0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Hướng dẫn nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục

24.06.2021

Quản lí nghề nghiệp là quá trình cả đời cần bắt đầu sớm nhất có thể được nhưng hiện thời phần lớn các trường không cung cấp hướng dẫn về quản lí nghề nghiệp. Với nhiều sinh viên, nghề nghiệp là cái gì đó được xét tới SAU KHI được tốt nghiệp, điều có thể giải thích tại sao có nhiều người tốt nghiệp không có việc làm. Việc lập kế hoạch nghề nghiệp không phải là cái gì đó được dạy cho người bị thất nghiêp để tìm ra việc làm mà nên được dạy cho mọi sinh viên để làm quyết định đúng TRƯỚC KHI vào đại học. Mọi sinh viên đều phải tự hỏi bản thân mình về việc chọn lĩnh vực học tập nào? Môn học nào cần hội tụ vào? Họ nên vào đại học hay vào trường hướng nghề, hay chỉ đi làm? Đại học nào sẽ là tốt nhất cho nghề nghiệp của họ? Tất cả những chọn lựa này có hệ quả lớn lên tương lai của họ và nên được dạy sớm để giúp cho họ làm quyết định đúng.

Ở một số nước, quyết định nghề nghiệp thường được phụ huynh của sinh viên làm nhưng nhiều phụ huynh không có đủ thông tin để hướng dẫn cho con cái họ. Một số phụ huynh đặt lời khuyên của họ trên kinh nghiệm của họ hay trên quá khứ thay vì tương lai. Nhiều người không xét tới mối quan tâm hay năng lực của con cái họ mà dựa trên suy nghĩ ước muốn riêng của họ. Vài năm trước, một người cha của sinh viên nói với tôi: “Sao bận tâm tới lập kế hoạch nghề nghiệp, cứ học y khoa, nha khoa và dược khoa thì mọi thứ sẽ tốt.” Tôi hỏi ông ấy: “Đây toàn là chọn lựa tốt nhưng những lĩnh vực này rất có tính chọn lọc. Điều gì xảy ra nếu sinh viên không vào những trường này? Họ có thể làm được gì khác?” Người cha im lặng rồi trở nên giận: “Làm sao thầy có thể nói điều đó được? Con tôi thông minh và chúng sẽ vào vào được.”

Sinh viên thường hỏi tôi: “Em không có chọn lựa; bố mẹ em muốn em học lĩnh vực này hay lĩnh vực kia.” Tất nhiên mọi phụ huynh đều có ‎ý định tốt vì họ muốn điều tốt nhất cho con cái họ nhưng lập kế hoạch nghề nghiệp KHÔNG phải là ước muốn hay ước mơ. Nó phải thực tế dựa trên xu hướng thị trường việc làm và tuỳ theo sự quan tâm, năng lực của sinh viên. Nó cũng phải bao gồm bản kế hoạch thay thế khi mọi sự không làm việc. Việc lập kế hoạch nghề nghiệp nên bắt đầu từ sinh viên, họ phải đánh giá mối quan tâm của họ, đam mê của họ, năng lực của họ rồi cố gắng đối sánh chúng với nhiều lĩnh vực học tập để làm hẹp lại vài khu vực mà họ muốn học. Đây là lúc sinh viên nên học về bản thân họ, về những điểm mạnh và yếu của họ và nên là gì để được độc lập, đặt ra tiến trình cho tương lai của họ. Họ phải đánh giá lĩnh vực học tập ưa thích của họ với thị trường việc làm và xu hướng công nghiệp để xác định tính thực tiễn cũng như cơ hội trước khi làm hẹp lại lĩnh vực mà họ muốn học. Có tất cả những thông tin này, họ nên thảo luận với bố mẹ họ, các cố vấn nhà trường về hướng dẫn thêm trước khi làm quyết định chung cuộc.

Ngay cả với nhiều thông tin sẵn có trên Internet ngày nay, nhiều sinh viên vẫn vào đại học mà không chắc chắn về lĩnh vực học của họ. Nhiều người chọn cái gì đó dựa trên ước muốn của bố mẹ họ thay vì năng lực riêng của họ và đó là lí do tại sao một số người không học tốt trong trường. Có phương hướng rõ ràng về nghề nghiệp của mình là quan trọng vì một số lĩnh vực yêu cầu nhiều chuẩn bị. Nếu họ không có nền tảng vững, họ có thể tụt lại sau và không thể theo kịp. Một số lĩnh vực như khoa học và kĩ nghệ yêu cầu các môn học phải được học theo trật tự. Bỏ lỡ hay không học được vài môn học trong năm thứ nhất nghĩa là sẽ mất thời gian lâu hơn để hoàn thành bằng cấp này.

Bằng việc biết nghề nào họ muốn theo đuổi, lĩnh vực nào họ muốn học TRƯỚC KHI vào đại học sẽ giúp cho họ chọn trường đúng. Có nhiều đại học, từng đại học đều có chương trình riêng của họ và tri thức chuyên gia của các thầy trong khoa và một số trường là tốt hơn các trường khác. Việc lựa chọn lĩnh vực học tập đúng, đại học đúng là cách tốt nhất để đảm bảo thành công nghề nghiệp. Phần lớn các thầy giáo đều làm việc tốt trong truyền thụ tri thức của họ cho sinh viên nhưng họ thường không chú ‎ý tới nghề nghiệp của sinh viên hay cái gì xảy ra trong thị trường việc làm. Nhiều thầy giáo chỉ dành chút thời gian để giúp sinh viên nghĩ về cơ hội nghề nghiệp nào là sẵn có, hay cách quyết định nghề nào cần phát triển. Mặc cho khối lượng thời gian mà sinh viên dành ra ở trường, chút ít thời gian nên được dành cho suy nghĩ về tri thức của họ có thể được áp dụng thế nào sau khi họ tốt nghiệp. Không có hướng dẫn nghề nghiệp thích hợp nhiều trường vẫn đang cung cấp “giáo trình hàn lâm” thiếu liên quan tới thị trường việc làm và liên quan tới bản thân sinh viên. Không có hướng dẫn nghề nghiệp, sinh viên có thể vật lộn với nghề nghiệp của họ sau khi tốt nghiệp.

Là thầy giáo và nhà giáo dục, chúng ta nên nghĩ về chỗ của giáo dục nghề nghiệp bên trong hệ thống giáo dục của chúng ta vì nghề nghiệp là quan niệm mạnh nên được đặt vào trung tâm của giáo dục thay vì bổ sung vào như một lời giải thích về sau.

—English version—

 

Career guidance in education system

Managing a career is a lifelong process which needs to start as early as possible but currently most schools does not provide guidance on career management. To many students, career is something to be considered AFTER graduated which may explain why there are many unemployed college graduates. Career planning is not something that taught to unemployed people to find job but should be taught to all students to make the right decision BEFORE entering college. Every student must ask themselves about what fields of study to choose? What subjects to focusing in? Should they go to college or vocational school, or just go to work? Which university will be best for their career? All of these choices have big implications for their future and should be taught early to help them make the right decision.

In some countries, career decisions are often made by students’ parents but many parents do not have enough information to guide their children. Some parents based their advices on their experiences or on the past rather than the future. Many do not consider their children’s interests or capability but on their own wishful thinking. Few years ago, a student’s father told me: “Why bother with career planning, just study Medical, Dental, and Pharmacy then everything will be fine.” I asked him: “These are all good choices but these fields are very selective. What happen if students did not get into these schools? What else could they do?” The father was silent then became angry: “How can you say that? My children are smart and they will get in.”

Students often told me: “I do not have a choice; my parents want me to study this field or that field.” Of course all parents have good intention as they want the best for their children but career planning is NOT a wish or a dream. It must be practical based on the job market trends and depending on the interests, the capability of the students. It must also include an alternative plan when things do not work out. Career planning should begin with the students, they must evaluate their interests, their passions, their capability then try to match them with several fields of study to narrow down to few areas that they may want to study. This is the time students should learn about themselves, about their strengths and weaknesses and what it would be to be independent, to set the course of their future. They must evaluate their preferred fields of study with the job markets and industry trends to determine the practicality as well as the opportunity before narrow down to a field that they wish to study. Having all of these information, they should discuss with their parents, school counselors for additional guidance before making the final decision.

Even with many information available on the Internet today, many students are still entering college uncertain about their fields of study. Many select something based on their parents’ wishes rather than their own capability and that is why some do not do well in school. Having a clear direction about their career is important because some fields require a lot of preparations. If they do not have a strong foundation, they may fall behind and cannot catch up. Some fields such as science and engineering require courses that have to be taken in order. Missing or failing a few courses in the first year means that it will take longer to complete the degree.

By knowing what career that they want to pursue, what field they want to study BEFORE entering college will help them to choose the right school. There are many universities, each with their own program and faculty expertise and some are better than others. Selecting the right field of study, the right university is the best way to guarantee career success. Most teachers do well in transfer their knowledge to students but they often do not pay attention about students’ career or what is happening in the job market. Many teachers only spent a little time helping students to think about what job opportunities are available, or how to decide which career to develop. Despite the amount of time that students spend in school, little time is devoted to thinking about how their knowledge might be applied after they graduated. Without adequate careers guidance many schools are still providing an “academic curriculum” that lacks relevance for the job market and for the students themselves. Without professional career guidance, students may struggle with their career after graduated.

As teachers and educators, we should think about the place of careers education within our education system because career is a powerful concept that should be placed at the heart of education rather than added on as an afterthought.