0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Cuộc chiến về tài năng

12.01.2021

Vài năm trước tôi đọc cuốn sách có tên “Cuộc chiến về tài năng”, do Michaels Handfield-Jones viết, được Harvard Business School Press xuất bản về cách tiếp cận quản lí mới cho thế kỉ 21. Trong cuốn sách này, tác giả gợi ý rằng để thành công trong thế giới cạnh tranh cao này, công ti phải vun trồng các tài năng của họ bởi vì giá trị doanh nghiệp được tạo ra bởi tri thức mới và tri thức được tạo ra bởi “công nhân tri thức.”

Theo tác giả, “Thời đại công nghiệp” đã qua rồi và chúng ta đang trong “Thời đại thông tin” nơi thành công hay thất bại phụ thuộc cao độ vào tri thức và kĩ năng của những người có tiềm năng gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. Tác giả tin rằng lao động thủ công ngày càng ít giá trị hơn và có thể được chuyển cho các nước với lao động giá thấp hơn. Tri thức có giá trị hơn và nên được giữ trong công ti. Tuy nhiên, có vài người có tri thức mà công ti phải tìm ra họ trước khi những kẻ cạnh tranh có thể kiếm được họ và đó là bắt đầu của “cuộc chiến về tài năng.” Đến cuối ông ấy đặt ra câu hỏi “Chúng ta đi đâu để tìm ra tài năng thiết yếu cho thành công tương lai của chúng ta?” Ngày nay cuốn sách này được yêu cầu đọc trong nhiều chương trình MBA ở Mĩ và nhiều quan chức điều hành chính coi cuốn sách này là nhân tố đóng góp quan trọng cho chiến lược của họ.

Tuần trước trong hội nghị công nghệ tổ chức ở Anh, nhiều quan chức điều hành cấp cao nói cho khán giả rằng họ không thể tìm đủ được tài năng để vận hành kinh doanh của công ti của họ. Một quan chức điều hành nói rằng tình huống nay tồi tệ tới mức ông ấy phải chi nhiều tiền để tuyển lựa tài năng từ nhiều nước ngoài để lấp lỗ hổng đó. Dường như là “Cuộc chiến về tài năng” bây giờ lan rộng khắp thế giới. Khi nhiều công ti xuất khẩu công việc cho các nước có lao động thấp hơn để giảm chi phí, việc nhập khẩu các công nhân có kĩ năng từ các nước khác để tạo ra giá trị lại bắt đầu. Nhiều công ti ở Liên hiệp châu Âu bắt đầu thuê tài năng từ các nước thành viên bởi vì những người này có thể tự do đi lại bên trong Liên hiệp. Ở Mĩ, có chương trình thị thực H1B để đem công nhân có kĩ năng từ các nước khác vào làm việc ở Mĩ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và y tế.

Vài năm trước, các công ti không có vấn đề tìm người làm việc cho họ. Nếu họ không thể tìm được người với kĩ năng đúng, họ sẽ đào tạo người. Tất nhiên, đào tạo cần thời gian, vài tuần hay vài tháng nhưng cuối cùng mọi thứ đều ổn vì mọi người đều sung sướng có việc. Nhưng ngày nay, mọi thứ thay đổi bởi vì người tài không kiên nhẫn và không trung thành như công nhân từ các thế hệ trước. Nhiều công ti thấy mình đào tạo nhân viên chỉ để họ bỏ đi và đem những kĩ năng thu được sang đối thủ cạnh tranh vì nhiều tiền hơn. Ngày nay thanh niên đổi việc thường xuyên hơn để có lương tốt hơn và cơ hội tốt hơn. Đương đầu với điều đó, các công ti phải tìm tài năng “được làm sẵn.” Thay vì đào tạo, họ quay sang các đại học có chương trình đào tạo đáp ứng cho nhu cầu của họ và thuê sinh viên tốt nghiệp ở đó. Nếu họ không thể tìm đủ tài năng bên trong nước mình, họ sẽ tìm ở các nước khác.

Vài năm trước đây, các công ti lớn như IBM, Microsoft, Google, Oracle hay Intel chỉ tuyển người từ các đại học được lựa chọn vì họ biết các chương trình đào tạo và phẩm chất của sinh viên. Sinh viên từ Carnegie Mellon, Stanford, Berkeley hay Viện công nghệ Massachusetts không có vấn đề về tìm việc khi những người khác từ các đại học kém nổi tiếng hơn gặp vấn đề về đề nghị việc làm, đặc biệt trong thời buổi kinh tế khó khăn. Cùng điều đó xảy ra ở Trung Quốc, khi sinh viên từ Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa hay Đại học Thượng Hải Jiao-tong được mời chào việc làm nhưng nhiều người từ các đại học khác gặp khó khăn kiếm việc. Tháng trước khi tôi ở Trung Quốc, chính phủ báo cáo rằng hơn 8 triệu sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm chỉ riêng năm nay. Điều tương tự cũng xảy ra ở Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như châu Âu. Sinh viên đại học hàng đầu có thể kiếm được điều họ muốn nhưng sinh viên từ các đại học trung bình khác gặp khó khăn kiếm việc làm. Một quan chức chính phủ được nhắc tới trong một tờ báo Anh đã nói: “Vấn đề không phải là điều bạn học mà là đại học nào bạn tham dự học sẽ là nhân tố then chốt để xác định tương lai của bạn và cơ hội việc làm của bạn. Khi hệ thống giáo dục chậm thay đổi, các trường tốt sẽ làm thay đổi cần thiết để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp và cung cấp cho sinh viên của họ cơ hội tốt hơn.”

Để  động viên cải tiến trong giáo dục, nhiều thành viên nghị viện Anh đã gợi ý rằng chính phủ chỉ cung cấp ngân quĩ hỗ trợ cho đại học có tỉ lệ sử dụng lao động tốt hơn cho sinh viên tốt nghiệp của họ. Ở Mĩ nơi hệ thống giáo dục độc lập nhiều hơn với chính phủ, các trường tư đã phát đạt đáng kể và hầu hết các đại học hàng đầu tất cả đều là trường tư. Khó được chấp nhận vào trường tư do việc chọn lựa chặt chẽ và đòi hỏi chất lượng cao về sinh viên của họ. Trong việc tìm kiếm của mình để tìm ra nhiều tài năng hơn, nhiều công ti bắt đầu nhìn ra hải ngoại và dành nhiều nỗ lực để đem tài năng về công ti họ. Họ sẽ trả mọi phí tổn để có được sinh viên tốt nghiệp tiềm năng trẻ và thậm chí còn trả cả mọi chi phí pháp lí và di trú để cho họ có thể kiếm được cái họ cần nhưng việc “chảy chất xám” này cũng nhận được nhiều chỉ trích về việc lấy đi tài sản tiềm năng tốt nhất của các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, người có tài muốn làm việc ở những chỗ họ có thể cảm thấy thoải mái và tận hưởng điều họ làm. Trong các doanh nghiệp dựa trên tri thức ngày nay, những người tài trẻ này đầy nhận biết về giá trị của họ, về họ xứng đáng với cái gì, họ có thể làm được gì, và họ đang tận dụng ưu thế của việc thiếu hụt và “cuộc chiến về tài năng”.

—-English version—-

 

The war for Talent

Few years ago I read a book called “The War for Talent”, written by Michaels Handfield-Jones, published by Harvard Business School Press about the new management approach for the 21st century. In the book, the author suggested that to succeed in this highly competitive world, company must cultivate their talents because business value is created by new knowledge and knowledge is created by “knowledge workers”. According to the author, the “Industry age” was over and we are in the “Information age” where success or failure is highly depending on the knowledge and skills of people who have the potential to add value to the business. The author believes that manual labor is worth less and can be sent to lower labor countries. Knowledge is worth more and should be kept within the company. However, there are few people with such knowledge so companies must find them before their competitors can get them and that is the beginning of “the war for talents”. In the end he posed the question “Where are we going to find the talent essential to our future success?” Today this book is a required reading in many MBA programs in the U.S and many Chief Executive Officers consider this book an important contributing factor for their strategies.

Last week in the technology conference in England, several senior executives told the audiences that they could not find enough talents to operate their company’s business. One executive said that the situation was so bad that he have to spend a lot of money to recruit talents from many foreign countries to fill that gap. It seems that “The War for talent” is now spreading all over the world. As many companies export works to lower labor countries to reduce costs, the import skilled workers from other countries to create value begins. Many companies in the European Union begin to hire talents from their member countries because these people can travel freely to work within the union. In the U.S, there is the H1B visa program to bring skilled workers from other countries to work in the U.S, especially in the technology and medical fields.

Few years ago, companies had no problem finding people to work for them. If they could not find people with the right skills, they would train them. Of course, training might take time, few weeks or few months but eventually everything was fine because people were happy by having jobs. But today, everything changes because talent people are not so patient and not faithful as workers from previous generation. Many companies found themselves training employees only for them to leave and bring their acquired skills to their competitors for more money. Today young people change jobs often to get better salaries and better opportunities. To counter that, companies have to find talent that is “ready-made”. Instead of training, they turn to universities that have training programs that meet their needs and hire graduates there. If they can not find enough talent within their country, they will find them in other countries.

In the past several years, large companies like IBM, Microsoft, Google, Oracle or Intel only recruited people from selected universities because they know the training programs and the quality of students. Students from Carnegie Mellon, Stanford, Berkeley or Massachusetts Institute of Technology have no problems of finding works when others from lesser known universities have problems of getting job offers, especially in the difficult economic time. The same thing happens in China, as students from BeijingUniversity, TsinghuaUniversity or ShanghaiJiao-tongUniversity are being offered jobs but many from other universities are having difficulty to get jobs. Last month when I was in China, the government reported that more than 8 million graduates could not find works this year alone. Similar things are also happen in India, Japan, S. Korea as well as Europe. Top university students can get what they want but students from other average universites are having difficulty to get jobs. One government official mentioned in an England newspaper said: “It is not what you study but what university that you attend will be a key factor to determine your future and your job opportunity. As education system is slow to change, the better school will make the necessary changes to meet the needs of the industry and provide their students with better opportunities”.

To encourage improvement in education, several British parliament members have suggested that government only provide funding support to universities that have better employment ratio for their graduates. In the U.S where education system is more independent of government, private schools have thrived significantly and most of the top universities are all privates. It is difficult to get accepted in private schools due to their strict selection and high quality demand of their students. In their quest to find more talents, many companies begin to look oversea and spend a lot of efforts to bring talents to their companies. They will pay all expenses for getting young potential graduates and even paid all legal and immigration costs so that they can get what they need but this “Brain drain” also receives a lot of criticisms for taking away the best potential assets of developing countries.

However, talented people want to work in places where they can feel good and enjoy what they do. In today’s knowledge-based businesses, these young talented people are fully aware of their value, of what they are worth, what they can do, and they are taking advantage of the shortage and “the war for talent”.