đuổi họ nhanh chóng hơn.

Tất nhiên, các công ti Mĩ và châu Âu cũng có chiến lược của họ. Năm ngoái, IBM tới Ấn Độ và thuê 53,000 công nhân Ấn Độ đồng thời với lúc Infosys tới Mĩ và thuê 36,000 công nhân Mĩ. Như nhiều công ti Mĩ và châu Âu bắt đầu đi tới Ấn Độ, Trung Quốc và thuê người ở đó, nhiều công ti Ấn Độ và Trung Quốc đang mở văn phòng của họ ở Mĩ và châu Âu và thuê người địa phương ở đó nữa. Toàn thể thị trường phần mềm vẫn đang thay đổi nhanh chóng với nhiều công ti tuyển và thuê công nhân phần mềm nhưng đằng sau tất cả những nước đi chiến lược này và cuộc chiến thị trường này vẫn có một nhân tố then chốt “tiếp nhiên liệu” cho toàn cầu hoá: Tri thức và kĩ năng của con người.

Báo chí và ti vi thường mô tả thành công của các công ti phần mềm từ Ấn Độ và ai đang mua từ ai, nhưng họ không nhắc tới rằng thành công hay thất bại của toàn cầu hoá tuỳ thuộc vào “Luồng chuyển của tri thức và kĩ năng” ngang qua các biên giới quốc gia. “Bản chất” của toàn cầu hoá là tri thức về cách làm kinh doanh “tốt hơn, nhanh hơn và rẻ hơn.” Tôi nghĩ các nhân tố này nên được dạy trong các trường kinh doanh trên khắp thế giới bởi vì “tri thức và kĩ năng” là “nhiên liệu” “thắp sáng” toàn cầu hoá chứ không phải là tiếp tục dạy các khía cạnh kinh tế của “làm tiền theo cách cũ” trong việc đầu tư vào ngân hàng, thị trường chứng khoán, có vốn v.v… Doanh nhân phải hiểu rằng trong thế kỉ 21, vốn KHÔNG còn là quan trọng nhất, tài chính KHÔNG phải là quan trọng nhất như chúng ta đã thấy điều đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng này nơi mà các công ti mất kinh doanh hay khi thị trường tài chính sụp đổ. Thực tế chính tri thức và kĩ năng của con người mới là quan trọng nhất bởi vì không ai có thể lấy chúng đi được. Có tri thức và kĩ năng là tài sản tốt nhất của một cá nhân, một công ti và một quốc gia. Nước mạnh trong thế kỉ 21 là nước có lực lượng lao động mạnh, có kĩ năng cao và có năng lực. Vốn có thể bị lấy đi, tiền có thể bị mất vào đầu tư tồi, tài nguyên thiên nhiên có thể bị khai thác nhưng tri thức không thể bị lấy đi. Cho nên đầu tư tốt nhất của bất kì ai, bất kì công ti nào và bất kì quốc gia nào trong thế giới toàn cầu hoá này là đầu tư vào giáo dục cho những “tri thức và kĩ năng quí giá” này bởi vì toàn cầu hoá là ở đây và bây giờ.

—-English version—-

 

A new look at globalization

There are issues with globalization, some say it does not happen, other believe it is happening. From software industry’s view, I think globalization is already happened on a massive scale. How do you explain that 30% of software works in U.S and Europe are now being outsourced to India, China, and other countries? How do you explain that in less than ten years the outsourcing market has grown from few millions to hundred billions? How do you explain that within a short time, India is emerging as the dominating force with software exports close to hundred billion dollars each year?

In this financial crisis time, as U.S. companies are spending billions of dollars in outsourcing to reduce costs and hiring thousands of software people from India and China to come to work in the U.S on H-1B program, many Indian companies are buying U.S and European companies to get deeper industry expertise and access to new markets. The fact is the concept of globalization does NOT means business is moving one way, from developed countries to developing countries, but rather, it represents a two-way integration where companies will have workers and business all over the world.

In the past few years, Indian companies are “buying” U.S. and European companies that specializes in financial services, insurance, health care, pharmaceuticals, retail, and telecommunications because they want to expanding in these areas. The reason is Indian companies such as Infosys, TCS and Wipro need to have industry expertise in certain areas in order to move into more profitable market.

Imran Sayeed, vice president of Wipro explained that they want to doubles their size to at least 17,000 employees in the U.S so they can get the big projects. The fact is that Indian companies are good in small software projects but do not have much experiences in larger project. They have to acquire U.S companies to get to people with big projects and specialties experienced. Sayeed told the news media: “Now we have more than 17,000 people in the U.S. that can work on larger projects, as it is much more profitable to deal with projects worth hundred million dollars than project of one or two million dollars. When it was just a matter of software maintenance and support then outsourcing made sense. However, Indian companies are now looking for better business by involving in the beginning of product development so it is important to have someone working alongside with customers. In addition, we need people who understand what the business problem is, we need requirements engineers, we need software architect, and that takes more than just having programmers in India. What we really need is more software engineers that have industry expertise”.

As U.S. and Indian software companies fighting for the larger market share, what will happen next is the matter of strategy and execution. Many U.S and European companies have outsourced to India for lower costs but being suppliers in outsourcing provides a lot of money to Indian companies. Having more money they grow larger, stronger and be able to acquire more U.S and European companies to improve their knowledge and compete with other U.S and European companies. That is what globalization is all about, more opportunities for who can catch them quickly.

Of course, U.S and European companies also have their strategies. Last year, IBM came to India and hired 53,000 Indian workers at the same time when Infosys comes to the U.S and hired 36,000 U.S. workers. As many U.S and European companies begin to move to India, China and hiring people there, many Indian and Chinese companies are opening their offices in U.S and Europe and hire local people too. The whole software market is still changing fast with so many companies recruiting and hiring software workers but behind all these strategic moves and market battles there is one key factors that “fuel” the globalization: The knowledge and skills of people.

Newspapers and TV often describe the success of software companies from India and who is buying whom, but they do not mention that the success or failure of globalization is depending on the “Movement of knowledge and skills” across national borders. The real “essence” of globalization is the knowledge on how to do business “better, faster, and cheaper”. I think these factors should be taught in business schools around the world because “knowledge and skills” are the “Fuel” that “lit up” the globalization rather than continue to teach the financial aspect of “making money the old way” in investing in banking, stock market, having capital etc.. Business people should understand that in the 21st century, capital it NOT the most important, financial is NOT the most important as we have seen what happened in this financial crisis where companies went out of business or when financial market collapsed. Actually it is the knowledge and skills of the people that are the most important because nobody can take them away. Having knowledge and skills are the best assets of a person, a company, and a country. A strong country in this 21st century is a country with strong, highly skilled and capable workforce. Capital can be taken, money can get lost in bad investment, natural resources can be exploited but knowledge can not be taken. So the best investment of anyone, any company and any country in this globalized world is the investment in education for these “precious knowledge and skills” because globalization is here and now.