0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Giấc mơ “công ti khởi nghiệp”

20.04.2021

Có việc dùng sai của thuật ngữ “Công ti khởi nghiệp.” Nhiều người coi bản thân họ là “nhà doanh nghiệp” bởi vì họ sở hữu một “công ti khởi nghiệp” cho nên điều quan trọng là phân biệt các kiểu “công ti khởi nghiệp.”

Kiểu thứ nhất của “công ti khởi nghiệp” là “công ti nhỏ” truyền thống cũng cung cấp sản phẩm và dịch vụ và tạo ra việc làm. Chẳng hạn, một người quyết định mở một nhà hàng nhỏ hay tiệm bánh mì và nó có thể được coi là công ti khởi nghiệp theo định nghĩa. Nhà hàng cung cấp việc làm cho một số người và nó có sản phẩm và dịch vụ riêng của nó. Tuy nhiên tác động của nó bị giới hạn vào thị trường và kinh tế địa phương.

Kiểu thứ hai của “công ti khởi nghiệp” là công ti dẫn lái bởi phát kiến hội tụ vào thị trường toàn cầu dựa trên phát kiến công nghệ, qui trình hay mô hình doanh nghiệp. Kiểu này có tiềm năng tạo ra hàng trăm hay hàng nghìn việc làm kĩ năng cao. Nếu họ thành công họ có thể có tác động lớn tới nền kinh tế. Phần lớn kiểu “công ti khởi nghiệp” này bắt đầu trong đại học, đặc biệt trong khu vực công nghệ như khoa học máy tính hay kĩ nghệ. Người sáng lập thường là ai đó có cả đam mê và kĩ năng trong công nghệ như Steve Jobs, Bill Gates, hay Mark Zuckerberg v.v.

Tôi đã thấy mọi người dùng thuật ngữ “công ti khởi nghiệp” mà không phân biệt rõ ràng kiểu nào. Tất nhiên cả hai kiểu đều có những thách thức tương tự như kiếm tiền, giải quyết rủi ro, và lập kế hoạch cho tăng trưởng v.v. Tuy nhiên, từng kiểu lại yêu cầu các đào tạo, giáo dục và hỗ trợ khác nhau. Cả hai kiểu đều có thể giúp cho nền kinh tế nhưng ở các mức độ khác nhau và có tác động khác nhau. Công ti khởi nghiệp truyền thống có thể giúp ổn định nền kinh tế bằng việc cung cấp việc làm cho một số giới hạn người. Tuy nhiên kiểu phát kiến đặc biệt quan trọng vì nó có thể cung cấp việc làm trả lương cao hơn cho nhiều người và giúp làm tăng tốc tăng trưởng kinh tế.

Nền tảng của công ti khởi nghiệp phát kiến là giáo dục, đặc biệt trong các khu vực như Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ, và Toán học (STEM). Bởi lí do này, để thúc đẩy nhiều “công ti khởi nghiệp” mọi thứ phải bắt đầu với hệ thống giáo dục. Không có giáo dục mạnh hội tụ vào STEM, khó phát triển công ti khởi nghiệp phát kiến. Công ti khởi nghiệp quan trọng nhất được thành lập bởi những người có kĩ năng công nghệ đặc biệt và thường có mức giáo dục đại học. Công ti khởi nghiệp phát kiến thường có thể bành trướng nhanh chóng vào thị trường toàn cầu và có thể tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế. Đó là lí do tại sao mọi chính phủ đều thúc đẩy “công ti khởi nghiệp phát kiến” như dẫn lái cho kinh tế nhưng ít nơi thành công vì họ không hiểu rằng để làm điều đó, họ phải bắt đầu với hệ thống giáo dục. Mọi nước đều muốn có “Thung lũng Silicon” với hàng nghìn công ti khởi nghiệp và hàng triệu việc làm trả lương cao nhưng mặc cho các chương trình của chính phủ để giúp cho các nhà doanh nghiệp với khoản tiền vay dễ dàng, khuyến khích thuế tốt hơn, cấp phép nhanh hơn v.v. nhưng ích lợi vẫn là ở kiểu công ti khởi nghiệp truyền thống. Bạn thấy nhiều nhà hàng, tiệm cà phê, quán kem, tiệm bánh mì, cửa hàng quần áo và người bán lẻ điện thoại di động nhưng không nhiều công ti khởi nghiệp phát kiến. Chừng nào hệ thống giáo dục còn chưa thay đổi, chừng nào sinh viên còn chưa học về STEM, cơ hội tạo ra nhiều công ti khởi nghiệp phát kiến sẽ vẫn là giấc mơ.

—-English version—-

The dream of “startup”

There is a misleading use of the term “Startup”. Many people consider themselves as “Entrepreneurs” because they own a “startup” so it is important to distinguish between the types of “startup”.

The first type of “Startup” is the traditional “small company” that also provides products and services and creates jobs. For example, a person decides to open a small restaurant or a bakery and it can be considered a startup according to the definition. A restaurant provides jobs for some people and it has its own products and service. However its impact is limited to local market and economy.

The second type of “startup” is an innovation-driven company focused on global markets based on technological, process or business model innovation. This type has potential to create hundreds or even thousands of high-skill jobs. If they succeed they could has significant impact to the economy. Most of this type of “startup” began in university, especially in the technology areas such as computer science or engineering. The founder is often someone who has both passion and skills in technology such as Steve Jobs, Bill Gates, or Mark Zuckerberg etc.

I have seen people use the term “startup” without clearly distinguish which types. Of course both types have similar challenges such as getting money, dealing with risks, and planning for growth etc. However, each type requires different trainings, education and support. Both types can help support the economy but at different levels and have different impacts. The traditional startup can help stabilize an economy by providing jobs for limited numbers of people. However the innovation type is particularly important because it can provide higher paying jobs for more people and helps accelerate economic growth.

The foundation of innovation startup is education, especially in areas such as Science, Technology, Engineering and Math (STEM). For this reason, to promote more “startup” everything should start with the education system. Without a strong education that focuses on STEM, it is difficult to develop innovation startup. Most innovation startups are founded by people with special technology skills and often have college levels of education. Innovation startup often can be expanding quickly into global markets and could create more jobs for the economy. That is why every government is promoting “innovation startup” as the driver for the economy but few succeed because they do not understand that in order to do that, they must start with the education system. Every country wants to have a “Silicon valley” with thousand of startups and million high paying jobs but despite government programs to help entrepreneurs with easy loan money, better tax incentives, faster permits etc. but the benefits is still the traditional startup type. You see more restaurants, coffee shops, ice cream parlors, bakeries, clothing stores, and mobile phone retailers but not many innovation startups. Unless the education system changes, unless more students are studying STEM, the chance of create more innovation startup would still be a dream.