0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Chiến lược giáo dục của Đức

26.06.2021

Tuần trước, tôi gặp Siegfried một giáo sư từ Đức tới, người muốn cộng tác với chương trình của tôi ở CMU. Ông ấy bảo tôi rằng muốn gửi vài sinh viên vào chương trình của tôi như một phần của việc học ở nước ngoài. Ông ấy nói: “Chính phủ Đức đang lập kế hoạch để gửi một nửa sinh viên đại học Đức ra nước ngoài như một phần của việc học tập của họ để cho họ có thể mở rộng cách nhìn của họ về thế giới, cách mọi thứ đang được dạy ở các nước khác, và cách doanh nghiệp đang được quản lí v.v. theo đó nó sẽ cho nước Đức một ưu thế cạnh tranh trong thế giới được toàn cầu hoá này.”

Tôi ngạc nhiên: “Một nửa số sinh viên đại học sẽ được gửi ra học ở nước ngoài sao, điều đó có nghĩa là vài triệu người? Điều đó dường như là một phong trào đông đảo sinh viên đi ra nước ngoài? Sao chính phủ các ông lại muốn điều đó? Điều đó có nghĩa là “chảy não” cho nước các ông sao?”

Ông ấy nói: “Chúng ta đang sống trong thế giới được toàn cầu hoá nhưng hệ thống giáo dục của chúng ta vẫn còn bị địa phương hoá. Chúng tôi cần phát triển một kiểu người tốt nghiệp mới, người hiểu thế giới, người biết các ngôn ngữ khác, người có cái nhìn sâu vào trong các nền văn hoá khác. Hiện thời quãng một phần tư sinh viên của chúng tôi đang học ở các nước khác, phần lớn ở châu Âu nhưng chúng tôi cần mở rộng sang Mĩ, châu Phi và châu Á. Các bộ trong chính phủ của chúng tôi mạnh mẽ hỗ trợ cho chính sách này để làm tăng điều này lên 50 phần trăm trong vòng sáu năm tới. Thế giới đang thay đổi nhanh và chúng tôi phải thay đổi cùng nó.”

Tôi tò mò: “Dường như là chính phủ của ông có một kế hoạch rất tham vọng nhưng sao nhiều người thế? Một nửa số sinh viên đại học là con số khổng lồ?”

Ông ấy nói: “Chúng tôi phải nhìn vào tương lai, đầu tư vài trăm triệu euros cho một chương trình học tập ở nước ngoài dường như là quá nhiều nhưng nó là phần then chốt của chiến lược công nghiệp của chúng tôi, điều yêu cầu những người tốt nghiệp có kĩ năng cao phải có khả năng hoạt động trên toàn thế giới. Nền kinh tế Đức phụ thuộc vào xuất khẩu, điều có thời đã chiếm tới 30 phần trăm nền kinh tế của chúng tôi, nhưng bây giờ nó lên tới 50 phần trăm. Với toàn cầu hoá thị trường thế giới mở rộng với nhiều cơ hội mới thế. Đó là lí do tại sao chúng tôi muốn làm cho lực lượng lao động của chúng tôi đủ phẩm chất và chắc được rằng người tốt nghiệp của chúng tôi có phẩm chất quốc tế. Điều mấu chốt là có những người quản lí và công nhân có phẩm chất, người có thể vận hành toàn cầu. Ngày nay thế giới đang thay đổi, nền kinh tế không còn là quốc gia mà là quốc tế, doanh nghiệp vận hành 24 giờ xuyên qua mọi biên giới, cho nên hệ thống giáo dục phải thay đổi và sinh viên phải nhận được phong cách học tập khác. Chúng tôi không thể thay đổi đủ nhanh cho nên chúng tôi phái sinh viên tới các đại học trên khắp thế giới để cho họ có thể học phong cách học tập mới, kiểu dạy mới, tài liệu mới, cách tiếp cận mới, lí thuyết mới, phương pháp mới v.v. Ngày nay quãng 200,000 sinh viên Đức nhận được tài trợ để đi học ở nước ngoài nhưng chúng tôi sẽ tăng con số này lên một triệu người trong vài năm tới.”

Tôi hỏi: “Gửi hàng triệu sinh viên đi học ở nước ngoài không phải dễ dàng và điều đó yêu cầu nhiều phối hợp, quản lí và tài trợ.”

Ông ấy nói: “Nước Đức đang để nhiều tiền vào việc này. Phong trào đông đảo các sinh viên Đức ở nước ngoài được tài trợ. Tất nhiên mục đích này là tham vọng và chúng tôi không chắc liệu chúng tôi có thể làm được nó trong thời gian ngắn hay không nhưng vẫn muốn tăng con số sinh viên nước ngoài đang học ở nước chúng tôi từ 50,000 tới 350,000 nữa. Chúng tôi muốn có nhiều trao đổi vì mọi thứ đang thay đổi nhanh.”

Tôi bảo ông ấy: “Điều đó là thú vị, ông phái nhiều sinh viên ra học ở nước ngoài và cũng tăng số sinh viên nước ngoài vào nước ông. Ông muốn thu được cái gì từ chính sách mới này?”

Ông ấy nói: “Tất nhiên, mục đích là thu được bạn bè lâu dài của nước Đức trên toàn thế giới. Quãng một nửa số người tốt nghiệp nước ngoài thường ở lại Đức sau khi họ hoàn thành giáo dục của họ, điều cũng giúp lấp vào thiếu hụt về lao động có kĩ năng. Khi họ ở lại và làm việc, họ đóng thuế và đóng góp cho nền kinh tế của chúng tôi. Khi công nghiệp của chúng tôi bành trướng khắp thế giới, chúng tôi cần công nhân ở mọi nơi nhưng có người tốt nghiệp của chúng tôi sẽ là một cái lợi lớn. Chúng tôi phải nghĩ về tương lai, chúng tôi phải có chiến lược cho tương lai. Trong thế giới được toàn cầu hoá này, nếu ông không thay đổi, ông sẽ bị bỏ lại sau và nếu ông không thể bắt kịp, ông sẽ không bao giờ sống còn được. Đây là lí do tại sao chúng tôi làm điều đó. Chúng tôi đang đầu tư cho tương lai của nước chúng tôi.”

—English version—

 

Germany’s education strategy

Last week, I met Siegfried a professor from Germany who wanted to collaborate with my program at CMU. He told me that would like to put several students into my program as part of a study abroad. He said: “The German government is planning to send half of Germany’s university students abroad as part of their studies so they can broaden their view about the world, how things are being taught in other countries, and how business is being conducted etc. in which it will give Germany a competitive advantage in this globalized world.”

I was surprised: “Half of university students will be sent to study abroad, that means several millions? It seems like a massive movement of students to go oversea? Why would your government want to do that? That could mean a “Brain drain” for your country?

He said: “We are living in a globalized world but our education system is still localized. We need to develop a new type of graduates who understand the world, who know other languages, who have insight into other cultures. Currently about a quarter of our students are studying in another countries, mostly in Europe but we need to expand to the U.S. Africa, and Asia. Our government ministers are strongly support this policy to increase this to 50 percent within the next six years. The world is changing fast and we must change with it.”

I was curious: “It seems that your government has a very ambitious plan but why so many? Haft of university students is a huge number?”

He said: “We have to look into the future, investing several hundred millions of euros for a study-abroad program seems too much but it was a key part of our industrial strategy, which requires highly skilled graduates to be able to operate across the world. The German economy is dependent on exports, which once made up 30 percent of our economy, but now make up 50 percent. With globalization the world market is wide open with so many new opportunities. That is why we want to qualify our workforce and make sure that our graduates are internationally qualified. It is critical to have qualified managers and workers who can operate worldwide. Today the world is changing, the economy is no longer national but international, business is operating 24 hours across all borders, so the education system must change and students must receive different style of learning. We cannot change fast enough so we send students to universities across the world so they can learn new style of learning, new types of teaching, new materials, new approaches, new theories, new methods etc. Today about 200,000 German students received funding to study abroad but we will increase the number to million in the next few years.”

I asked: “Sending million students to study oversea is not easy as it requires a lot of coordination, management and funding.”

He said: “Germany is putting a lot of money into this. This massive movement of German students abroad is funded. Of course the goal is ambitious and we are not sure if we can do it within a short time but also want to increase the number of foreign students studying in our country from 50,000 to 350,000 too. We want to have more exchanges as things are changing fast.”

I told him: “That is interesting, you send a lot of students to study oversea and also increase the number of foreign students in your country. What do you want to gain from this new policy?”

He said: “Of course, the goal is to gain long-term friends of Germany throughout the world. About half of foreign graduates often remained in Germany after they completed their education, which also help to fill a shortage in skilled labor. As they stay and work, they pay taxes and contribute to our economy. As our industry expands all over the world, we need workers everywhere but having our graduates there would be a great benefit. We have to think about the future, we have to have a strategy for the future. In this globalized world, if you do not change, you will be left behind and if you cannot catch up, you will be never survived. This is why we are doing it. We are investing for the future of our country.”