0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Công nghệ và xã hội

29.06.2021

Có nhiều tranh cãi về tác động của công nghệ lên xã hội. Một số người nghĩ công nghệ giúp chúng ta hiệu quả hơn nhưng những người khác nghĩ công nghệ làm chúng ta lười đi và thậm chí không nghĩ rõ ràng thêm nữa. Có quan niệm sai và các ý kiến về công nghệ tuỳ theo bạn nói chuyện với ai.

Một năm trước, một thủ thư nhà trường phàn nàn: “Trong quá khứ sinh viên tới thư viện để tìm thông tin và đọc sách; ngày nay với Internet và Google họ tìm trực tuyến và đọc websites. Dường như là không ai muốn đọc sách nữa.” Tôi giải thích: “Ngay cả với công nghệ, mọi người vẫn đọc sách chứ. Amazon bán vài triệu cuốn sách một năm và số người mua sách từ cửa hàng trực tuyến vẫn đang tăng. Đừng lo về websites vì cách mọi người đọc tài liệu trực tuyến là khác với cách họ đọc sách in. Tài liệu trực tuyến được thiết kế cho việc đọc ngắn và nhanh, không để tận hưởng hay cho việc đọc sâu. Mọi người đọc sách in khi họ thảnh thơi vì thời gian đọc là một thú vui nhưng họ không thể làm điều đó khi đọc trực tuyến. Trong tương lai, báo chí và tạp chí sẽ bị thay thế bởi website trực tuyến nhưng sách in sẽ không biến mất bởi vì chúng là cái gì đó mọi người thích thú, suy tư để hiểu sâu hơn. Có chỗ cho tài liệu trực tuyến và có chỗ cho tài liệu in. Tôi không tin websites hay ngay cả sách điện tử có thể thay thế được sách in.”

Vài tháng trước, một sinh viên than: “Phương tiện xã hội phá huỷ khả năng phát triển mối quan hệ con người với con người vì ngày nay mọi người quan hệ với nhau phần lớn trực tuyến qua Facebooks và Twitter.” Tôi giải thích cho cô ấy: “Các trạm kết mạng xã hội được tạo ra để cho mọi người tạo kết nối với người khác. Bạn có thể dùng nó để biết bạn của bạn đang làm gì hay tìm những người bạn cũ và thiết lập lại tình bạn. Bạn cũng có thể dùng những trạm này để làm bạn mới với những người có chung cùng mối quan tâm.” Tôi bảo cô ấy rằng kết mạng xã hội không thể thay thế được mối quan hệ người với người vì nó xảy ra trong “Thế giới ảo” và có nhiều lầm lạc và sai hướng ở đó. Bạn không có ý tưởng gì về người khác là ai và họ làm gì. Bạn cần cẩn thận trong những người bạn nghĩ là “bạn” của bạn và có giới hạn về điều bạn có thể làm và nên làm. Vì bạn tạo ra hồ sơ cá nhân trên trạm kết mạng xã hội, bạn cũng chia sẻ nhiều thông tin về bản thân bạn với người khác. Điều đó là nguy hiểm vì hackers và kẻ tội phạm có thể dùng chúng để lừa bạn tải xuống phần mềm hại và lan toả chúng cho người khác. Chẳng hạn, bạn nhận được một đường link từ một “người bạn” bảo bạn về một bài hát mới nhưng một khi bạn bấm vào nó, nó thực tế lại là virus hay chương trình ngựa Tơ roa mà có thể lây nhiễm vào máy tính của bạn. Ngày nay nhiều người “nghiện” kết mạng xã hội vì họ thường xuyên bị bận tâm bởi nhiều cập nhật từ bạn bè; họ càng có nhiều bạn, càng nhiều tin tức tới với họ với đủ kiểu thông tin mà họ không cần. Họ mất kiểm soát cuộc sống của họ vì họ để cho những mạng xã hội này kiểm soát họ.

Công nghệ cũng đang thay đổi cách học sinh học. Ngày nay, học sinh có truy nhập vào nhiều thông tin hơn bất kì thời nào khác trong lịch sử và khối lượng thông tin đang tăng lên nhanh chóng. Học sinh thông minh biết cách dùng công nghệ cho ưu thế của họ, họ biết websites nào nên đọc, thông tin nào nên dùng và giữ cân bằng thời gian học của họ với các hoạt động khác và thành công trong việc phát triển tri thức và kĩ năng của họ để xây dựng nghề mạnh. Học sinh “không thông minh thế” trở thành “nô lệ” của công nghệ, họ tin mọi thứ họ đọc trên Internet mà không nghĩ. Họ dành nhiều thời gian hơn vào trò chơi video, phòng chat, trở nên nghiện Internet thay vì học và họ thường thất bại ở trường và kết thúc trong số những người thất nghiệp và không có kĩ năng.

Nhiều nhà kinh tế buộc tội công nghệ là yếu tố tạo ra việc dâng cao về bất bình đẳng thu nhập. Một nhà kinh tế nổi tiếng viết: “Thế kỉ 21 đã phân chia con người thành hai nhóm: người “có giáo dục công nghệ” và người “không có giáo dục công nghệ” mà nhóm thứ nhất ngày càng giầu hơn, có quyền hơn và kiểm soát mọi thứ …” Điều đó có thể là quá cực đoan vì công nghệ đã cải thiện cuộc sống mọi người theo nhiều cách. Chẳng hạn, công nghệ di động như viễn y tế đã làm thay đổi nhiều mạng người ở các nước đang phát triển: Bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán cho bệnh nhân ở làng vùng sâu xa bằng việc dùng app di động. Giáo dục trực tuyến đã cung cấp đào tạo cho hàng triệu người trên khắp thế giới. Ở những nước này, công nghệ đã tạo ra nhiều việc làm mới và nâng chất lượng sống lên.

Có những người phàn nàn rằng các công nghệ như robotics, tự động hoá, trí tuệ nhân tạo phá huỷ việc làm. Nhưng công nghệ cũng tạo ra nhiều việc làm mới, phần lớn là những việc làm được trả lương cao. Mặc dầu robot thông minh có thể thực hiện nhiều thứ tốt hơn công nhân cơ xưởng, nhưng con người có thể làm điều robot không thể làm được, như lập trình cho robots, kiểm soát hệ thống ra lệnh cho robots làm các nhiệm vụ bằng việc dùng tiếng nói của bạn. Đồng nghiệp của tôi ở Viện Robotic tại Carnegie Mellon đã tạo ra nhiều robot thông minh có khả năng hiểu các mệnh lệnh qua tiếng nói con người để thực hiện các nhiệm vụ nào đó. Tôi đã chơi với một số trong chúng trong phòng thí nghiệm của họ và bảo robot: “Đem cho tôi cốc nước”; “Lau sàn đi”; “Nấu cơm tối dùng lò vi sóng nhé.” Cho nên trong tương lai gần các cơ xưởng nhận dạng tiếng nói, các robot chế tạo hiểu được tiếng người đang được kiểm thử và điều đó có thể giúp cho nhiều công nhân tương đối không có kĩ năng. Bạn tôi nói: “Thay vì làm công việc, bây giờ mọi người trở thành người giám sát robot.”

Nhiều người vẫn còn biện minh rằng công nghệ chỉ giúp các nước đã phát triển nhưng làm hại các nước đang phát triển. Nó tạo ra bất bình đẳng kinh tế vì các nước đang phát triển còn nghèo và không thể đảm đương được những phát kiến này. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn lại 20 tới 30 năm trước, Mĩ, Đức và Nhật Bản đã là ba cường quốc kinh tế hàng đầu nhưng ngày nay Trung Quốc và Ấn Độ chiếm vị trí số hai và số năm. Điều gì làm cho hai nước đang phát triển này đi lên nhanh chóng thế? Câu trả lời: “Toàn cầu hoá và giáo dục.” Ấn Độ đã đầu tư nặng vào cải tiến hệ thống giáo dục và là trung tâm làm khoán ngoài phần mềm của thế giới. Dùng điều đó làm nền tảng, Ấn Độ đã tạo ra nhiều công nghệ chất lượng cao mà có thể cạnh tranh trực tiếp với Mĩ và Đức. Trung Quốc đã đầu tư nặng vào chế tạo để tận dụng chi phí lao động thấp của nó và là trung tâm chế tạo của thế giới. Dùng điều đó làm nền tảng, Trung Quốc đã tạo ra nhiều sản phẩm điện tử mới như máy tính, điện thoại, vật dụng và thiết bị di động. Nếu bạn hỏi bất kì người Ấn Độ và người Trung Quốc nào về điều gì đã xảy ra trong hai mươi năm qua, họ có thể nói cho bạn rằng “công nghệ là kì diệu” và “toàn cầu hoá là điều tốt nhất có thể xảy ra.”

Tôi tin bất bình đẳng và bất lợi nào đó sẽ thay đổi với thời gian. Khi những người trẻ hơn, người đã lớn lên cùng công nghệ trở thành người lãnh đạo, người chủ, người quản lí và công nhân có kĩ năng, họ có thể giúp cải tiến nền kinh tế của họ và làm thăng tiến xã hội của họ, nếu và chỉ nếu họ được giáo dục đúng. Chúng ta đã ở trong thế kỉ 21 hay “Thời đại thông tin” và công nghệ đã làm thay đổi mọi thứ nhưng nó tác động tới chúng ta thế nào, giúp đỡ chúng ta hay làm tổn thương chúng ta, là tuỳ thuộc vào cách chúng ta dùng công nghệ.

—English version—

 

Technology and society

There are many debates about the impact of technology on society. Some people think technology helps us to be more efficient but others think technology makes us lazy and do not even think clearly anymore. There are misconceptions and opinions about technology depending on who you talk to.

A year ago, a school librarian complained: “In the past students came to the library to look for information and read books; today with the Internet and Google they search online and read websites. It seems that nobody want to read books anymore.” I explained: “Even with technology, people still read books. Amazon sells several million books a year and the number of people who buy books from on line bookstores is increasing. Do not worry about websites because the way people read online materials is different than the way they read printed books. Online material is designed for short and quick reading, not for enjoying or for in-depth understanding. People read printed books when they are relaxing as reading time is a pleasure but they cannot do that when reading online. In the future, newspapers and magazines will be replaced by online websites but printed books will not disappeared because they are something people enjoy, contemplate to get deeper understanding. There is a place for online materials and there is a place for printed materials. I do not believe online websites or even e-books can replace printed books.”

Few months ago, a student lamented: “Social media destroys the ability to develop person to person relationship because today people relate to each other mostly online via Facebooks and Twitter.” I explained to her: “Social networking sites are created to let people make connections with others. You can use it to know what your friends are doing or search for old friends and re-establish friendships. You can also use these sites to make new friends with people who share the same interests.” I told her that social networking cannot replace person to person relationship because it happens in “Virtual world” and there are a lot of misleading and misinformation there. You have no idea who the other persons are and what they do. You need to be careful among people you think are your “friends” and there are limit of what you can do and should do. Because you create a personal profile on the social networking site, you also share much information about yourself to others. It is dangerous because hackers and criminals can use them to trick you to downloading malicious software and spread them to others. For example, you receive a link from a “friend” telling you about a new song but once you click into it, it is actually a virus or Trojan horse program that can infect your computer. Today many people are “addicted” to social networking as they are constantly being bothered by many updates from friends; the more friends they have, the more news reach them with all types of information that they do not need. They are losing control of their lives because they let these social network controls them.

Technology is also changing the way students learn. Today, students have access to more information than any other time in history and the amount of information is growing fast. Smart students know how to use the technology to their advantage, they know which websites to read, which information to use and balance their study time with other activities and succeed in developing their knowledge and skills to build a strong career. “Not so-smart” students became “slaves” to technology, they believe everything they read on the Internet without thinking. They spend more time on videogames, chat rooms, become addicted to the Internet instead of studying and they often fail in school and end up in the numbers of unemployed and unskilled people.

Many economists accuse technology as the factor that creates the rise in income inequality. One well known economist wrote: “The 21st century has divided people into two groups: The “technology educated” and the “technology uneducated” where the first group is getting richer, more powerful and controls everything…” That maybe too extreme because technology has improved people live in many ways. For example, mobile technology such as telemedicine has changed many lives in developing countries: A doctors can conduct diagnosis of patients in remote villages using mobile apps. Online education has provided trainings for millions of people all over the world. In these countries, technology has created many new jobs and raises the quality of living.

There are people who complain that technologies such as robotics, automation, artificial intelligent destroy jobs. But technology also creates many new jobs, mostly higher-paid jobs. Although smart robots can perform many things better than factory workers, but people can do what robots cannot, such as program the robots, control robot working systems. Even these jobs require technical trainings but with easy to learn programming languages and sophisticated voice recognition technology, it is possible to order robots to do tasks using your voice. My colleague at the Robotic institute at Carnegie Mellon already created many smart robots that are able to understand orders by human voice to perform certain tasks. I have played with some of them in their laboratory and tell the robot to: “Bring me a cup of water”; “Sweep the floor; “Cook dinner using the microwave oven.” So in the near future voice recognition and artificial intelligence technology can create smarter robots to help people. In some factories, manufacturing robots that understand human voice are being tested and that may help many relatively unskilled workers. My friend said: “Instead of doing the work, now people become robot supervisors.”

Many people still argue that technology only helps developed countries but hurt developing countries. It creates economic inequality since developing countries are poor and cannot afford these innovations. However, if you look back 20 to 30 years ago, the U.S. Germany and Japan were the top three economic powers but today China and India occupy number two and number five positions. What make these two developing countries move up that quickly? The answer: “Globalization and Education.” India invested heavily on improving the education system and is the software outsourcing center of the world. Using that as foundation, India has created many high-quality technologies that could compete directly with the U.S and Germany. China invested heavily in manufacturing to take advantage of its low labor costs and is the center of manufacturing center of the world. Using that as a foundation, China has created many new electronics products such as computer, phones, appliances and mobile devices. If you ask any Indian and Chinese about what has happened in the past twenty years, they can tell you that “technology is wonderful” and “globalization is the best thing that could happen.”

I believe certain inequality and disadvantage will change with time. As younger people who have grown up with technology become leaders, owners, managers and skilled workers, they can help improving their economy and advancing their society, if and only if they are educated properly. We are already in the 21st century or the “Information Age” and technology has changed everything but how much it impacts us, helping us or hurting us, is depending on how we use technology.