0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Cuộc sống và hạnh phúc

13.01.2021

Khi ngày tốt nghiệp tới gần, tôi có một thảo luận thú vị về nghề nghiệp trong lớp phần mềm. Một sinh viên nói: “Tôi muốn có việc làm được trả lương cao vậy thì tôi sẽ hạnh phúc.”

Câu hỏi của tôi cho các sinh viên là: “Bao nhiêu tiền sẽ làm cho bạn hạnh phúc? Nếu bạn hạnh phúc với $40,000 một năm, bạn có hạnh phúc không khi bạn của bạn làm được $50,000? Bạn có thể tìm thấy hạnh phúc qua một mình tiền được không?” Tất nhiên, câu hỏi này làm bột phát thảo luận trong sinh viên. Một số người nói rằng họ sẽ hài lòng với điều họ có nhưng số khác đặt câu hỏi tại sao ai đó được lương cao hơn.

Tôi hỏi các sinh viên có nghĩ tới tình huống này: “Tưởng tượng rằng bạn làm được $50,000 một năm và người quản lí của bạn cho bạn tăng lên $55,000 vì bạn làm việc tốt. Bạn rất hạnh phúc bởi vì bạn được thừa nhận về công việc của bạn và được thưởng bằng lương tốt. Một tháng trôi qua rồi một công ti khác trả cho bạn $60,000 nếu bạn làm việc cho họ. Bạn nói với người quản lí của mình về đề nghị đó nhưng ông ấy nói rằng ông ấy không thể trả được từng đó. Bây giờ bỗng nhiên bạn cảm thấy bất hạnh bởi vì bạn bị trả thấp và bạn muốn ra đi.”

Tôi muốn sinh viên nhìn vào hạnh phúc và tiền bạc từ quan điểm khác. Sau khi cho phép các sinh viên thảo luận về tình huống này trong vài phút, tôi tiếp tục: “Giả sử rằng bạn bỏ việc này và làm việc cho công ti mới. Với lương tốt hơn, bạn có thể mua được máy laptop mới, điện thoại di động mới, quần áo mới, có thể cả xe máy và bạn hạnh phúc được trong vài tháng. Bỗng nhiên bạn thấy rằng công ti của bạn đang trả cho người khác với cùng kĩ năng nhưng lại nhiều hơn trả cho bạn quãng $5,000. Thái độ của bạn sẽ thế nào? Bạn có hạnh phúc không?”

 

Đến lúc này, một số sinh viên bắt đầu tranh cãi “Điều đó sẽ không xảy ra cho tôi. Tôi sẽ vẫn hạnh phúc.” Nhiều người nói với tôi là họ là ngoại lệ cho loại tình huống này. Tôi bảo họ nghĩ về tình huống là khi lương của họ tăng lên, chi phí của họ cũng sẽ tăng lên cùng ham muốn của họ. Một số người sẽ nghĩ “Càng nhiều càng tốt.” Lần đầu tiên mọi người nhận lương tốt, họ rất hạnh phúc nhưng sau đó, mọi thứ lại là săn đuổi theo nhiều thứ hơn mà không may mức độ hạnh phúc sẽ ít đi nhiều. Về căn bản, hạnh phúc phụ thuộc vào việc có khả năng đáp ứng nhu cầu cơ bản như ăn, mặc và ở. Sau khi đáp ứng các nhu cầu đó, mọi người sẽ thay đổi trong người tiêu dùng về bất kì cái gì họ muốn. Phần lớn mọi người đều muốn hơn nên tiền thêm sẽ không tác dụng lên cách họ hạnh phúc. Mức độ hạnh phúc tuỳ thuộc vào ham muốn của họ. Họ làm ra bao nhiêu tiền không thành vấn đề, nó không bao giờ đủ cả. Vấn đề là khi họ có nhiều hơn, họ sẽ lo nghĩ hơn thế rồi đột nhiên việc làm của họ trở thành gánh nặng. Họ sẽ lo nghĩ về mất việc. Họ sẽ lo nghĩ về người quản lí của họ và mọi thứ có thể tác động lên họ. Rồi họ sợ mất điều họ có và nhiều điều khác. Làm sao họ có thể hạnh phúc với lo nghĩ và sợ hãi thế?

Vào lúc đó, sinh viên bắt đầu hỏi tôi về quan điểm của tôi về hạnh phúc. Tất nhiên, đó là câu hỏi rất cá nhân nhưng tôi tin rằng lạc quan sẽ làm cho mọi người hạnh phúc. Có thái độ lạc quan sẽ tác động lên hạnh phúc nhiều hơn là có tiền. Khi nhiều sinh viên sẽ sớm tốt nghiệp, tôi hỏi họ nghĩ về nghề nghiệp, không về việc làm. Nghề nghiệp là việc theo đuổi mục đích cả đời hay tiến trình tiến bộ hướng tới mục đích cả đời, điều đối lập với việc làm hay hoạt động công việc mà bạn có thể kiếm tiền. Tôi muốn sinh viên nghĩ nghiêm chỉnh về điều họ có thể làm, loại công việc nào họ thích làm trong nhiều năm, loại công việc gì họ tận hưởng làm bởi vì khi bạn có đam mê về công việc của mình, phần thưởng sẽ tới. Nó có thể là tiền, nó có thể là cái gì đó khác. Điều quan trọng là bạn phải huấn luyện bản thân mình nghĩ một cách tích cực về bất kì điều gì xảy ra cho bạn. Cuộc sống chưa bao giờ dễ dàng và có nhiều biến cố, cái thì tốt và cái thì có thể không tốt. Điều bạn có thể học được từ chúng sẽ hình thành nên tính cách của bạn. Người hạnh phúc nhất mà tôi gặp là những người thu được sức mạnh qua bất hạnh. Họ không trách cuộc sống về những điều bên ngoài, họ tự tin về bản thân mình, và họ nhận trách nhiện về hành động của họ. Người hạnh phúc nhận trách nhiệm cho thành công của mình và coi thất bại chỉ là biến cố tạm thời. Đó là điều tôi ngụ ý bởi lạc quan.

—-English version—-

 

Life and happiness

As the graduation day is near, I have an interesting discussion about jobs and careers in my software class. A student said: “I want to have a job that pay a lot of money then I will be happy”.

My question to the students was: “How much money would make you happy? If you are happy with $40,000 a year, will you be happy when your friend is making $50,000? Can you find happiness through money alone? Of course, this question triggered discussions among students. Some said that they would be content with what they have but other questioned why someone got better wages.

I asked students to think about this situation: “Imagine that you are making $50,000 a year and your manager gives you a raise to $55,000 because you are doing a good job. You are very happy because you are recognized for your works and rewarded with good salary. A month goes by then another company offers you $60,000 if you work for them. You tell your manager about the offer but he says that he can not pay you that much. Now suddenly you feel unhappy because you are underpaid and you want to leave”.

I wanted the students to look at happiness and money from a different view. After allowed students to discuss the situation for few minutes, I continued: “Assume that you left the job and work for the new company. With better salary, you can buy a new laptop, new mobile phone, new clothes, maybe new motorcycle and you are happy for few months. Suddenly you find that your company is paying others with the same skill about $5,000 more than they pay you. What would be your attitude? Are you still feel happy?

 

By this time, some students began to argue “It will not happen to me. I will still be happy”. Many told me that they were exception to this kind of situation. I asked them to think about the situation that when their salaries increase, their expenses will also increase as well as their desires. Some will think “More will be better”. The first time people receive good salaries, they are very happy but after that, everything is about chasing after more things but unfortunately the level of happiness will be much less. Basically, happiness is dependent on being able to meet basic needs such as food, shelter and clothing. After meeting those needs, people will change into consumers for whatever they want. Most would want more then additional money will have no impact on how happy they are. The level of happiness at that time is depending on their desires. No matter how much money they make, it never enough. The issue is when they have more, they will worry more then suddenly their job become a burden. They will worry about losing jobs, They will worry about their managers and everything that can impact them. Then they are afraid of losing what they have and many other things. How can they be happy with such worries and fears?

At that time, students began to ask me about my view on happiness. Of course, it is a very personal question but I believe that optimism will make people happy. Having optimism will impact happiness more than having money. As many students will graduate soon, I asked them to think about their careers, not jobs. A career is the pursuit of a lifelong goal or a course of progression toward a lifelong goals which is the opposite of a job or an work activity that you can earn money. I wanted students to think seriously about what they can do, what kind of work that they would love to do for many years, what kind of work that they would enjoy doing because when you have passion for your work, the reward will come. It could be money, it could be something else. The importing thing is you must train yourself to think positively for whatever happen to you. Life is never easy and has many events, some good and some may not be good. What you can learn from them will shape your character. The most happiest people that I met are people that gained strengths through adversity. They do not blame their life on external things, they are confident about themselves, and they take responsibility for their actions. Happy people take responsibility for their success and consider failure just a temporary event. That is what I mean by optimism.