0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Kĩ thuật tự đánh giá

01.06.2021

Một thầy giáo trẻ hỏi tôi: “Là một thầy giáo mới, tôi muốn biết việc dạy của tôi hiệu quả thế nào? Làm sao tôi biết liệu sinh viên của tôi có học hay không? Có kĩ thuật mà tôi có thể dùng để đo tính hiệu quả của việc học của họ và việc dạy của tôi không? Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Để đảm bảo rằng sinh viên học trong lớp của bạn, bạn cần để cho họ biết tài liệu của bạn có liên quan thế nào tới mục đích giáo dục của họ. Không có mục đích giáo dục, nhiều sinh viên sẽ tới lớp nhưng tâm trí họ có thể ở đâu đó và không học mấy. Lúc bắt đầu môn học, tôi yêu cầu sinh viên viết ra một phát biểu quãng nửa trang giấy nói lên mục đích học tập của họ, các mong đợi về môn học, và một mô tả ngắn về cách họ lập kế hoạch để đạt tới mục đích của họ. Họ phải viết ra lí do tại sao họ lấy môn này, nó khớp thế nào với mục đích học tập của họ, và họ sẵn lòng dành ra bao nhiêu thời gian trong môn này.

Kĩ thuật này sẽ giúp cho sinh viên nghĩ về cách tài liệu môn học có thể liên quan với mục đích học tập của họ. Lúc ban đầu, phần lớn sinh viên sẽ phát biểu mục đích của họ như đạt được điểm kiểu như “Em muốn được điểm “A” cho môn này” và lí do để lấy môn này là “Nó được nhà trường yêu cầu để có được bằng cấp.” Tất nhiên, tôi muốn sinh viên hiểu rằng có nhiều thứ hơn nữa cho môn học chứ không chỉ là điểm và tài liệu môn học là nhiều hơn hơn chỉ có được yêu cầu về bằng cấp.

Phần lớn sinh viên năm thứ nhất và thứ hai hiếm khi nghĩ dưới dạng mục đích học tập cho nên để cho họ viết ra cái gì đó sẽ buộc họ nghĩ về mục đích của họ, cho dù vào lúc đó phần lớn đều không thực sự quyết tâm học cái gì. Sau khi tất cả họ đã hoàn thành phát biểu của họ, tôi thảo luận với họ về mục đích học tập mà tôi có cho họ như có khả năng làm cái gì đó hay giải quyết vấn đề và bằng việc có những kĩ năng này họ sẽ có khả năng làm việc tốt khi học làm việc trong công nghiệp. Chẳng hạn trong môn Big data của tôi, mục đích của tôi dành cho họ là: Họ phải có khả năng thiết lập và vận hành cụm “Hadoop”; viết chương trình “Map Reduce”; tiến hành phân tích thống kê cơ bản trên dữ liệu v.v. Tôi cũng gợi ý rằng họ thêm hai hay ba kĩ năng mềm mà họ sẽ học trong môn học này như có khả năng viết tốt hơn, hỏi câu hỏi hay, hay cho bài trình bày v.v làm mục đích của họ trong môn này.

Đến lúc đó một số sinh viên sẽ thay đổi mục đích của họ vì họ có thể thấy mục đích học tập của họ nên là gì. Khi họ bắt đầu hiểu mục đích học tập của họ, tôi thảo luận về tài liệu môn học trong quan hệ với điều họ có thể làm và cách nó khớp với mục đích học tập của họ. Khi sinh viên nhận ra rằng họ có thể học nhiều hơn là được điểm, và tài liệu sẽ giúp họ thực hiện tốt trong việc làm của họ, họ thường được động viên học thêm. Tôi thường bắt đầu lớp bằng việc nói: “Hôm nay chúng ta sẽ học về điều này và bằng việc biết điều này, các em có thể làm điều kia.” Thế rồi tôi giải thích cách tài liệu này có liên quan trực tiếp tới mục đích của sinh viên và nó quan trọng thế nào với cuộc sống làm việc tương lai của họ. Tại cuối mỗi bài, tôi hỏi họ họ nghĩ họ đang làm tiến bộ gì hướng tới mục đích học tập của họ. Điều đó thường dẫn tới một số thảo luận về các tài liệu mà có thể giúp cho họ đạt tới điều họ muốn học trong môn học.

Đến nửa chừng môn học, tôi yêu cầu họ viết ra một phát biểu nửa trang khác về điều họ đã học được từ môn học này. Tôi muốn họ viết là bản tự đánh giá về họ đáp ứng tốt thế nào cho mục đích cá nhân của họ đối với môn học. Tôi hỏi họ: “Các em có nghĩ các em xứng đáng điểm “A” hay điểm “B” hay thậm chí điểm thấp hơn? Tại sao các em nghĩ các em đáng phải được điểm đó như khi so sánh với hiệu năng thực tại của em (Điểm của họ về các câu hỏi và bài kiểm tra trong môn). Mặc dầu tôi không thu thập các phát biểu này nhưng vào lúc đó họ đã đánh giá được mục đích học tập riêng của họ và so sánh nó với tiến bộ thực của họ. Việc tự đánh giá là lời cảnh báo và nhắc nhở về việc học riêng của họ và kết quả đáng ngạc nhiên là sau đó, ngay cả sinh viên lười nhất cũng bắt đầu thay đổi hành vi của họ và học nhiều hơn. Giá trị của nhiệm vụ này là khuyến khích sinh viên nhìn vào mục đích học tập riêng của họ mà họ đặt cho bản thân họ và đánh giá họ đã đạt tới chúng tốt thế nào. Nếu một mục đích mà không được đạt tới, họ cần làm cái gì đó về nó. Thỉnh thoảng tôi sẽ hỏi họ nếu họ bắt đầu môn học từ đầu, họ có đặt cùng mục đích không hay họ có dành nhiều thời gian hơn cho học tập không.

Bằng việc cho phép sinh viên phát triển kĩ năng đánh giá qua việc thách thức họ, việc làm cho môn học có ý nghĩa với họ sẽ cho phép phần lớn trong họ điều chỉnh hành vi và học nhiều hơn. Trong phần lớn các lớp của tôi, không có ngạc nhiên là sinh viên biết họ sẽ được loại điểm nào ở lúc cuối vì tất cả họ đều kiểm tiến độ của họ khi họ kiểm tiến bộ của họ dựa trên đánh giá riêng của họ. Tôi tin mọi sinh viên đều nên có mục đích học tập riêng của họ, nơi họ sẽ có khả năng nói thạo về điều họ hi vọng đạt tới và kiểm tiến bộ riêng của họ từ kinh nghiệm học riêng của họ. Đây là một trong những khuyến khích then chốt mà tôi thường dùng với kết quả tốt.

 

—English version—

 

The self-assessment technique

A young teacher asked me: “As a new teacher, I want to know how effective my teaching is? How do I know whether my students are learning or not? Is there a technique that I can use to measure their learning and my teaching effectiveness? Please advise.”

 

Answer: To ensure that students are learning in your class, you need to let them know how relevant is your materials to their educational goals. Without learning goals, many students would go to class but their mind maybe somewhere and not learn much. At the beginning of the course, I ask students to write a half page statement that states their learning goals, expectations for the course, and a short description of how they are planning to achieve their goals. They must write the reason why they are taking this course, how does it fit their learning goals, and how much time they are willing to spend in this course.

This technique will help students to think about how the course materials may be relevant to their learning goals. In the beginning, most students will state their goals as achieving a grade such as “I want to get an “A” for this course” and the reason for taking the course as “It is required by the school to get a degree.” Of course, I want students to understand that there is much more to the course than just a grade and the course materials is more than just getting a requirement for the degree.

Most first and second year students rarely think in terms of learning goals so having them to write something will force them think about their goals, even at that time most are not really commit to learn anything. After they all complete their statement, I discuss with them about learning goals that I have for them such as be able to do certain things or solve problems and by having those skills they will be able to do well when they are working in the industry. For example in my Big data course, my goals for them are: They should be able to set up and operate a “Hadoop” cluster; write a “Map Reduce” programs; conduct basic statistical analysis on data etc. I also suggest that they add two or three soft-skills that they would learn in the course such as be able to write better, ask good questions, or give a presentation etc. as their goals in the course.

By that time some students would change their goals as they can see what their learning goals should be. As they begin to understand their learning goals, I discuss the course materials in relation with what they can do and how it does fits their learning goals. When students realize that they can learn much more than achieve a grade, and the materials will help them perform well in their jobs, they are often motivated to learn more. I often start the class by saying: “Today we will learn about this and by knowing this, you can do that.” Then I explain how this material directly relates to students goals and how important it is to their future working life. At the end of each class, I ask them what progress they think they are making toward their learning goals. It often lead to some discussions about the materials can help them to achieve what they want to learn in the course.

About half way in the course, I ask them to write another half page statement about what they have learned from the course. I want them to write a self-evaluation about how well they meet their personal goals for the course. I ask them: “Do you think you deserve an “A” or a “B” grade or even lower grades? Why do you think you should get that grade as it compare with your actual performance (Their grades on quizzes and tests in the course) Although I do not collect the statement but by that time they already evaluate their own learning goals and compare it with their actual progress. The self-evaluation is a warning and reminder of their own learning and the surprising result is after that, even the laziest students begin to change their behavior and study more. The value of this task is encourage students to look at their own learning goals that they set for themselves and assesses how well they have reached them. If a goal has not been reached, they need to do something about it. Sometime I would ask them if they are starting the course from the beginning, would they set the same goals or would they spend more time to study.

By allowing students to develop self-assessment skills by challenging them to make the course meaningful to them will allow most of them to adjust their behaviors and study more. In most of my classes, there is no surprise as students know what kind of grade they will get by the end as they all checking their progress based on their own evaluation. I believe every student should have their own learning goals where they should be able to articulate what they hope to achieve and check their own progress from their own learning experience. This is one of the key motivations that I often use with good result.