0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Giáo dục trong xã hội tri thức

08.01.2021

Trong xã hội, giáo dục là nhân tố quan trọng nhất nhưng hệ thống giáo dục hiện thời lại dựa trên các phương pháp và quan niệm lỗi thời bị bắt rễ sâu từ thời trung cổ.

Ngay cả khi giáo viên nhận ra rằng việc truyền thụ tri thức bằng đọc bài giảng và phân sách cho đọc không còn là cách tốt nhất, họ vẫn không biết phải làm gì khác, cho nên họ tiếp tục dạy theo cách này. Khi học sinh phải ngồi hàng giờ trong lớp, nghe nhiều bài giảng, họ phát chán và đôi khi có hành vi không đúng thì họ bị khép kỉ luật. Điều này sẽ làm cho một số người trong họ sợ trường học và cuối cùng sợ việc học.

Ngày nay xã hội đang phức tạp lên hơn với nhiều thứ đáng quan tâm trong cuộc sống của học sinh đại học nhưng hệ thống đại học lại không có khả năng được điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi này, ít nhất thì cũng chưa. Không có cải tiến theo nhu cầu hiện thời, giáo dục không đạt tới mục đích và mục tiêu của nó về việc giáo dục cho học sinh trở thành người lớn, người có thể nghĩ về bản thân mình và xác định nghề nào họ có thể theo đuổi. Về mặt truyền thống, giáo dục được coi là quá trình qua đó tri thức hàn lâm nào đó được truyền cho học sinh bởi các giáo viên được huấn luyện tốt. Trường học là nơi việc học chính thức xảy ra và học sinh được nhóm lại dựa theo khả năng của họ để thi đỗ các kì thi.  Điều đó có thể là ý tưởng hợp lí  nhưng chúng ta có nghĩ về liệu việc tạo ra các kì thi để đánh giá học sinh là mục đích của giáo dục không? Với xã hội tri thức, tri thức phải được đánh giá bởi người dùng tri thức đó, bởi người có thể được ích lợi bởi tri thức đó, bởi công nghiệp hay bởi xã hội? Trường học có nên tập trung vào việc học và dạy nhưng không kiểm tra và so sánh? Tại sao chúng ta so sánh và dạy học sinh cạnh tranh chiếm đầu lớp? Nếu mọi người đều cạnh tranh để là số một thế thì ai sẽ là người số hai? Chúng ta có định loại bỏ các học sinh dựa trên hệ thống xếp hạng không? Khi học sinh không làm tốt bài thi, họ tin rằng họ đã thất bại; họ trở nên bị chán nản và thậm chí còn bỏ học. Họ có thực sự thất bại hay hệ thống giáo dục đã làm cho họ thất bại? Cách thức dùng bài thi để chọn học sinh giỏi bắt rễ sâu trong thời các triều đại vua chúa nơi học sinh đỗ được ban cho chức vụ nào đó và nơi có rất ít chức vụ được vua ban cho. Thời đó đã qua lâu rồi. Ngày nay đại học phải tập trung vào việc huấn luyện nhiều người có giáo dục để xây dựng xã hội, để theo kịp xu hướng toàn cầu, và việc bị loại bỏ bởi thi cử không phải là giải pháp tốt nhất. Là một giáo sư, tôi thấy rằng trong mọi đại học, có nhóm nhỏ các sinh viên trưởng thành; họ biết điều họ muốn học cũng như mục đích của họ, cho nên giáo viên chỉ phải dành nỗ lực tối thiểu để hướng dẫn họ vì họ tiến rất nhiều theo cách của mình. Có nhóm lớn các học sinh cần giúp đỡ, một số có thể không biết tại sao họ ở đó, một số bị lẫn lộn, một số còn chưa đủ trưởng thành, và một số có thể không có kĩ năng đúng, ít nhất cũng chưa có. Điều này nên là sự tập trung của mọi giáo viên để giúp họ thành công trong việc thu được giáo dục và do vậy họ có thể đóng góp cho việc phát triển đất nước.

Với cách mạng thông tin, ngày nay sinh viên đại học bị bão hoà bởi thông tin từ báo chí, ti vi, phim ảnh, sách vở, internet, trò chơi và phòng chat và  họ quả biết nhiều, nhiều hơn trước đây, cho nên tại sao tất cả họ phải học cùng tài liệu và không cho phép họ chọn điều họ muốn học về nghề nghiệp của mình? Giáo viên có nên giúp họ hình dung ra cách làm mọi thứ mà họ thực tế muốn làm không?  Nếu giáo viên dành thời gian giúp học sinh áp dụng tri thức bằng việc thực hành thay vì ghi nhớ thì chúng ta đã làm được tiến bộ rồi. Không ai đã bao giờ nhớ được mọi điều họ ghi nhớ vài ngày trước kì thi cho nên sao lại làm điều đó? Bằng việc thực hành tri thức, họ học các kĩ năng và thực tế biết cách thực hiện và đó chẳng phải là điều học tập tất cả là gì đấy sao? Học sinh phải có tri thức và kĩ năng để thực hiện mọi thứ ích lợi cho họ trong nghề nghiệp và trong cuộc sống của họ nhưng việc phát triển những kĩ năng thực hành này đã không phải là xem xét chính của cộng đồng hàn  lâm. Có phải đó là vì các giáo viên không biết cách áp dụng nó không? (Họ đã bao giờ làm việc bên ngoài lĩnh vực hàn lâm chưa?) hay đó là vì các giáo viên quá bận rộn? (Tiến hành nghiên cứu và viết bài báo để xuất bản trong các tạp chí hàn lâm) “Các kĩ năng thực hành” có nên được dạy như sự tập trung chính trong đại học thay vì chương trình hàn lâm hiện thời không? Với các tri thức thực hành, tôi ngụ ý kĩ năng đang được xã hội yêu cầu cao, không phải là tri thức thuần tuý hàn lâm chẳng liên quan gì tới điều xã hội cần. Tôi tin học sinh học tốt nhất khi họ theo đuổi mục đích mà họ thực sự quan tâm tới. Học sinh sẽ dành nhiều nỗ lực hơn để đạt tới mục tiêu của họ cho nên việc hướng nghề phải là nhân tố chính trong việc dạy và học tại mức đại học. Giáo dục phải là cuộc hành trình không chấm dứt bởi bằng cấp mà phải là học cả đời để cho bạn biết mình đang ở đâu trên cuộc hành trình, bạn cần gì, chướng ngại nào, và làm sao vượt qua, là những điều bản chất mà giáo viên có thể hướng dẫn.

Ngày nay trong cả các nước đã phát triển và đang phát triển, mức độ không thoả mãn với hệ thống giáo dục truyền thống đều cao. Có nhiều cuộc tranh cãi về thất bại của trường học, về thất bại của điểm kiểm tra, và về giáo dục lạc hậu. Đa dạng giải pháp đã được thảo luận nhưng dường như là không có sự đồng ý nào được đạt tới. Rõ ràng, hệ thống giáo dục đại học hiện thời đang bị thách thức bởi vì nó được tổ chức quanh ý tưởng của ngày hôm qua, nhu cầu của ngày hôm qua, và phương pháp của ngày hôm qua. Xét cách tiếp cận lớp học thông thường nhất: một giáo viên đứng trước hàng trăm học sinh cố gắng làm cho từng người học cùng một điều, ở cùng một chỗ, vào cùng một lúc. Cách tiếp cận này có ưu điểm là tương đối dễ dàng nhưng nó không có tác dụng bởi vì ngày nay học  sinh không là hệt như học sinh ngày hôm qua. Điều họ muốn biết, họ có thể tìm thấy qua nhiều kênh như báo chí, ti vi, từ bạn bè, sách vở, phim ảnh, internet, phòng chat, v.v. Cho nên họ không cần nhiều bài giảng nhưng họ cần nhiều hướng dẫn để áp dụng chúng, để dùng chúng cho nghề nghiệp của mình, và trở thành người đóng góp cho ích lợi của xã hội.  Tôi tin hướng dẫn đúng là mục đích tối thượng của giáo dục và là sứ mệnh của mọi giáo viên.

Tôi ngụ ý gì bởi hướng dẫn đúng? Chúng ta hãy nhìn vào tình huống trong nhiều đại học ngày nay. Bất kể bạn sống ở đâu, ở Mĩ, châu Âu hay châu Á, bạn đều thấy rằng nhiều hệ thống giáo dục cấp ba (đại học hay cao đẳng) đang trên bờ phá sản bởi vì học sinh từ chối học, bỏ trường, dùng ma tuý, hay lấy việc tìm thú vui là mục đích của họ. Tại sao học sinh không muốn học? Bởi vì trường học không dạy họ điều họ quan tâm mà buộc họ học điều giới hàn lâm tin là tri thức đúng. Huấn luyện đại học nên mở ra nhiều chọn lựa, nhiều đa dạng để cho nếu học sinh muốn học toán, chúng ta nên dạy họ về toán. Nếu học sinh muốn học âm nhạc thì cho phép họ học âm nhạc bởi vì nếu chúng ta để họ chọn điều họ muốn học, nơi họ muốn tới, nghề nào họ muốn đạt tới và hướng dẫn đúng cho họ, họ sẽ chọn tốt và tạo ra xã hội tri thức đa dạng.

Sứ mệnh của giáo viên nên là giúp đỡ cho học sinh hình dung ra họ thực tế muốn làm cái gì trong nghề nghiệp cả đời của họ. Là giáo viên, chúng ta phải bác bỏ ý tưởng rằng cái gì đó là đáng biết cho dù bạn chưa bao giờ làm gì với nó. Không ai nhớ những điều chẳng phục vụ cho mục đích nào cho nên tại sao làm cho họ phải học điều gì đó họ không thích? Bằng việc tìm ra tại sao một số học sinh muốn học cái gì đó trước khi bạn dạy nó sẽ là cách tốt hơn điều bạn nghĩ họ phải biết. Học sinh phải phấn đấu vì những ý tưởng cao hơn mục đích vật chất nào đó như làm nhiều tiền. Dùng  lợi nhuận để động viên học sinh học tập không phải là mục đích của giáo dục và không nên được cổ vũ. Mục đích của giáo dục là để giúp cho học sinh nghĩ về bản thân họ, hiểu nhu cầu của xã hội, nhận biết về xu hướng toàn cầu, mở rộng tri thức và kĩ năng của họ, và đóng góp cho ích lợi chung của xã hội. Họ phải học về các nghĩa vụ tinh thần như kính trọng cha mẹ, giáo viên, người già, cũng như các nguyên tắc của tính nhân văn, sự ngay thẳng, và trở thành người công dân tốt. Nếu học sinh thực sự học kĩ những điều này, nhân cách của họ dứt khoát sẽ là toàn thể và đó là mục đích tối thượng của giáo dục, có kĩ năng cần thiết để xây dựng xã hội tri thức, bảo vệ thực sự đất nước trong việc toàn cầu hoá và trong thế giới cạnh tranh cao độ này.

———–English  version  ————

 

In the knowledge society, education is the most important factor but current education system is based on an outmoded methods and concepts deeply rooted in the middle-age. Even when teachers realize that knowledge transfer by lecturing and assigning books to read are not the best way, they do not know what else to do, so they continue to teach in this manner. When students have to sit for hours in class, listening to a lot of lectures, they get bored and sometime misbehave then they are disciplined. This will make some of them fear of school and eventually fear of learning.

Today society is getting complicated with so many things interfering in the life of college students but university system has not be able to adjusted to accommodate these changes, at least not yet. Without improvement to current needs, education does not achieve its goal and purposes of educate students to become adults, who can think for themselves and determine what careers that they can pursue. Traditionally, education is considered to be a process whereby some academic knowledge is transmitted to students by well trained teachers. Schools are places where learning officially takes place and students are grouped based on their ability to pass exams.  It could be a rational idea but have we ever thought about whether creating exams to assess students is the goal of education? For a knowledge society, should knowledge be assessed by users of that knowledge, by those who could benefit by that knowledge, by the industry or by the society? Should schools concentrate on learning and teaching but not testing and comparing? Why are we comparing and teaching students to compete for the top places? If everyone compete to be number one then who will be second? Are we trying to eliminate our students based on a ranking system? When students did not do well in exams, they believe that they have failed; they become discouraged and eventually dropped out. Are they really failing or the education system has failed them? The way of using exams to select best students is deeply rooted in the dynasty era where passing students are granted certain positions and where there are very few positions from the emperor to give. That time has long passed. Today university must focus on training more educated people to build our society, to keep up with current global trends, and elimination by exams is not the best solution. As a professor, I found that in every university, there is a small group of matured students; they know what they want to study as well as their goals, so teachers only have to spend minimum efforts to guide them since they are very much on their way. There is a larger group of students who need help, some may not know why they are there, some are confused, some are not matured enough, and some may not have the right skills, at least not yet. This should be the focus of every teacher to help them to be successful in obtaining an education so they can contribute to the development of our country.

With the information revolution, today college students are saturated by information from newspapers, TV, movies, books, internet, games, and chat rooms and they do know a lot, more than before, so why should they all have to learn the same material and not allow to choose what they want to learn for their career? Should teachers help students figure out how to do things that they actually want to do?  If teachers spend time helping students to apply the knowledge by practicing rather than memorizing than we make progress already. No one ever remembers all the things they memorize few days before the exam so why do it? By actually practicing them, they learn the skills and actually know how to perform and is it what learning all about? Students must have the knowledge and skills to perform things that benefit them in their careers and in their life but the development of these practical skills has not been the primary consideration of academic community. Is it because teachers do not know how to apply it? (Have they ever worked outside the academic area?) or is it because teachers are too busy? (Conduct research and writing papers to be published in academic journals) Should “Practical skills” be taught as a major focus in university instead of the current academic program? By practical skills, I mean the skills that are in high demand by the society, not pure academic knowledge that is irrelevant to what society needs. I believe students learn best when they are pursuing a goal that they really care about. Students will put more efforts to achieve their goals so career guidance must be a key factor in the teaching and learning at university level. Education must be a journey that does not end with degrees but must be lifelong so knowing where you are on the journey, what you need, what obstacles, and how to overcome, are essential things that teachers can guide.

Today in both developed and developing countries, the level of dissatisfaction with the traditional educational system is high. There are many debates about the failure of schools, about falling test scores, and about obsolete education. A variety of solutions have been discussed but it seems that there is no agreement has been reached. Clearly, the current university education system is being challenged because it is organized around yesterday’s ideas, yesterday’s needs, and yesterday’s methods. Consider the most common classroom approach: one teacher standing in front of hundreds students trying to get each one to learn the same thing, at the same place, at the same time. This approach has the advantage of being relatively easy but it does not work because today students are not the same as yesterday. What they want to know, they can find it via many channels such as newspapers, TV, from friends, books, movies, newspapers, internet, chat rooms, etc. So they do not need more lectures but they do need more guidance to apply them, to use them for their careers, and become contributors to the benefit of society.  I believe proper guidance is the ultimate goal of education and the mission of every teacher.

What do I mean by proper guidance? Let us look at situation in many universities today. Regardless where you live, in the U.S, Europe or Asia, you will see that many tertiary education systems are on the verge of being bankrupt because students refuse to learn, drop out of schools, using drugs, or take pleasure seeking as their goals. Why students do not want to learn? Because schools do not teach them what they are interested in but force them to learn what the academic believe is the right knowledge. University training should be open for more choices, more diverse so if the students want to learn mathematics, we should teach them mathematics. If students want to learn music then allow them to learn music because if we let them choose what they want to learn, where they want to go,  what career they want to achieve and properly guide them, they will choose well and create a diverse knowledge society.

The mission of teachers should be helping students to figure out what they actually really want to do in their lifelong career. As teacher, we must get over the idea that something is worth knowing even you never do anything with it. No one remember things that serve no purpose so why make them learn something they do not like? By finding out why certain student would want to learn something before you teach it would be a better way rather than what you think they should know. Students must strive for higher ideas than some material goal like making more money. Using profit to motivate students to study is not the purpose of education and should not be encouraged. The purpose of education is to help students to think for themselves, to understand the needs of society, to aware of the global trends, to broaden their knowledge and skills, and to contribute to the common benefits of society. They must learn about moral obligations such as respect parents, teachers, the elders, as well as the principles of humaneness, righteousness, and become a good citizen. If students really learn these well, their personalities will definitely be wholesome and that is the ultimate goal of education, to have the necessary skills to build a knowledge society, to truly defense our country in this globalization and highly competitive world.