0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Câu chuyện IBM

23.01.2021

Hôm nay – 16/06/2011- IBM được 100 tuổi. Khó mà hình dung được một công ti “rất già” (Trong công nghiệp công nghệ cao, công ti hơn 10 tuổi được coi như là “già”) vẫn có sức sống của kẻ khởi nghiệp trẻ trung. Trước khi tôi giải thích tại sao IBM vẫn còn mạnh, chúng ta hãy nhìn vào lịch sử của nó.

Công ti này được thành lập ngày 16/06/1911, khi ba công ti đã làm cân, máy ghi thời gian và máy văn phòng gộp lại để hình thành nên công ti máy tính máy lập bảng máy ghi -Computing Tabulating Recording Company. Về sau nó đổi tên thành công ti máy doanh nghiệp quốc tế – International Business Machines (IBM). Một trong các sản phẩm của nó là máy đọc dữ liệu được đục trên bìa. Những năm 1930, bìa của IBM được dùng để giữ dấu vết của 26 triệu người Mĩ trong chương trình an sinh xã hội. Máy này có ba cấu phần chính: Đầu vào (để đọc bìa),  xử lí và lưu giữ dữ liệu, và đầu ra (máy in). Vào thời đó, nó là cỗ máy phức tạp nhất trong công nghiệp.

https://images.unsplash.com/photo-1600861194861-9b2fe9fe2afc?ixid=MXwxMjA3fDB8MHxwaG90by1wYWdlfHx8fGVufDB8fHw%3D&ixlib=rb-1.2.1&auto=format&fit=crop&w=1700&q=80

Trong chiến tranh thế giới 2, khi công nghệ tính toán đã được phát triển để được dùng trong chương trình tên lửa và không gian, IBM lập tức nhảy vào kinh doanh máy tính. Lực then chốt trong IBM là Thomas J. Watson Sr., một người với phong thái quản lí mạnh. Ông ấy đòi hỏi mọi người trong công ti của ông ấy tuân theo chuẩn nghiêm ngặt cho mọi thứ từ quần áo họ mặc (áo sơ mi trắng, quần xanh và cà vạt đỏ) cho tới tính sáng tạo (khẩu hiệu của ông ấy là: “Nghĩ”). Chính Watson, và về sau là con ông ấy, Thomas Watson Jr. đã xây dựng IBM thành công ti máy tính mạnh nhất trên thế giới. Trong chỉ mười năm, máy tính của nó được dùng để tính toán mọi thứ, từ giao tác ngân hàng cho tới phóng vệ tinh không gian. IBM đã đầu tư ngân quĩ và tài nguyên lớn vào nghiên cứu để duy trì việc thống trị trong thị trường. Ngày nay, nhiều cấu phần chúng ta thấy trong công nghệ thông tin đã được phát minh ở IBM:  ổ đọc băng giấy, ổ đĩa từ, ổ đĩa cứng, ổ thẻ từ, đĩa mềm, lưu giữ cơ sở dữ liệu, bàn phím, thẻ nhớ, và nhiều ngôn ngữ lập trình.

Đến những năm 1960, IBM đã là công ti công nghệ cao lớn nhất trên thế giới. Máy tính của nó được bán cho gần như mọi nước và lực lượng lao động của nó đạt tới trên nửa triệu người. Vì máy tính IBM được dùng trong nhiều doanh nghiệp và chế tạo, kể cả chính phủ, được làm việc cho IBM là mơ ước của hầu hết các kĩ sư và người phát triển thời đó.

Vào cuối những năm 1970, công nghiệp công nghệ thay đổi lớn với những phát minh mới như bóng bán dẫn, chip bán dẫn và bộ vi xử lí v.v. Những cấu phần điện tử này đã cho phép các nhà nghiệp dư xây dựng máy tính riêng của họ. Tất nhiên, không ai đã bao giờ nghĩ những máy tính tự làm nhỏ bé này có thể cạnh tranh được với máy tính lớn của IBM, ngoại trừ hai sinh viên trẻ có tên là Steve Wozniak và Steve Jobs. Cùng nhau họ đã thành lập một công ti tên là Apple để bán “bộ lắp ráp” cho những người thích dựng máy tính. Doanh nghiệp nhỏ này đã lớn lên thành doanh nghiệp lớn và tạo ra cuộc cách mạng mới: “cách mạng điện tử” và về sau là ngành công nghiệp điện tử, ở một chỗ có tên là “Thung lũng Silicon”. Steve Jobs tuyên bố rằng công ti nhỏ của ông ấy sẽ đánh bại công ti lớn (IBM) bởi vì trong thị trường thay đổi nhanh chóng, “nhỏ hơn là nhanh hơn”. Trích dẫn nổi tiếng của ông ấy: “Voi lớn không thể nhảy múa được.”

Khi máy tính Apple bắt đầu đe doạ tới thị trường mà IBM kiểm soát, “công ti lớn” liền tạo ra một công ti nhỏ khác có tên là Máy tính cá nhân Personal Computer (PC) để “trấn” lên “kẻ cạnh tranh nhỏ bé” này. Trong khi vội vàng thâu tóm lại thị trường, IBM phạm một sai lầm lớn bằng việc cho phép một công ti “vô danh tiểu tốt” có tên Microsoft xây dựng phần mềm kiểm soát hệ điều hành. Vào thời đó, ít người coi phần mềm là yếu tố then chốt, ngoại trừ Bill Gates. Cả IBM và Apple đều là các công ti phần cứng cho nên khi họ cạnh tranh trận chiến phải xảy ra trên vũ đài phần cứng. Tuy nhiên, khi giá của phần cứng giảm xuống, giá PC trở thành đảm đương được, nhiều người mua nó cho nên nhu cầu về ứng dụng phần mềm tăng lên. Xây dựng phần mềm cho PC, mọi công ti đều phải xin cấp phép từ Microsoft để dùng hệ điều hành của nó. Đột nhiên công ti “vô danh tiểu tốt” này tăng trưởng lớn hơn lên, mạnh hơn lên và cuối cùng “trấn” lên cả hai công ti lớn: IBM và Apple. Ai đó đã nhắc rằng Bill Gates dùng một trích dẫn khác: “Khi hai cá đánh nhau, ngư ông hưởng lợi.”

Khi PC càng mạnh hơn, càng nhiều công ti dùng nó thay vì máy tính lớn của IBM. Khi số bán máy tính lớn giảm đi, thì giá trị của IBM cũng giảm theo. Cổ phần của nó sụt giảm từ trên năm trăm đô la cho một cổ phiếu xuống dưới một trăm đô la. Nhiều người coi IBM hay “con voi lớn” là quá lớn, quá quan liêu không cạnh tranh được trong thời đại thay đổi nhanh nhưng IBM đã thuê một người ngoài làm CEO năm 1993 để giúp làm thay đổi hoàn toàn.

Louis Gerstner, CEO mới ít có tri thức về công nghệ nhưng có viễn kiến mới cho công ti này. Đầu tiên, ông ấy đập phá nhiều nhóm phần cứng đã không thực hiện tốt và xoá bỏ việc làm. IBM, mà có thời đã có 406,000 nhân viên bỏ đi hơn 150,000 việc làm khi công ti mất gần 16 tỉ đô la trong năm năm. Thay vì tiếp tục xây dựng máy tính lớn, ông ấy chuyển mọi nỗ lực vào cung cấp dịch vụ. Ông ấy nói: “Tương lai của ngành công nghiệp này không phải ở phần cứng, không phải ở phần mềm mà ở trong dịch vụ. Trong thế kỉ tới, mọi thứ sẽ ở trong dịch vụ.” Dưới quyền lãnh đạo của ông ấy, IBM cung cấp lưu giữ dữ liệu và hỗ trợ kĩ thuật cho các công ti đã mua máy tính IBM để giữ mọi khách hàng cũ còn được thoả mãn.  Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, nhiều công ti không thể đảm đương được việc giữ công nhân CNTT riêng của họ, nhiều công ti trả tiền cho IBM để tiếp quản công việc. IBM giúp họ tìm ra cách cắt giảm chi phí và giải quyết công nghệ mà họ không có tri thức chuyên gia. Qua thời gian, viễn kiến mới đã giúp cho IBM trở thành nhà cung cấp dịch vụ công nghệ lớn nhất thế giới. Như Louis Gerstner đã được trích dẫn sau khi công ti thành công trong tự biến đổi mình: “Kẻ nào dám bảo voi không thể nhảy múa được?”

Ngày nay với quãng $100 tỉ đô là thu nhập hàng năm, IBM được xếp hạng thứ 18 trong 500 công ti toàn cầu hàng đầu. Nó gấp ba lần kích cỡ của Google, hai lần lớn hơn Apple. Giá trị thị trường của nó là trên $200 tỉ đô la còn nhiều hơn cả Google và kẻ thù cũ của nó, Microsoft. Khi mọi người bắt đầu nhận ra rằng “Dịch vụ đang thay thế cho cả phần mềm và phần cứng làm yếu tố then chốt cho tăng trưởng trong thị trường cạnh tranh này,” nhiều công ti bắt đầu nhảy vào “Phần mềm như dịch vụ” hay “Tính toán mây” kể cả Google, Apple, Microsoft, Dell, HP, và Oracle nhưng trên đỉnh vẫn là con voi xanh lớn: IBM.

Để kết luận câu chuyện này, tôi muốn chia sẻ với các bạn ý kiến riêng của tôi về tại sao tôi nghĩ IBM “rất già” vẫn có sức sống như kẻ khởi nghiệp trẻ trung. (Vì bài này có thể có ít nhiều quan điểm cá nhân nên tôi xin lỗi các độc giả.)

Ngày nay IBM không dừng lại chỉ ở việc cung cấp dịch vụ. Phân chia của nó tạo ra công nghệ máy tính mới. Công nghệ này sẽ lại tạo ra cuộc cách mạng mới trong công nghệ thông tin. Bằng việc cộng tác với Carnegie Mellon, máy tính mới có tên “Watson” đã đánh bại hai người hàng đầu trong trình diễn trò chơi có tên “Jeopardy” bằng việc trả lời nhiều câu hỏi một cách đúng đắn. Đây là máy tính thông minh nhất, nhanh nhất và phức tạp nhất đã từng được xây dựng. Trong vài năm tới, nó sẽ thay thế nhiều máy tính chúng ta đang dùng ngày nay. Sẽ không có bàn phím, không có chuột mà chỉ dùng ngôn ngữ tự nhiên. Máy tính này đang dùng công nghệ “Trí tuệ nhân tạo” chuyên sâu nhất có tên là “Máy tự học” để học cách tương tác với con người. Với Watson, người dùng có thể yêu cầu máy tính làm những việc nào đó trong ngôn ngữ của họ (ngày nay vẫn còn trong tiếng Anh nhưng máy tính đang học vài ngôn ngữ bây giờ). Máy tính này sẽ phân tích chỉ lệnh của bạn và sẽ trả lời tương ứng. Vì tôi đang tham gia vào công nghệ này như một thành viên tổ của nghiên cứu CMU, tôi sẽ có bài blog khác về Watson.

—-English version—-

 

The IBM story

Today – June 16, 2011- IBM turns 100 year old. It is difficult to imagine a “very old” company (In high-tech industry, company with more than 10 years is considered “old”) is still have the vitality of a young startups. Before I explain why I think IBM is still strong, let us look at its history.

The company was formed in June 16, 1911, when three companies that made scales, punch-clocks, and office machines merged to form the “Computing Tabulating Recording Company”. Later it change the name to International Business Machines (IBM). One of the products was a machines that read data stored on punch cards. In 1930s, IBM’s cards were used to keep track of 26 million Americans in the Social Security program. The machine has three major components: Input (To read cards), Processing and data storage, and Output (Printer). At that time, it is the most sophisticated machines in the industry.

During World War 2, when computing technologies were developed to be used in missile and space programs. IBM immediately jumped into the computer business. The key force in IBM was Thomas J. Watson Sr., a person with strong management style. He demanded everybody in his company to follow strict standards for everything from the clothes they wear (white shirts, blue suit and red ties) to creativity (his slogan: “Think”). It was Watson, and later his son, Thomas Watson Jr. that build IBM into the most powerful computer company in the world. In just ten years, its computers were used to calculate everything, from banking transactions to launching space satellites. IBM invested significant funding and resources into research to maintain its dominance in the market. Today, many components that we use in information technology were invented at IBM:  Paper tape drive, magnetic drive, hard disk drive, magnetic card drive, floppy disk, database storage, key board, memory card, and several programming languages.

By 1960s, IBM was the largest high-tech company in the world. Its computers were sold to almost every countries and its workforce reached over half million people. Because IBM computers were used in many businesses and manufactures, including governments. It is a dream of most engineers and developers at that time to work for IBM.

In late 1970s, the technology industry changed significantly with new inventions such as transistor, semiconducting chips and microprocessors etc. These electronic components allowed hobbyists to build their own computers. Of course, nobody would even think these small homemade computers could compete with the large IBM mainframe, except two young students named Steve Wozniak and Steve Jobs. Together they formed a company called Apple to sell “Assemble kits” for people who like to build computers. This small business grew into big business and created a new revolution: “The electronic revolution” and later the electronic industry in a place called “Silicon Valley”. Steve Jobs declared that his small company will beat the big company (IBM) because in the fast changing market, “Smaller is faster”. His famous quote: “Big elephant cannot dance”.

When Apple computer began to threaten the market that IBM control, the “big company” immediately created another smaller computer called Personal Computer (PC) to “Squat” this “small competitor”. In a hurry to recapture the market, IBM made a big mistake by allow an “Unknown” company called Microsoft to build the software that control the operation system. At that time, few people would consider software as the key factor, except Bill Gates. Both IBM and Apple were hardware companies so as they compete the battle should happen in the hardware arena. However, as the price of hardware goes down, PC prices became more affordable, more people are buying it so the need for more software applications increases. To build software for the PC, every companies must have license from Microsoft to use its operating system. Suddenly this “Unknown” company grew bigger, more powerful and eventually “Squat” both bigger company: IBM and Apple. Somebody mentioned that Bill Gates using another quote: “When Kingfisher and Clam fight, it is the fisherman who win”.

As the PC get more powerful, more companies were using it instead of IBM mainframes. As sales of mainframe dropped,  so was IBM values. Its stocks dropped from over five hundred dollars per share to merely less than one hundred. Many people considered IBM or “The big elephant” was too big, too bureaucratic to compete in fast-changing times but IBM hired an outsider as CEO in 1993 to help with a turnaround.

Louis Gerstner, the new CEO had little knowledge of technology but had a new vision for this company. First, he broke up many hardware groups that did not perform well and eliminated jobs. IBM, which had 406,000 employees shed more than 150,000 jobs as the company lost nearly $16 billion over five years. Instead of continue to build mainframe computers, he turned all efforts into providing services. He said: “The future of this industry is not in hardware, not in software but in services. In the next century, everything will be in services”. Under his leadership, IBM provided data storage and technical support to companies that had already bought IBM computers to keep all old customers happy.  When economic crises happened, many companies could not afford to keep their own IT workers, many paid IBM to take over the works. IBM helped them find ways to cut costs and handle technology that they do not have the expertise. Over time, the new vision helped IBM to become the world’s biggest technology services provider. As Lou Gerstner was quoted after the company successful transformed itself: “Who said elephant cannot dance?”.

Today with about $100 billion in annual revenue. IBM is ranked 18th in the top 500 global companies. It is three times the size of Google, twice bigger than Apple. Its market value of over $200 billion is much better than both Google and its old enemy, Microsoft. As people began to recognize that “Service is replacing both software and hardware as the key factor to grow in this competitive market”, many companies began to jump into “Software as a Service” or “Cloud computing” including Google, Apple, Microsoft, Dell, HP, and Oracle but on the top is still the big blue elephant: IBM.

To conclude this story, I would like to share with you my own opinion on why do I think the “very old” IBM is still have the vitality of a young startups. (Since it may be bias because it does involve myself, my apology for some readers).

Today IBM do not stop at just providing services. Its division just create a new computer technology. This technology will again create a new revolution in the information technology. By collaborate with Carnegie Mellon, the new computer called “Watson” has defeated two top people in the game show called “Jeopardy” by answered many questions correctly. This is the smartest, fastest and most sophisticated computer ever built. In few years, it will replace many computers that we use today. There will be no keyboard, no mouse but only natural languages. This computer is using the most advanced “Artificial Intelligence” technology called “Machine learning” to learn how to interact with human. With Watson, users can ask the computer to do certain things in their own language (Today, it is still in English but the computer is learning several languages now). The computer will analyze your command and will answer accordingly. Since I am involving in this technology as a team member of the CMU research, I will have another blog article about Watson.