0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Khoán ngoài toàn cầu

12.01.2021

Ngày nay Ấn Độ vẫn còn là nhà khoán ngoài CNTT mạnh, với $87 tỉ đô la xuất khẩu phần mềm so với $2.6 tỉ đô la dành cho Trung Quốc và $1.1 tỉ đô la cho Nga (dữ liệu 2009).

Thị trường khoán ngoài ước lượng cỡ $ 2 nghìn tỉ đô la đang tăng trưởng mặc cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đó là lí do tại sao nhiều nước đang đi theo mô hình của Ấn Độ để đi vào trong thị trường khoán ngoài này. Lí do đơn giản: vào kinh doanh này không tốn kém nhiều, đó là ngành công nghiệp sạch, lợi nhuận cao, nó tạo ra nhiều việc làm và duy nhất đầu tư là vào giáo dục và đào tạo tốt.

Theo Gartner, hãng tư vấn chuyên về công nghệ thông tin “chín mươi phần trăm của mọi giao dịch khoán ngoài trên thị trường ngày nay đã được cấu trúc quanh lực lượng lao động có kĩ năng và giảm chi phí. Cứ ba tới bốn năm, sau khi giảm mọi chi phí có thể, các công ti sẽ tìm vị trí mới và nhà cung cấp mới với chi phí thấp hơn các nhà cung cấp trước.” Tuy nhiên, chuyển phần mềm sang các nước có chi phí thấp hơn mang rủi ro lớn với khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá và không ổn định địa lí, nhưng rủi ro lớn nhất là tri thức và kĩ năng của các nhà cung cấp mới. “Nếu họ không có kinh nghiệm và không làm tốt, điều đó có thể phủ định mọi việc giảm chi phí.”

Ngày nay Đông Âu là đích đến chính cho nhiều công ti châu Âu cần công nhân kĩ năng cao và chi phí thấp. Các nước như Ba Lan, Romania, Hungary rất năng nổ trong việc kiếm kinh doanh khoán ngoài. Khi Bob Gett, CEO của Optaros, một công ti ở Boston quyết định khoán ngoài ra hải ngoại, ông ấy đã tới thăm bẩy nước và cuối cùng đã dừng lại ở một công ti ở Bucharest, Romania. Gett thấy sự hấp dẫn của Romania bởi vì hệ thống giáo dục tốt, dân chúng dùng đa ngữ, và nhiều tài năng kĩ thuật. Giao tác khoán ngoài giúp giảm chi phí tới 60% và cho phép Optaros đưa ra giá tốt hơn cho khách hàng của mình.

Nga là chỗ then chốt khác cho khoán ngoài do hệ thống giáo dục tuyệt hảo của họ. Trong khi các công nhân phần mềm của họ đắt hơn Ấn Độ và Trung Quốc nhưng họ có các kĩ năng mà các nước khác không có. Người Ấn Độ và Trung Quốc rẻ hơn nhưng có giới hạn về điều họ có thể làm. Nếu công ti cần các nhà khoa học hàng đầu, các kĩ sư hàng đầu với nhiều kinh nghiệm, Nga chính là chỗ đó.

Ở Trung Quốc, Đại Liên, đang biến thành một trung tâm lí tưởng cho khoán ngoài, vì sự gần gũi của nó với cả Hàn Quốc và Nhật Bản, có số đông người CNTT có thể nói lưu loát tiếng Nhật Bản và Hàn Quốc. Đại Liên cũng là kẻ cạnh tranh với Bangalore, Ấn Độ bởi vì nó có lực lượng lao động phần mềm có kĩ năng, chi phí thấp hơn và đặc biệt dễ làm kinh doanh. Chính quyền địa phương đã hợp lí hoá mọi công việc giấy tờ để các công ti nước ngoài đầu tư vào Đại Liên. Theo nguồn tin chính phủ, công ti nước ngoài có thể được phép mở doanh nghiệp trong vòng hai ngày khi so sánh với sáu mươi ngày ở Bangalore, Ấn Độ. Năm 2009, có ba nghìn công ti nước ngoài đầu tư hay tái đầu tư vào Đại Liên làm thành phố này thành “Thành phố tăng trưởng nhanh nhất ở Trung Quốc ” với ba triệu việc làm phần mềm được tạo ra trong chưa tới một năm.

Nam Mĩ là phần hấp dẫn khác bởi vì múi thời gian là tương tự với Mĩ và kết cấu nền mạnh. Brazil là nước mới với xuất khẩu phần mềm $ 300 triệu đô la năm ngoái nhưng đang tăng trưởng nhanh. Các công ti bị kéo về kết cấu nền hiện đại của Brazil, với những cảng hàng không và xa lộ hạng nhất. Vận tải tốt, hệ thống giáo dục mạnh nằm trong những yếu tố then chốt ngay cả công nhân phần mềm ở Brazil cũng đắt hơn ở Ấn Độ hay Trung Quốc.

Châu Phi có lẽ là kẻ mới tới nhất. Vài nước châu Phi bây giờ đang thiết lập kết cấu nền của họ và sẵn sàng cho kinh doanh khoán ngoài. Họ có lẽ có chi phí thấp nhất cho việc làm kinh doanh vì công nhân phần mềm của họ sẵn lòng làm việc với ít tiền hơn nhiều. Tuy nhiên giáo dục của họ vẫn cần nhiều cải tiến trước khi họ có thể thực sự cạnh tranh được. Một mình chi phí sẽ không phải là yếu tố then chốt thêm nữa.

Trong khi công nghiệp khoán ngoài đang tăng trưởng nhanh và cạnh tranh ở mọi nơi, bức tranh này không tốt vậy cho Philippines. Vài năm trước, Philippines chiếm phần chính của thị trường do ưu thế ngôn ngữ nhưng hệ thống giáo dục của họ chậm chạp thay đổi, làm cho lực lượng lao động của họ bị lạc hậu công nghệ. Ngày nay nhiều công ti đang bỏ Philippines khi hợp đồng của họ chấm dứt và đi tìm những chỗ tốt hơn và công nhân có kĩ năng tốt hơn. Đa số công việc còn lại phần lớn là bàn trợ giúp và hỗ trợ hậu văn phòng. Thay vì cạnh tranh chỉ với Ấn Độ, bây giờ công nhân Philippines phải đương đầu với công nhân trên khắp thế giới, có giáo dục tốt hơn và kĩ năng tốt hơn.

—-English version—-

 

Global Outsourcing

Today India still remains as an IT outsourcing powerhouse, with $87 billion in software exports compare with $2.6 billion for China and $1.1 billion for Russia (2009 data). The outsourcing market estimated at $ 2 trillion dollars are still growing despite the global economy crisis. That is why many countries are following India’s model to enter into this outsourcing market. The simple reasons: It does not cost much to enter this business, it is a clean industry, highly profitable, it creates a lot of jobs and the only investment is good education and training.

According to Gartner, a consulting firm specializes in Information technology “Ninety percent of all outsourcing deals in the market today have been structured around skilled workforce and cost reduction. Every three to four year, after reducing all the costs possible, companies will find new location and new suppliers with lower costs than previous one”. However, moving software to new lower cost countries is a big risk with language and cultural differences and geopolitical instability, but the biggest risk is the knowledge and skills of newer suppliers. “If they don’t have experience and don’t do it well, it can negate all cost reductions,”

Today Eastern Europe is the major destination for many European companies who need high skilled workers and lower costs. Countries like Poland, Romania, Hungary are very aggressive in getting outsourcing business. When Bob Gett, CEO of Optaros, a company in Boston decided to outsource overseas, he visited seven countries and finally settled on a company in Bucharest, Romania. Gett found Romania attractive because of its good education system, multilingual population, and abundance of technical talent. The outsourcing deal helps reduces costs by 60% and allows Optaros to offer better prices to its customers.

Russia is another key place for outsourcing due mainly to its excellent education system. While their software workers are more expensive than India or China but they have the skills that other countries do not have. Indian and China are cheaper but there is limitation on what they can do. If company needs top scientists, top engineers with lot of experience, Russia is the place.

In China, Dalian, is turning out to be an ideal center for outsourcing, because of its closeness to both Korea and Japan has a large number of IT people who can speak fluently Japanese and Korean. Dalian is also a competitor to Bangalore, India because it has skilled software workforce, lower costs and especially easy to do business. Local government has streamlined all paper works for foreign companies invested in Dalian. According to government source, foreign company can get permission to open business in Dalian within two days as compare to sixty five days in Bangalore, India. In 2009, there were three thousand foreign companies invested or relocated to Dalian making this city “The fastest growing city in China” with three million software jobs created in less than one year.

South America is another attractive option because the time zones are similar to U.S and the infrastructure is strong. Brazil is a newcomer with $ 300 million software export last year but it is growing fast. Companies are drawn to Brazil’s modern infrastructure, with airports and highways that are first class. Good transportation, strong education systems are among the key factors even software workers in Brazil cost more than India or China.

Africa is probably the newest comer. Several countries in Africa are now set up their infrastructures and ready for outsourcing business. They probably have the lowest cost of doing business as their software workers are willing to work for much less. However their education systems still need a lot of improvement before they can really compete. Cost alone will not be a key factor anymore.

While outsourcing industry is growing fast and competitive is everywhere, the picture isn’t so good for the Philippines. Few years ago, It had a major piece of the market due to the language advantage but its education systems slowness to change, making its workforce technological obsolete. Today many companies are leaving the Philippines when their contracts end for better places and better skilled workers. The major works remain are mostly back-office help desks and supports. Instead of competing with just India, now Philippines workers have to go up against workers all over the world that have better education and better skills.