0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Cải tiến giáo dục

11.01.2021

Theo nghiên cứu mới nhất của UNESCO, phần lớn các nước đang phát triển đều tụt lại sau khá xa trong giáo dục so với việc cần cung cấp tri thức cho tăng trưởng kinh tế của họ trong thế giới toàn cầu hoá.

Khi nhu cầu công nhân tri thức tăng lên khá lớn trên khắp thế giới, hệ thống giáo dục phải thay đổi để đáp ứng cho nhu cầu của sinh viên và nền kinh tế toàn cầu. Các thể chế hàn lâm phải cải tiến việc đưa ra giáo trình của họ để giúp cho sinh viên muốn bắt kịp với thay đổi công nghệ. Khi nhiều ngành công nghiệp mới nổi lên bên trong nền kinh tế toàn cầu, các chương trình đào tạo phải linh hoạt và thích nghi với nhu cầu công nghiệp toàn cầu. Không điều chỉnh đào tạo hiện thời, sinh viên tốt nghiệp sẽ thấy bản thân họ thiếu sót trong tri thức và kĩ năng cần cho họ tìm việc trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. Với toàn cầu hoá, các công ti có thể thuê công nhân ở bất kì đâu họ có thể tìm thấy người cho nên có công nhân tri thức sẵn có để làm việc là nhân tố chính cho tăng trưởng kinh tế địa phương. Để thu được ích lợi này, chính phủ có thể cải tiến kĩ năng của công dân ở mức quốc gia bằng việc tập trung nhiều hơn vào cải tiến hệ thống giáo dục của mình.

Với nhu cầu dâng cao trong xã hội tri thức, các đại học do nhà nước tài trợ sẽ không có khả năng là người cung cấp chính về giáo dục mà có những cơ hội cho các đại học tư và các thể chế đào tạo tư bởi vì họ có thể cung cấp ưu thế cạnh tranh dựa trên tính hiệu quả, linh hoạt, và phong cách quản lí. Bởi vì các đại học được nhà nước tài trợ không thể tự cải tiến mình được để đáp ứng các yêu cầu mới và khó thay đổi các đại học hàn lâm truyền thống đã từng vận hành trong nhiều năm, hiện đang nổi lên vai trò của các đại học tư trong việc đào tạo sinh viên. Ngày nay, các đại học tư được coi là hiệu quả hơn để nâng cao tri thức, và giáo dục cho các nước trong nền kinh tế toàn cầu. Ngay cả các nước có truyền thống lớn về giáo dục như Trung Quốc, Ấn Độ cũng đã thừa nhận và chấp nhận vai trò của đại học tư trong xã hội tri thức của họ.

Vai trò then chốt cho đại học tư là tạo ra chương trình giáo dục mới để đáp ứng yêu cầu mới bằng việc cung cấp các môn học mới, tư duy mới, chuẩn mới, và giáo trình mới. Như một doanh nghiệp, các đại học tư có ưu thế lớn hơn so với các trường của nhà nước. Họ có thể đào tạo sinh viên nhanh chóng và đưa sinh viên vào làm việc ngay sau khi tốt nghiệp bằng việc cộng tác với công nghiệp. Họ có thể đầu tư vào các phòng thí nghiệp tiên tiến và thuê các giảng viên phụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Họ có thể đổi các môn học của mình theo thay đổi trong thị trường toàn cầu và cộng tác với các đại học quốc tế để làm mạnh thêm việc đưa ra chương trình của họ. Do những yêu cầu đầu tư lớn này, các đại học tư sẽ đối diện với khó khăn tài chính trong việc thiết lập sự giáo dục của họ cho nên chính phủ nên hỗ trợ cho loại đào tạo này hơn là kìm hãm họ và có nguy cơ đánh mất cơ hội vàng trong cải tiến kinh tế.

Tôi tin để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chính phủ nên tài trợ cho các hoạt động hỗ trợ cho cả đào tạo sinh viên ở trường cũng như sinh viên đã tốt nghiệp người hiện đang tìm việc. Các đào tạo ngắn hạn từ các thể chế đào tạo tư làm sinh viên đã tốt nghiệp có thể được lợi trong việc cải tiến cơ hội kiếm việc của họ. Chẳng hạn, một sinh viên đã tốt nghiệp về toán có thể gặp khó khăn trong tìm việc làm nhưng được đào tạo vài tháng về ngôn ngữ lập trình hay kĩ nghệ phần mềm có thể cho người đó có hội tốt hơn. Tôi đã thấy chính phủ của Mexico và Ireland tài trợ cho loại đào tạo này bằng việc cung cấp khoản vay lãi thấp cho sinh viên đã tốt nghiệp tham dự các trường đào tạo tư về các nghề nhà nước xác định là chiến lược. Nếu họ có thể tìm được việc sau khi hoàn thành học tập và giữ việc chắc trong một năm, chính phủ có thể quyết định hoặc là xoá nợ cho khoản vay (như ở Ireland) hay giảm món vay đó đi một nửa (như ở Mexico). Ở cả hai nước này, việc công nghệ cao đều găng và có nhu cầu cao cho nên bằng việc hỗ trợ cho sinh viên đã tốt nghiệp, những người đã học ở các lĩnh vực khác nhưng muốn chuyển sang khu vực công nghệ cao, hỗ trợ của chính phủ đã làm nảy sinh ưu thế kinh tế lớn bằng việc có nhiều người làm việc và đóng thuế hơn.

Là một nhà giáo dục, tôi đã đi nhiều nước và đã dự nhiều hội nghị giáo dục. Tôi đã thấy nhiều diễn đàn gắn các nhà khoa học, nhà công nghệ và quan chức chính phủ, với mục đích cải tiến giáo dục. Tôi đã nghe nói tới nhiều trao đổi ý kiến và kinh nghiệm về ích lợi của giáo dục như lực dẫn lái then chốt cho tăng trưởng kinh tế nhưng không may tôi đã không thấy mấy hành động bên cạnh các ví dụ ở Ireland và Mexico. Tôi chắc chắn có những hành động khẩn cấp mà mọi chính phủ phải đối diện và có nhiều ưu tiên cao hơn nhưng đầu tư vào giáo dục công nghệ là tốt nhất trong trường hợp của Ấn Độ, Ireland và Trung Quốc. Dù chính phủ có sẵn lòng cải tiến giáo dục hay không, điều rõ ràng là trong cả các thể chế giáo dục công và tư, vẫn có nhu cầu hành động để đáp ứng với những thách thức và cơ hội do toàn cầu hoá đưa ra.

—-English version—-

 

Blog147-improving education

According to the latest study of UNESCO, most developing countries are significantly behind in the education required to provide the knowledge to grow their economy in the globalized world. As the need of knowledge workers significantly increases around the world, education systems must change to meet the needs of students and the global economy. Academic institutions must improve their curriculum offerings to accommodate students who want to keep up with technology changes. As more new industries emerge within the global economy, training programs must be flexible and adaptable to global industry needs. Without adjusting current training, graduated students will find themselves deficient in knowledge and skills that are necessary for them to find jobs in the competitive global environment. With globalization, companies could hire workers wherever they can find them so having knowledge workers available to work is a major factor for growing the local economy. To reap this benefit, government could improve the skills of its citizen at the national level by focusing more on improving its education system.

With the escalating demands in the new knowledge society, state funded universities will not be able to be the sole providers of education but there are opportunities for private universities and training institutions because they can provide a competitive edge based on their efficiency, flexibility, and management style. Because state funded university may not be able to improve itself sufficiently to meet the new requirements and it is difficult to change traditional academic universities that have been operating for many years, there is emerging role for private universities in the education of students. Today, private universities are considered more effective for enhancing the knowledge, and education for countries in global economy. Even countries with strong traditional in education such as China, India have recognized and accepted the role of private universities in this knowledge society.

The key role for private universities is creating new education programs to meet the new demands by providing new courses, new thinking, new standards, and new curricula. As a business, private universities have significant advantages over state schools. They can train students quickly and put them to work immediately after graduation by collaborate with the industry. They can invest in advanced laboratories and hire additional faculties to meet the needs of the marketplace. They can change their courses works according to changes in the global market and collaborate with international universities to strengthen their programs offering. Due to theses heavy investment requirements, private universities will face some financial difficulty in set up their education so government should supporting this kind of training rather than suppress them and risk losing a golden opportunity in improving the economy.

I believe to promote economic growth, government should fund activities that support both the training for students in schools as well as graduated students who are currently looking for jobs. There is short term trainings from private training institutions that graduated students could benefit in improving their chance of getting jobs offers. For example, a graduated student in mathematic may have difficulty in finding job but a few months training in programming languages or software engineering could give him a better chance. I have seen the government of Mexico and Ireland funded this kind of training by providing low interest loans to graduated students to attend private training schools for trainings in jobs identified by government as strategic. If they can find jobs after complete the study and hold the jobs steady for a year, government may decide either eliminate the loan (as in Ireland) or reduce the loan amount by half (as in Mexico). In both of these countries, high tech jobs are critical and in high demand so by supporting graduated students who studied other fields but want to convert to high tech areas, government support has resulted in significant economic advantages by having more people working and pay taxes.

As an educator, I have travelled in many countries and attended many education conferences. I have seen several forums that connect scientists, technologists, and government officials, for the purpose of improving education. I have heard many exchanges of ideas and experiences in the benefit of education as key drivers for economic growth but unfortunately I have not seen much in actions beside the examples in Ireland and Mexico. I am sure there are urgent actions that every government faces and there are several higher priorities but investment in technology education is the best as seen in the case of India, Ireland and China. Whether or not government is willing to improve the education, it is clear that within both the public and private education institutions, there is a need for actions to meet the challenges and opportunities presented by globalization.