0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Làm việc cùng nhau

12.01.2021

Trong cuộc viếng thăm của tôi tới Trung Quốc tháng trước, một giáo sư nói với tôi: “Ngày nay sinh viên Trung Quốc tham vọng hơn sinh viên Nhật Bản và Mĩ, điều đó thì tốt nhưng nếu ông so sánh họ với sinh viên vào thập kỉ trước, họ vẫn có con đường dài cần để đuổi kịp. Với toàn cầu hoá, mọi sự ngày nay dễ dàng hơn nhiều, nhiều cơ hội hơn, nhiều tài liệu hơn, nhiều lớp hơn, nhiều sách hơn nhưng phần lớn sinh viên không biết cách đánh giá cao điều đó.

Mọi người trong thế hệ tôi phải làm việc rất vất vả để vượt qua gian khó với rất ít cơ hội. Là sinh viên, chúng tôi được phái đi làm lao động trong vùng nông thôn, hay trong nhà máy, và thậm chí trong quân đội để xây dựng lại Trung Quốc trước khi chúng tôi có thể tham dự học đại học. Ngay cả ở các đại học hàng đầu, cũng có rất ít lớp, ít sách, ít tài liệu, và ít cơ hội học tập. Tuy nhiên thế hệ chúng tôi đã vượt qua những chướng ngại này và làm cho Trung Quốc thành nước mạnh ngày nay bởi vì tất cả chúng tôi đều có tham vọng và quyết tâm.”

Trong cuộc viếng thăm của tôi tới Ấn Độ, người quản lí phần mềm nói với tôi: “Mười năm trước, tôi ước ao tôi có thể học tập ở Mĩ. Tôi đã được điểm tốt trong kì thi quốc gia và đã được chấp nhận vào đại học Mĩ nhưng tôi không đảm đương được việc đi học đó. Gia đình tôi không có tiền để trả cho giáo dục ở Mĩ cho nên tôi phải ở nhà và học ở đại học địa phương. Vào thời đó, hệ thống giáo dục của Ấn Độ còn chưa được tốt lắm với vài đại học, vài lớp, vài  cuốn sách và nhiều kì thi quốc gia. Hệ thống giáo dục thuộc địa đã không được thiết kế để giúp Ấn Độ mà dùng nhiều kì thi để giới hạn số người được giáo dục. Ngày nay tôi có thể đi sang Mĩ nếu tôi muốn nhưng không có lí do bởi vì giáo dục Mĩ đã tới Ấn Độ với nhiều trường hơn, nhiều lớp hơn và nhiều sách hơn. Toàn cầu hoá đã thay đổi mọi thứ, đặc biệt trong hệ thống giáo dục khi nhiều trường đang cộng tác với các đại học Mĩ để đem về đây các chương trình giáo dục tốt nhất. Điều này thực sự ích lợi cho thế hệ trẻ hơn của chúng tôi nhưng họ lại không biết cách đánh giá đúng nó. Mười năm trước khi còn là sinh viên đại học, chúng tôi đã phải dùng chung sách giáo khoa, mười người dùng chung một cuốn sách và từng người chỉ có vài giờ học tập rồi phải đưa sách cho người khác. Ngày nay, sinh viên có sách riêng của họ, máy tính xách tay riêng của họ, họ có truy nhập internet để học nhiều tài liệu hơn, nhưng họ không học tập chăm chỉ cần mẫn. Phần lớn trong số họ dành thời gian cho trò chơi máy tính thay vì học tập. Họ không kính trọng thầy giáo và thích nghi với thái độ xấu dựa trên điều họ học trong phim ảnh và trò chơi video bạo lực. Thế hệ chúng tôi làm việc vất vả để làm cho Ấn Độ mạnh nhưng thế hệ trẻ bị làm hỏng bởi mọi thứ của cải chúng tôi đã tạo ra cho họ.

Cả Trung Quốc và Ấn Độ bây giờ đang thịnh vượng trong nền kinh tế toàn cầu mới và cả hai nước đều có tỉ lệ tăng trưởng vượt quá 20% trong mười năm qua. Họ đã biến đổi nền kinh tế nông nghiệp chi phối thành nền kinh tế dựa trên công nghiệp và cuối cùng là nền kinh tế dựa trên công nghệ. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng kinh tế này, họ vẫn trông đợi tăng trưởng 7% tới 9 % khi hầu hết các nước đã phát triển là may mắn nếu họ có thể xoay xở được tỉ lệ tăng trưởng 1% tới 2%.  Có thể là trong tương lai gần, trung tâm của công nghiệp công nghệ cao có thể dịch chuyển sang Ấn Độ và Trung Quốc bởi vì họ đang tạo ra nhiều nhà khoa học và kĩ sư hơn bất kì nước nào trên thế giới. Cùng nhau các đại học của họ đang cho tốt nghiệp hàng triệu người kĩ thuật mỗi năm và chuẩn sống đã được cải thiện rõ rệt. Khi tôi nhìn vào thành công của họ, một điều rõ ràng tới trong tâm trí tôi: Quyết tâm của người của họ, đặc biệt là sinh viên những người có tham vọng và có động cơ vượt qua mọi chướng ngại để xây dựng các nước chưa phát triển thành các nền kinh tế hùng mạnh.

Là một giáo sư nghiên cứu, tôi có may mắn du hành nhiều ở Trung Quốc và Ấn Độ trong hai mươi năm qua và đang trải nghiệm tác động của hai kẻ khổng lồ kinh tế đang vươn lên này. Mới mười năm trước, phố xá Bắc Kinh còn đầy xe đạp nhưng ngày nay nó có nhiều ô tô hơn, đặc biệt là xe mới nhiều hơn bất kì thành phố nào ở Mĩ hay châu Âu. Trung Quốc có nhiều toà nhà mới, nhiều nhà hàng mới, nhiều doanh nghiệp mới và hơn 10,000 công ti phần mềm vận hành với nhiều việc làm hơn được tạo ra hàng ngày. Mới mười năm trước không ai ở Mĩ đã bao giờ nghe nói tới tên các công ti Ấn Độ như Infosys TCS, hay Wipro nhưng ngày nay họ là những người khổng lồ trong công nghiệp dịch vụ phần mềm còn lớn hơn cả IBM, lớn hơn HP và có thể chẳng mấy chốc sẽ chi phối thị trường dịch vụ. Ngày nay, cả Trung Quốc và Ấn Độ không còn là nguồn lao động chi phí thấp nữa mà là các nước công nghệ có kĩ năng cao và là các nền kinh tế đang vươn lên nhanh, còn nhanh hơn bất kì nước nào trong lịch sử. Có nhiều sách viết về việc vươn lên nhanh chóng của hai nước này, nhiều sách tập trung vào định hướng của chính phủ, chính sách kinh tế và đầu tư nước ngoài. Có một nhân tố then chốt mà nhiều tác giả đã không nhắc tới nhưng tôi nghĩ là quan trọng nhất: Chính quyết tâm và tham vọng của người của họ để thay đổi cho tốt hơn.

Tôi đồng ý với bạn tôi ở Trung Quốc và Ấn Độ về tham vọng của các thế hệ của họ cũng như nỗ lực của họ để xây dựng lại nền kinh tế của họ. Tuy nhiên, tôi tin với hướng dẫn đúng, họ có thể giúp lãnh đạp thế hệ trẻ hơn tiếp tục công trình của họ. Phải mất nhiều năm cho thế hệ đó xây dựng nên nền kinh tế mạnh và sẽ cần nhiều thế hệ làm việc cùng nhau để duy trì sức mạnh đó. Khi mà thế hệ trẻ hiểu được và đánh giá cao công trình của thế hệ trước, họ có thể tiếp tục nỗ lực để làm cho nền kinh tế mạnh hơn. Chìa khoá cho cả hai thế hệ làm việc với nhau là giáo dục và đào tạo đúng. Thế hệ trước đã làm thành công và họ nên dành thời gian để truyền tham vọng của họ cho thế hệ trẻ hơn bằng giáo dục thế hệ trẻ là người tốt hơn, con trai và con gái tốt hơn, các nhà chuyên môn tốt hơn và công dân tốt hơn. Với hướng dẫn đúng, với giáo dục có chất lượng, cùng nhau họ có thể xây dựng nền kinh tế mạnh hơn.

—-English version—-

 

working together

During my visit to China last month, a professor told me: “Today Chinese students are more ambitious than Japanese and American which is good but if you compare them with students few decades ago, they still have a long way to catch up. With globalization, things are much easier today, more opportunities, more materials, more classes, more books but most students do not know how to appreciate that. People in my generation had to work very hard to overcome hardships with little opportunities. As students, we were sent to do labor works in rural areas, or in factories, and even in the military to rebuild China before we can attended university. Even in top university, there were very few classes, few books, few materials, and few learning opportunities. However our generations overcame these obstacles and make China a strong country today because we all have ambitions and determinations”.

During my visit to India, a software manager told me:” Ten years ago, I wish that I could study in the U.S. I had good grade in the national exam and got accepted to an U.S university but I could not afford it. My family did not have money to pay for an U.S Education so I had to stay home and study in our local university. At that time, India’s education system was not very good with few universities, few classes, few books and many national exams. The colonial education system was not designed to help India but using more exams to limit number of educated people. Today I can go to the U.S if I want to but there is no reason because U.S education has come to India with more schools, more classes and more books. Globalization has changed everything, especially in education system as many schools are collaborating with U.S universities to bring their best education programs here. This really benefits our younger generation but they do not know how to value it. Ten years ago as university students, we had to share textbooks, ten of us shared one book and each only had few hours to study then had to give the book to others. Today, student has their own books, their own laptop computers, they have internet access to learn more materials, but they do not study hard. Most of them spend time on computer games instead of studying. They do not respect teachers and adapt bad attitude based on what they learn in movies and violent video games. Our generation worked hard to make India strong but younger generation is spoiled by all the wealth that we created for them.

Both China and India are now prospering in the new global economy and both countries has growth rate exceeding 20% in the past ten years. They have transformed a dominant agriculture economy into an industrial based economy and eventually a technology based economy. Even in this financial crisis, they are still expecting 7% to 9 % growth when most developed countries are lucky if they can manage at 1% to 2% growth rate.  It is possible that in a near future, the center of high technology industry could shift to India and China because they are producing more scientists and engineers than any country in the world. Together their universities are graduating millions technical people each year and the standard of living has significantly improved. As I looked at their successes, one thing clearly comes to my mind: The determination of their people, especially their students who are ambitious and motivated to overcome all obstacles to build their underdeveloped countries into powerful economies.

As a research professor, I have been fortunate to travel extensively in China and India in the past twenty years and experiencing the impact of these two rising economic giants. Just ten years ago, the streets of Beijing were full of bicycles but today it has more cars, especially newer cars than any cities in the U.S or Europe. China has more new buildings, more new restaurants, more new businesses and more than 10,000 software companies operating with more jobs being created everyday. Just ten year ago, nobody in the U.S have even heard of Indian company names such as Infosys TCS, or Wipro but today they are the giants in the software service industry bigger than IBM, bigger than HP and could dominate the service market soon. Today, both China and India are no longer the source of low cost labor anymore but a highly skilled technology countries and fast rising economies, faster than any country in history. There are many books written about the fast rising of these two countries, many focus on government directions, economy policies and foreign investments. There is one key factor that many authors did not mention but I think is the most important: It is their people’s determination and their ambitions to change for the better.

I agree with my friends in China and India about the ambitions of their generation as well as their efforts to rebuild their economies. However, I believe with proper guidance, they could help leading the younger generation to continue their works. It takes many years for that generation to build a strong economy and it will take many generations working together to maintaining that strength. As long as the younger generation understands and appreciates previous generation’s works, they can continue the efforts to make the economy stronger. The key for both generations to work together is proper education and trainings. The previous generation has done successfully and they should spend time transferring their ambitions to younger generation by educate them to be better persons, better sons and daughters, better professionals, and a better citizens. With proper guidance, with quality education together they can build a much stronger economy.