0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Công nhân tri thức

08.01.2021

Trong thời đại công nghiệp, sản phẩm được chế tạo là nhân tố kinh tế then chốt, sản phẩm xuất khẩu càng nhiều, nền kinh tế càng tốt. Tuy nhiên trong thời đại thông tin, tri thức và kĩ năng có giá trị kinh tế cao hơn do nhu cầu cao về những kĩ năng này để xây dựng xã hội tri thức.

Người được giáo dục tốt được cần tới để tạo ra sự giầu có mới, vì nó không còn là “sản phẩm được chế tạo” mà là “sản phẩm trí tuệ.” Ngày nay công nhân có kĩ năng có nhiều cơ hội hơn công nhân lao động không kĩ năng và họ nhận được chính sách nhập cư thuận lợi bởi vì hầu hết các nước đã phát triển đều có nhu cầu lớn về kĩ năng của họ. Giá trị kinh tế của công nghệ thông tin, khoa học, và y học có thể đóng góp cho các việc sử dụng đa dạng: Nguồn lực năng suất cho ngành công nghệ cao như kĩ sư phần mềm, nguồn lực cho công nghiệp tài chính như nhà doanh nghiệp, nguồn lực cho công nghiệp tri thức như nhà khoa học, hay nguồn lực cho ngành công nghiệp dịch vụ như y tá hay bác sĩ.  Việc di chuyển của những kĩ năng này có tác động quan trọng lên các nước nguồn, các nước nhận và nền kinh tế toàn cầu nói chung như một tổng thể. Ở các nước nguồn, việc mất những kĩ năng này làm giảm cơ hội cho họ để phát triển về mặt kinh tế. Tương phản lại, các nước nhận sẽ được lợi lớn từ luồng vào của những kĩ năng này để làm mạnh cho nền kinh tế của họ và làm giảm việc thiếu hụt người kĩ năng cao.

Dựa trên vài nghiên cứu của chính phủ, các nước đã phát triển như Mĩ, châu Âu và Nhật Bản cần nhiều người về công nghệ thông tin, viễn thông và khoa học máy tính. Đây là những người có bằng cấp đại học về toán, kĩ nghệ phần cứng, và kĩ nghệ phần mềm. Họ có thể là người phát triển phần mềm và phần cứng trong công nghiệp thông tin hay có tham gia vào ngành công nghiệp công nghệ cao. Thuật ngữ chung là “công nhân tri thức” và họ thường nhận được visa thuận lợi để ở lại và làm việc trong các nước đã phát triển cao này. Ngày nay nhà xuất khẩu chính các “công nhân tri thức” này là Ấn Độ, nước có có số các nhà khoa học và kĩ sư lớn nhất đang làm việc tại Mĩ. Gần 85% sinh viên Ấn Độ học tập trong các đại học của Mĩ đã không trở về Ấn Độ và phần lớn trong số họ được phép làm việc thuận lợi và cuối cùng lấy qui chế cư dân vĩnh viễn ở tại Mĩ.  Nhiều người trong những công nhân có kĩ năng này tới từ các nước được gọi là “hiện tượng chảy não” và ngày nay các nước chịu tổn thất nhất là Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Ukraine, Belarus, Hungary, và Ba Lan.

Các nhà khoa học và các giáo sư hàn lâm là phân khúc khác của “Công nhân tri thức.” Phần lớn đều là những người có bằng cấp cao về khoa học tự nhiên như vật lí, toán học và hoá học. Nếu họ có phẩm chất tốt với nhiều xuất bản phẩm thì họ có thể dễ dàng tìm việc ở các nước đã phát triển. Nhiều nhà khoa học rời khỏi nước mình bởi vì lương cao, tiện nghi làm việc tốt hơn; phòng thí nghiệm tốt hơn và khả năng tăng thêm tri thức của họ và tương tác với các nhà khoa học khác. Dựa trên dữ liệu được thu thập từ bẩy nghìn nhà khoa học di cư sang Mĩ trong năm năm qua, phần lớn đều trích dẫn các lí do về lương thấp ở nước mình, việc thừa nhận nghề nghiệp bị giới hạn, thịnh vượng nghề nghiệp nghèo nàn và thiếu tiện nghi nghiên cứu ở nước mình. Con đường chính qua đó nhiều nhà khoa học tới các nước đã phát triển là họ tới như sinh viên tốt nghiệp để nhận bằng Thạc sĩ, bằng Tiến sĩ hay để theo đuổi học bổng sau tiến sĩ. Rất ít người trở về nhà sau khi tốt nghiệp trong khi đại đa số ở lại làm việc trong các đại học, trung tâm nghiên cứu, và công nghiệp của nước nhận.

Một bộ phận quan trọng khác của việc di cư thường không được nhắc tới trên báo chí là các nhà doanh nghiệp. Đây là những người không nhất thiết có nhiều giáo dục chính thức nhưng họ có nhiều tiền để đầu tư và tìm những cơ hội tốt hơn ở đâu đó khác ngoài nước họ. Bởi vì họ đem theo nhiều tiền cho nên việc khởi đầu của họ có thể có ảnh hướng lớn tới nền kinh tế của nước của họ. Theo cảnh quan lịch sử, những người thành công như Mellon, Vanderbilt, Rockefeller, và Rothschild tất cả đều là các doanh nhân di cư từ châu Âu sang Mĩ vào cuối thế kỉ 19. Họ tất cả đều mang theo mình số vốn lớn để đầu tư và giúp làm mạnh nền kinh tế Mĩ lúc đó vẫn còn chưa được phát triển. Tất nhiên, không phải mọi người đều giầu như họ và phần lớn các doanh nhân đều là những người làm doanh nghiệp nhỏ, người vận hành tiệm ăn, khách sạn, cung cấp dịch vụ như công việc gia đình. Chẳng hạn, con số các tiệm ăn Trung Quốc ngày nay ở Mĩ gấp ba lần tổ hợp của tất cả các tiệm ăn nhanh của Mĩ (McDonald, Burger-King, và Taco Bell v.v.). Doanh nghiệp về thảm và đồ đạc bị thống trị bởi người Thổ nhĩ kì, Pakistani, và Ma rốc. Những doanh nghiệp di cư này không yêu cầu tài chính nhiều nhưng họ có đóng góp cho nền kinh tế của nước nhận. Thỉnh thoảng, nếu điều kiện thuận lợi một số có trở về nước nhà đem theo vốn và mối liên hệ đã phát triển ở nước ngoài.

Việc di chuyển của công nhân tri thứ trên thế giới nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục trong việc phát triển các kĩ năng này để đáp ứng nhu cầu toàn cầu cao. Sinh viên có tài thường chọn các trường danh tiếng để cho nghề nghiệp được trả lương cao hơn bởi vì việc thu hồi vốn đầu tư cao nhất vào tri thức dồn vào những cá nhân có kĩ năng cao, người đã tốt nghiệp từ các đại học nổi danh. Ở Mĩ, có sự khác biệt lớn về lương của sinh viên mới tốt nghiệp từ các đại học hàng đầu như Harvard, Stanford, hay Massachusetts Institute of Technology (MIT) khi so sánh với hầu hết các đại học của nhà nước. Cùng điều này cũng có thể thấy ở Anh, Pháp, Đức và Nhật nơi các đại học hàng đầu hấp dẫn những sinh viên giỏi nhất và cho tốt nghiệp những công nhân có tài năng nhất cho công nghiệp. Mặc dầu kĩ năng rất phụ thuộc vào cá nhân và động cơ của họ nhưng ngày nay phần lớn các công nghiệp bao giờ cũng ưa thích các trường tư hơn trường của nhà nước bởi vì giáo trình của họ khớp nhiều với “Thực hành trong công nghiệp” hơn là “Giáo trình hàn lâm” tại đại học nhà nước. Khái niệm mấu chốt về cách tiếp cận “giáo dục như đầu tư” để đáp ứng nhu cầu thị trường đã từng bị cộng đồng hàn lâm phê phán khi họ nói rằng giáo dục phải hội tụ vào “Tri thức thuần khiết” để phát triển “Con người” chứ không phải là “Công nhân tri thức” cho công nghiệp.  Các trường tư tuyên bố rằng giáo dục chỉ đóng vài trò quan trọng trong “việc cung cấp thông tin cho sinh viên, người tự giáo dục bản thân mình về khả năng riêng của họ.” Vậy giáo dục giúp cho sinh viên thu thập thông tin về năng lực của họ và tiềm năng trong thị trường sau khi hoàn thành nghiên cứu của họ. Chính chọn lựa cá nhân là đi tới nơi sinh viên thấy khớp để đáp ứng mục đích nghề nghiệp của họ. Tranh cãi này vẫn còn diễn ra và có lẽ sẽ không chấm dứt trong tương lai gần nhưng ngày nay việc di chuyển công nhân tri thức toàn cầu đã làm thay đổi sự cân bằng giữa các nước đã phát triển và các nước đang phát triển một cách có ý nghĩa. Khái niệm then chốt là mọi người sẽ đi tới nơi có cơ hội và với toàn cầu hoá, sự lưu động của họ còn dễ dàng hơn nhiều nếu họ có tri thức và kĩ năng.

———English version————–

 

Knowledge Workers

In the industrial age, manufactured products are the key economic factor, the more products export, the better the economy. However in the information age, knowledge and skill have higher economic values due to the high demand of these skills to build the knowledge society. Well educated people are needed to create the new wealth, as it is no longer “manufactured products” but the “intellectual products”. Today skilled workers have more opportunities than unskilled labor workers and they receive favorable immigration policies because most developed countries have large demand for their skills. The economic values of information technology, science, and medical could contribute to various uses: A productive resource for high technology industry such as software engineers, a resource for financial industry such as business entrepreneur, a resource for knowledge industry such as scientists, or a resource for service industry such as nurse or medical doctor.  The movement of these skills has important effects on the source countries, the receiving countries and the overall global economy as a whole. In source countries, the losing of these skills reduce the opportunities for them to grow economically. In contrast, receiving countries will benefit greatly from an inflow of these skills to strengthen their economy and reduces the shortages of high skills people.

Based on several government researches, developed countries such as the U.S, Europe and Japan need lot of people in information technology, telecommunications and computer science. These are people have university degrees in mathematics, hardware engineering, and software engineering. They can be developers of software and hardware in the information industry or be engaged in high technology industry. The common term is “knowledge workers” and they often receive favourable visas to stay and work in these highly developed countries. Today the main exporter of these “Knowledge workers” is India, the country that accounts for the largest number of scientists and engineers working in the U.S. Almost 85% of Indian students study in U.S universities did not return to India and most of them receive favourable work permits and eventually permanent resident statuses to stay in the U.S.  The lost of these skilled workers from their countries is called “The Brain Drain phenomena” and today countries that suffer the most are India, China, Russia, Ukraine, Belarus, Hungary, and Poland.

Scientists and academics professors are another segment of “Knowledge workers”. Most are people who have advanced degrees in physical sciences such as physics, math, and chemistry. If they have good qualifications with many publications they could easily find works in developed countries. Many scientists leave home because of higher salaries, better working facilities; better laboratories and the possibility of increasing their knowledge and interact with other scientists. Based on data collected from seven thousand scientists immigrated to the U.S in past five years, most cited the reasons of low salaries at home, limited professional recognition, poor career prospects and the absence research facilities in the home country. The main pathway through which many scientists come to developed countries is they come as graduate students to get a Master degree, a PhD or pursue a Post-doctoral fellowship. Very few return home after graduated while a majority stays to work in universities, research centers, and industry of the receiving countries.

Another important feature of migration usually not mention in the news is the business entrepreneurs. These are people not necessarily with a lot of formal education but they have lot of money for investment and looking for better opportunities elsewhere than their own country. Because they bring with them a lot of money so their departure is likely to have a significant effect on the economy of their home countries. From historical perspective, successful people like Mellon, Vanderbilt, Rockefeller, and Rothschild are all business entrepreneurs migrated from Europe to the U.S in the late 19th century. They all brought with them significant capital for investment and help strengthen the U.S economy which were still under-development at that time. Of course, not everyone was rich like them and most business entrepreneurs were small business people who operate restaurants, hotels, provide services as family business. For example, today number of Chinese restaurant in the U.S is about three times the combination of all U.S fast food restaurants (McDonald, Burger-King, and Taco Bell etc.), The carpet and furniture business is a predominance of Turkish, Pakistani, and Moroccan. These immigrant businesses do not require large amounts of financial but they do contribute to the economy of the receiving countries. Occasionally, if conditions are favorable some do return home bringing along capital and contacts developed abroad.

The movement of knowledge workers in the world stresses the importance of education in developing these skills to meet the high global demands. Talented students often choose reputable schools for better-paid careers because the highest return of investment in knowledge goes to the high skilled individuals who graduated from well known universities. In the U.S, there are significant different in salaries of students who graduated from top universities such as Harvard, Stanford, or Massachusetts Institute of Technology (MIT) as compare to most state universities. The same can also be found in England, France, Germany and Japan where top universities attract the best students and graduate the best talented workers for the industries. Although skills are very much depending on individual and their motivation but today most industries always prefer private schools over state schools because their curricula are more closely fit the “Practices in the industries” than the “Academic curricula” at state universities. The critical notion of “education as an investment” approach to meet market demand has been criticized by the academic community as they stated that education should focus on “Pure knowledge” to develop “Human being” rather than “Knowledge workers” for the industry.  The private schools claimed that education only plays an important role in “providing information to students who educate themselves about their own abilities”. Thus education helps students to gather information about their capacities and potential in the markets after completing their studies. It is an individual choice to go where students see fit to meet their career goals. This debate is still going on and probably will not end in the near future but today the movement of knowledge workers globally has change the balance between developed countries and developing countries significantly. The key notion is people will go to where the opportunities are and with globalization, their mobility are much easier if they have the knowledge and the skills.