0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Hệ thống giáo dục tương lai

19.04.2021

Theo một báo cáo kinh tế, trong tương lai gần thị trường việc làm sẽ bị “phân cực” ra chỉ có việc làm “kĩ năng cao” hay việc làm “kĩ năng thấp.” Phần lớn việc làm “kĩ năng trung bình” sẽ được tự động hoá bởi công nghệ thông tin. Điều đó có nghĩa là sinh viên đại học phải học kĩ năng kĩ thuật để làm việc trong các việc làm “kĩ năng cao” bằng không họ sẽ không có khả năng tìm được việc làm nào. Phần lớn việc làm kĩ năng thấp sẽ được khoán ngoài cho các nước khác và được thực hiện bởi những người không có giáo dục tốt hay kĩ năng công nghệ.

Ngày nay các công ti cần công nhân có kĩ năng cao, đặc biệt những người có kĩ năng kĩ thuật thay vì người có tri thức chung. Người công nghiệp tin rằng tri thức chung đã sẵn có trên Internet, điều bạn biết là không quan trọng bằng điều bạn có thể làm với điều bạn biết. Đó là lí do tại sao họ tin kiểu giáo dục hội tụ vào tri thức chung và ghi nhớ là lỗi thời. Một quan chức điều hành giải thích: “Tại sao bận tâm ghi nhớ công thức và phương trình khi bạn có thể “Google” nó bằng việc dùng điện thoại thông minh của bạn?”

Không lâu trước đây, mọi người vào đại học, lấy bằng cấp, tìm việc làm, và làm cùng một việc cho tới khi họ về hưu. Ngày nay sinh viên vào đại học để phát triển kĩ năng được công nghiệp cần để cho họ có thể tìm được việc làm. Cho dù họ có việc làm nhưng với nhịp độ thay đổi công nghệ hiện nay, họ sẽ phải liên tục học kĩ năng mới, những điều mới, để giữ việc làm của họ nếu không ai đó khác sẽ lấy nó nếu họ có kĩ năng tốt hơn. Đó là thực tại của “Thời đại thông tin.”

Ngày nay bằng cấp đại học không còn là đảm bảo cho việc làm vì người tốt nghiệp phải chứng minh khả năng áp dụng tri thức để giải quyết vấn đề VÀ có kĩ năng mà công nghiệp cần. Họ cũng cần có kĩ năng mềm như tư duy phê phán, trao đổi và làm việc tổ để hoạt động tốt trong công nghiệp. Họ phải chấp nhận “thái độ học cả đời” vì mọi sự liên tục thay đổi, khi họ phải giám sát xu hướng công nghệ và xu hướng thị trường và liên tục học. Tất nhiên, mọi sinh viên đều cần tri thức cơ sở nào đó cũng như động cơ để làm điều đó. Sinh viên có động cơ, tò mò, và bền bỉ sẽ liên tục học và phát triển kĩ năng mới. Họ sẽ có khả năng tìm ra cơ hội tốt hơn, việc làm tốt hơn và đi lên một cách thành công.

Giáo dục truyền thống yêu cầu sinh viên học nhiều thứ mà một số có thể là không cần thiết. Sinh viên phải ghi nhớ nhiều sự kiện mà phần lớn trong họ không có quan tâm cho nên họ thường quên chúng ngay khi hết lớp. Bởi vì điều này, sinh viên thường trở nên kém động cơ về học tập và coi vào đại học chỉ là việc kéo dài của trung học thay vì là môi trường nơi họ học cái gì đó mới và kích động cho nghề nghiệp của họ. Do đó, cải tiến giáo dục KHÔNG nên chỉ là thay thế giáo trình này bằng giáo trình khác MÀ phải hội tụ vào phương pháp dạy mới để động viên sinh viên học để cho họ có thể phát triển đam mê riêng của họ về học tập và phát triển cảm giác mục đích trong đời họ.

Để làm điều đó, vai trò của thầy giáo sẽ thay đổi. Thay vì là nguồn tri thức, thầy giáo sẽ trở thành người kèm cặp và hướng dẫn sinh viên học để cho họ được động viên thám hiểm, khám phá và phát kiến và đóng góp cho xã hội. Vai trò của hiệu trưởng và trưởng khoa cũng sẽ thay đổi. Thay vì là người quản trị chương trình giảng dạy, họ sẽ trở thành những người lãnh đạo người quản lí sự cộng tác giữa trường học và công nghiệp để cho giáo dục trở thành một phần then chốt của dẫn lái kinh tế cho xã hội. Thay vì có nhiều bài kiểm tra, sinh viên sẽ có “danh mục giáo dục” để chứng minh bằng chứng làm chủ các kĩ năng như tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, và trao đổi v.v. Thầy giáo và người quản trị sẽ được đánh giá dựa trên bằng chứng về cải tiến trong công việc của sinh viên trong cả năm thay vì bao nhiêu sinh viên qua được kì kiểm tra ở cuối năm học. Chỉ thế thì giáo dục mới thực sự hiệu quả trong phát triển người tài, người có thể tạo ra khác biệt trong thế giới này.

—-English version—-

 

The future education system

According to an economic report, in the near future the job market will be “polarized” where there are only “High-skilled” jobs or “Low-skilled” jobs. Most “Middle-skilled” job will be automated by information technology. That means college students must learn technological skills to work in “High-skilled” jobs else they will not be able to find jobs. Most low-skilled jobs will be outsourced to other countries and done by people who do not have a good education or technology skills.

Today companies need high skilled workers, especially ones with technical skills rather people with general knowledge. Industry people believe that general knowledge is already available on the Internet, what you know is not important than what you can do with what you know. That is why they believe the type of education that focus on general knowledge and memorization is obsolete. An executive explains: “Why bother to memorize formulas and equations when you can “Google” it using your smart phone?”

Not long ago, people go to college, get degree, find a job, and work the same job until they retire. Today students go to college to develop skills that are needed by the industry so they can find jobs. Even they have job but given the pace of technological change, they will have to continue to learn new skills, new things, to keep their job or else somebody will take it if they have better skills. That is the reality of the “Information Age”.

Today a college degree is no longer a guarantee for job as graduates must demonstrate ability to apply knowledge to solve problems AND have the skills that industry need. They also need to have soft-skills such as critical thinking, communication, and teamwork to function well in the industry. They must adopt a “Lifelong learning attitude” as things continue to change, as they must monitor technological trends and market trends and continue to learn. Of course, every student needs some basic knowledge as well as motivation to do that. Students who are motivated, curious, and persistent will continue to learn and develop new skills. They will be able to find better opportunities, better jobs and move up successfully.

Traditional education requires students to learn so many things some maybe unnecessarily. Students must memorize so many facts that most of them have no interest in so they often forget them as soon as the class is over. Because of this, students often become less motivated about learning and go to college have become just an extension of high school rather than an environment where they learn something new and exciting for their careers. Therefore, improving education should NOT be just a substitute of one curriculum to another BUT to focus on new teaching methods to motivate students to learn so they can develop their own passion of learning and develop a sense of purpose in their lives.

To do that, the role of teachers will change. Instead of being the source of knowledge, teachers will become people who mentor and coach students to learn so they are motivated to explore, discover and innovate and contribute to the society. The role of Principals and Provost will also change. Instead of being the administrators of instructional programs, they will become leaders who manage the collaborations between schools and industry so education will become a key part of economic drivers for the society. Instead of having many tests, students will have “education portfolios” to show evidence of mastery of skills such as critical thinking, problem solving, and communication etc. Teachers and administrators will be judged on evidence of improvement in students’ work through the year instead of how many students pass tests in the end of the school year. Only then education will be truly effective in develop talents who can make a difference in this world.