0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Một bài học về công ti khởi nghiệp

08.04.2021

Như một phần của lớp khởi nghiệp, tôi thường chia sẻ những câu chuyện của các nhà doanh nghiệp thành công với sinh viên để cho họ có thể học được cái gì đó từ kinh nghiệm của người khác. Câu chuyện này dựa trên một ghi chép từ bạn tôi, một giáo sư ở Ấn Độ, nơi Karam Elahrian tới và nói chuyện cho sinh viên của ông ấy.

Là một nhà doanh nghiệp, Karam Elahian đã khởi đầu mười công ti, trong đó sáu công ti đã rất thành công. Tuy nhiên, anh ta thích nói về thất bại “đầu tiên và to nhất” mà anh ta coi là quan trọng. Anh ta tới trong chiếc xa Ferrari đỏ với biển số: “Momenta”, tên của công ti anh ta đã khởi đầu năm 1989, nhưng đã thất bại và tiêu tốn của anh ta nhiều tiền. Anh ta nói: “Tôi chưa bao giờ quên kinh nghiệm này, nó làm thay đổi đời tôi.”

Elahian có bằng thạc sĩ về kĩ nghệ máy tính từ đại học Utah. Sau khi tốt nghiệp, anh ta được việc làm tại Hewlett Packard nhưng sau đó vài năm, anh ta bỏ và lập ra công ti khởi nghiệp riêng của mình có tên là CAE Systems năm 1981. Anh ta nói: “Tôi bao giờ cũng thích làm cái gì đó kích động. Sống ở thung lũng Silicon, tôi thấy nhiều nhà doanh nghiệp có công ti riêng của họ; điều đó khuyến khích tôi khởi đầu công ti riêng của tôi. Vào thời đó không có đào tạo, không có chia sẻ kinh nghiệm, và chúng tôi không biết cách khởi đầu công ti nhưng bạn nhìn vào những người như Steve Jobs và nghĩ nếu ông ấy có thể làm được, tôi cũng có thể làm được điều đó.”

“Lúc ban đầu, chúng tôi có vài vấn đề vì chúng tôi không biết cách khởi đầu công ti nhưng chúng tôi học nhanh chóng. Sức mạnh của chúng tôi là ở chỗ chúng tôi có nhiều kĩ sư có kĩ năng cho nên qua thời gian công ti khởi nghiệp của chúng tôi đã làm tốt. Tôi tin kĩ năng doanh nghiệp có thể được học nhanh chóng nhưng kĩ năng kĩ thuật là cái gì đó xác định nên thành công hay thất bại của bạn. Nếu bạn muốn khởi đầu một công ti công nghệ, bạn phải có kĩ năng kĩ thuật và thuê nhiều người có kĩ năng, bằng không bạn sẽ không thành công. Công ti khởi nghiệp đầu tiên của chúng tôi đã tăng trưởng nhanh và bắt đầu cạnh tranh với người khổng lồ điện tử lớn hơn có tên Tektronix. Cạnh tranh có thể là tệ cho kinh doanh của cả hai cho nên họ quyết định mua công ti nhỏ của tôi và trả cho tôi $75 triệu đô la về nó. Năm 1984 đó là nhiều tiền và tôi đã rất sung sướng với thành công đầu tiên của tôi.”

Anh ta cười: “Phần lớn mọi người sẽ nghỉ ngơi một chút nhưng “thành công nhỏ” này nhắc tôi nghĩ tới ý tưởng khác cho nên chỉ trong vài tháng, tôi khai trương công ti khởi nghiệp thứ hai có tên là Cirrus Logic. Từ kinh nghiệm trước trong công ti khởi nghiệp, tôi đã làm tăng trưởng công ti này nhanh chóng nhưng thay vì để nó bị mua, tôi quyết định bán cổ phần và đi vào thị trường chứng khoán niêm yết (IPO) nơi công ti đạt giá trị $150 triệu đô la. Trong khi quản lí Cirrus, một hôm tôi có giấc mơ trong đó tôi đọc tin tức và xem video trên máy tính nhỏ quãng kích cỡ cuốn sách. Đây là giấc mơ kì lạ vì vào thời đó Laptop và Tablet chưa tồn tại.”

Anh ta tiếp tục: “Tôi thích ý tưởng này nhiều thế và quyết tâm rằng nó phải là “hứng khởi đặc biệt” cho nên tôi quyết định tạo ra công ti khởi nghiệp khác để làm cho giấc mơ đó thành thực tại. Tôi tin nó sẽ là thành công khác cho nên tôi thu thập tiền bạc của tôi và khai trương công ti khởi nghiệp thứ ba mà tôi nghĩ sẽ là một trong những công ti lớn nhất ở thung lũng Silicon. Hai thành công trước của tôi đã cho tôi cảm giác về không thể bị thất bại cho nên tôi đã đầu tư quãng $40 triệu đô la cho kinh doanh mới. Nhiều nhà đầu tư thấy thành công ban đầu của tôi và đã đầu tư tiền vào công ti mới của tôi nữa. Tôi khởi đầu công ti khởi nghiệp thứ ba có tên là “Momenta” với nhiều tiền.

Anh ta giải thích “Ý tưởng của tôi là phát triển máy tính nhỏ mà có thể gửi và nhận fax nơi mọi người có thể mang chúng theo họ bất kì chỗ nào họ đi. Nó tương tự như máy tính bảng ngày nay nhưng vào thời đó Internet và công nghệ không dây vẫn còn mới và chưa chín. Tôi đã không nhìn vào những công nghệ này vì tôi là kĩ sư phần cứng và tôi rất kiêu ngạo. Tôi không nghĩ tôi có thể sai. Vấn đề là máy tính nhỏ của tôi không được kết nối với cái gì và không thể gửi hay nhận fax cho nên tôi thiết lập một trung tâm dữ liệu để nhận và chuyển tiếp fax cho thiết bị này. Ý tưởng điên rồ của tôi đã đi trước thời đại vì không có kết cấu nền và công nghệ chưa được phát triển đầy đủ nhưng tôi đã không bận tâm. Như kẻ đánh bạc, tôi chỉ muốn làm mọi sự theo ý tôi, tôi không nghe ai cả. Tôi mất nhiều tiền vì ý tưởng điên rồ này và nó đã làm thay đổi triết lí đời tôi.”

Anh ta nói: “Một hôm tôi đi làm và thấy mọi nhà đầu tư tổ chức cuộc họp cổ đông. Tôi tự nhủ mình, tôi là giám đốc điều hành (CEO), chủ tịch và chủ toạ công ti, và tôi đã không triệu tập cuộc họp cổ đông cho nên tại sao họ ở đó. Họ nói, “Chúng tôi đã quyết định sa thải ông vì chúng tôi mất mọi tiền trong công ti khởi nghiệp này.” Điều này tới như cú sốc lớn với tôi và tôi từ chối chấp nhận sự kiện rằng tôi đã thất bại. Tôi rất giận họ. Làm sao họ dám đuổi tôi vì tôi là người chủ?”

“Ngày hôm sau, tôi thức dậy và bắt đầu đi làm nhưng vợ tôi nói, “Anh đi đâu vậy? Anh mới bị đuổi việc. Anh không có công ti để vận hành và không có việc, anh cũng không còn tiền nữa.” Tôi đã không tin rằng họ có thể đuổi tôi và tôi đã không chấp nhận sự kiện đó. Sau vài ngày từ chối và giận dữ, tôi bắt đầu chấp nhận thực tại nhưng tôi không chắc phải làm gì với đời tôi cho nên tôi quyết định “đi quanh” như thổ dân ở Australia.”

“Tục lệ của những người Australia này là ở chỗ nếu họ bị lẫn lộn và không biết phải làm gì với đời họ, họ sẽ đi vào sa mạc và cứ đi loanh quanh và không về nhà chừng nào họ còn chưa đạt tới câu trả lời hay tìm ra chỗ an bình bên trong bản thân họ. Ở một mình trong sa mạc hay trong rừng riêng mình bạn trong nhiều ngày hay nhiều tháng sẽ làm sạch tâm trí bạn. Bạn không có ai để nói chuyện và không có ai để phụ thuộc cho nên bạn phải đương đầu với bản thân bạn. Bạn cứ bước đi và học cách tồn tại cho bản thân bạn trong tự nhiên và điều đó dạy cho bạn nhiều thứ mà bạn thậm chí không nghĩ tới. Nếu bạn không thể giải quyết được vấn đề thì bạn cứ đi nữa cho tới khi bạn chết và thổ dân coi rằng bạn không đáng sống.”

Anh ta tiếp tục: “Tất nhiên, việc đi quanh của tôi không giống điều đó nhưng tôi đã lang thang từ chỗ nọ sang chỗ kia trong 13 tháng. Tôi đã đi qua nhiều nước, học các ngôn ngữ và tục lệ mới trước khi nhận ra điều tôi cần làm với đời tôi. Tôi quyết định tiếp tục khai trương công ti khởi nghiệp công nghệ mà có thể đem mọi người lại với nhau; tăng trưởng chúng lớn hơn, lấy công ti toàn cầu nhưng lần này tôi sẽ làm nó với thái độ khác. Từ giờ trở đi, tôi sẽ không tham lam và kiêu ngạo và tôi sẽ lắng nghe người khác và học từ họ. Cho nên tôi về nhà và khởi đầu Entopia, dịch vụ Internet để quản lí tri thức. Đó là thất bại khác và tôi lại mất tiền lần nữa nhưng tôi coi đó là phép thử cho sức mạnh của tôi cho nên sau vài tháng, tôi khởi đầu công ti khác có tên là Cahoots cho phép mọi người cộng tác và tương tác qua Internet. Cả hai công ti đều được thành lập năm 1999 và cũng thất bại. Nếu bạn nhớ rằng đó là thời của hiện tượng dot.com và nhiều công ti cũng thất bại nữa. Toàn thể ngành công nghiệp bị sụp đổ, mọi người đều giận dữ, các nhà đầu tư mất niềm tin vào công nghệ, thanh niên rời bỏ học khoa học máy tính và kinh tế là rất tồi tệ. Nhưng bằng cách nào đó tôi vẫn còn bình thản.”

Anh ta dừng lại một chốc và nói: “Nếu tôi khởi đầu công ti khác, mọi người sẽ coi tôi là điên sau tất cả những thất bại này nhưng tôi vẫn làm. Nhà doanh nghiệp không bao giờ bỏ cuộc, người đó phải học từ sai lầm của mình và tiếp tục. Tôi kiểm điểm mọi sai lầm của mình và dõi vết lại mọi bước để xác định điều tôi đã làm sai và tại sao mọi sự không làm việc như mong đợi. Ngày nay nhiều người trong các bạn chắc sẽ nghĩ điều đó là đơn giản vì các bạn được dạy về khởi nghiệp nhưng trong năm 1999, chẳng ai biết gì về công ti khởi nghiệp cả. Không có lớp, không có giảng dạy, và không có đào tạo cho nên bạn tự học mọi thứ.”

“Tôi bắt đầu thu thập thông tin và tự hỏi mình: Ai có thể là khách hàng? Thị trường lớn tới mức nào? Ai là kẻ cạnh tranh của tôi? Tôi nên đặt giá bao nhiêu? Tôi vươn tới khách hàng nào? Làm sao tôi có được khách hàng mới? Làm sao tôi giữ được khách hàng? Làm sao tôi tăng trưởng doanh nghiệp của tôi? Làm sao tôi đưa công ti của tôi ra toàn cầu?

Anh ta cười to: “Tôi thấy một số trong các bạn mỉm cười vì các bạn đã học về điều đó trong lớp này nhưng mười hai năm trước, không có lớp như vậy. Tôi đã làm mọi thứ dựa trên việc học từ thất bại của tôi. Cho nên tôi đã khai trương công ti thứ sáu có tên là Centillium Communications, đi ra công khai với giá trị $700 triệu đô la năm 2000 và đạt tới tổng giá trị cổ phiếu thị trường là trên $4 tỉ đô la. Điều này chỉ sau thất bại dot.com nhưng công ti của tôi đã làm tốt vì nó được lập kế hoạch cẩn thận với mọi chi tiết về cách làm ra tiền và cách sinh lời được. Các bạn đã học đi theo qui trình, các bạn đã học làm mọi thứ một cách logic và các bạn học cách là nhà doanh nghiệp thành công.”

Anh ta tiếp tục: “Nhưng mọi thứ tôi đã làm, tôi đã học từ thất bại đầu tiên của tôi: Tôi đã học cách khiêm tốn, tôi đã học cách kiên nhẫn, tôi đã học cách tử tế với người khác, tôi đã học cách ca ngợi mọi người ngay cả với những người không tốt với tôi. Về căn bản, tôi đã học là con người tốt hơn. Là người trẻ và thành công, tôi đã phạm nhiều sai lầm, tôi đã kiêu căng, tôi đã đối xử tệ với mọi người, tôi cứ tưởng rằng tôi là không thể thất bại được và tôi bỏ qua họ. Thất bại của tôi về việc bị đá ra khỏi công ti mà tôi đã thành lập dạy cho tôi bài học lớn. Không có bài học nào quí giá hơn thất bại và bạn phải mở hội mừng thất bại. Nó có thể làm dịu đi nhân cách của bạn và lát đường cho thành tựu lớn về sau.”

Anh ta kết luận: “Cho nên bạn có thể hỏi ai đó như tôi làm gì sau khi khai trương công ti rất thành công? Tôi đã khởi đầu ba công ti nữa theo cùng qui trình và chúng tất cả đều thành công. Điều đó đưa tôi tới của cải và giầu có nhưng tôi đã không dừng ở đó. Tôi chắc rằng bạn nghĩ tôi tham. Vâng, tôi rất tham nhưng đây là tham khác. Tôi đã khởi đầu công ti thứ mười của tôi có tên là iEinstein, một công ti về học điện tử e learning được thiết kế dành cho người nghèo người không thể đảm đương được việc tới trường. Tôi tới Ấn Độ và thấy toàn người nghèo ở đây mà không hi vọng nào cho nên mục đích của tôi là đầu tư vào kinh doanh mới này và những công nghệ mà trao quyền cho thanh niên và người nghèo. Tôi muốn làm ra khác biệt trong thế giới này vì tôi tin vào khởi nghiệp và bằng việc tạo ra nhiều công ti khởi nghiệp là “cách nhanh nhất để giảm nghèo” trong bất kì nước nào.

 

—-English version—-

 

A lesson about Startup

As part of the entrepreneurship class, I often share stories of successful entrepreneurs with students so they may learn something from other people’s experiences. This story is based on a note from my friend, a professor in India, where Karam Elahrian came and talked to his students.

As an entrepreneur, Karam Elahian had started ten companies, of which six were very successful. However, he liked to talk about his “First and biggest” failure that he considered important. He arrived in a red Ferrari with the number plate: “ Momenta”, the name of a company he started in 1989, but failed and cost him a lot of money. He said: “I never forget this experience, it changed my life.”

Elahian has a Masters in Computer Engineering from the University of Utah. After graduated, he got a job working at Hewlett Packard but after few years, he left and set up his own startup called CAE Systems in 1981. He said: “I always like to do something exciting. Living in Silicon Valley, I saw many entrepreneurs who had their own company; it encouraged me to start my own. At that time there was no training, no sharing of experience, and we did not know how to start a company but you looked at people like Steve Jobs and thought if he can do it, I can do it too.”

“In the beginning, we had few problems because we did not know how to start a company but we learned quickly. Our strength was that we had many skilled engineers so overtime our startup did well. I believed business skills can be learned quickly but technical skills were something that determined your success or failure. If you wanted to start a technology company, you must have technical skills and hired a lot of skilled people, else you will not succeed. Our first startup grew fast and began to compete with a bigger electronic giant called Tektronix. A competition could be bad for the business of both so they decided to buy my small company and gave me $75 million dollars for it. In 1984 that was a lot of money and I was very happy with my first success.”

He laughed: “Most people would rest for awhile but this “small success” prompted me to think of another idea so in just few months, I launched a second startup called Cirrus Logic. From previous experience in startup, I grew the company quickly but instead of let it got acquired, I decided to issued stocks and enter an Initial Public Offering (IPO) where the company was valued at $150 million. While managing Cirrus, one day I had a dream in which I was reading news and watching videos on a small computer about the size of a book. This was a strange dream because at that time Laptop and Tablet did not exist yet.”

He continued: “I liked the idea so much and determined that it must be a “special inspiration” so I decided to create another startup to make that dream a reality. I believed it would be another success so I gathered my money and launched a third startup that I thought would be one of the biggest companies in Silicon Valley. My two previous successes had given me a sense of invincible so I invested about $40 million for the new venture. Many investors saw my earlier success and invested money in my new company too. I started the third startup called “Momenta” with a lot of money.

He explained “My idea was to develop a small computer that can send and receive faxes where people could bring with them wherever they go. It was similar to a tablet today but at that time the Internet and wireless technology were still new and immature. I did not look at these technologies since I was a hardware engineer and I was very arrogant. I did not think I can be wrong. The problem was my small computer was not connected to anything and cannot send or receive the fax so I set up a data centre to receive and forwarded the fax to the device. My crazy idea was ahead of the time since there was no infrastructure and the technology was not fully developed yet but I did not care. Like a gambler, I just liked to do thing my way, I did not listen to anybody. I lost a lot of money because the crazy idea and it changed my life’s philosophy.”

He said: “One day I came to work and saw all the investors were holding a board meeting. I said to myself, I am the Chief Executive Officer (CEO), President and Chairman of the company, and I did not call a board meeting so why they were there. They said, “We have decided to fire you because we all lost money in this startup.” This came as a big shock for me and I refused to accept the fact that I had failed. I was very angry at them. How dare they fire me since I was the boss?”

“The next day, I got up and started to go to work but my wife said, “Where are you going? You were just fired. You had no company to run and no job, you also had no money left.” I did not believe that they could fire me and I did not accept that fact. After a few days of denial and anger, I began to accept the reality but I am not sure of what to do with my life so I decided to do a “walkabout” like the Aboriginals of Australia.”

“The customs of these Australia people was that if they are confused and do not know what to do with their lives, they would go into the desert and keep walking (walkabout) and do not come back home until they have reached an answer or find peace within themselves. Being alone in the desert or forest by yourself for many days or months will clear your mind. You have no one to talk to and no one to depend on so you must confront yourself. You keep walking and learn how to survive by yourself in nature and it teaches you a lot about things that you do not even think of. If you cannot solve the problem than you keep walk until you die as the aboriginals consider that you are not worth to live.”

He continued: “Of course, my walkabout was not like that but I did wander from place to place for about 13 months. I traveled to numerous countries, learned new languages and customs before realizing what I needed to do with my life. I decided to continue launching technology startups that can bring people together; grow them bigger, take companies global but this time I would do it with different attitudes. From now on, I would not to be greedy and arrogant and I will listen to other people and learn from them. So I returned home and started Entopia, an Internet service for knowledge management. That was another failure and I lost money again but I considered that was a test of my strength so after few months, I started another company called Cahoots that allowed people to collaborate and interact over the Internet. Both companies were founded in 1999 and also failed. If you remember that was the time of the dot.com phenomenon and many companies failed too. The entire industry was collapsed, people were angry, investors lost faith in technology, young people quit study computer science and the economy was very bad. But somehow I remained calm.”

He stopped for awhile and said: “If I ever start another company, people would think I am crazy after all the failures but I did. An entrepreneur never quit, he must learn from his mistake and continue. I reviewed all my mistakes and retraced all my steps to determine what I did wrong and why things did not work as expected. Today many of you would think that was simple because you are taught about the entrepreneurship but in 1999, no one knew anything about startup. There was no class, no teaching, and no training so you learned everything by yourselves.”

“I began to gather market information and asked myself: Who could be the customers? How big is the market? Who are my competitors? How much should I set my price? Who do I reach the customers? How do I get new customers? How do I keep the customers? How do I grow my business? How do I take my company globally?

He laughed aloud: “I saw some of you are smiling because you have learned about it in this class but twelve years ago, there was no such class. I did everything based on learning from my failure. So I launched my sixth company called Centillium Communications, which went public at a $700-million valuation in 2000 and achieved a market cap of over $4 billion. This was just after the dot.com fiasco but my company did well because it was carefully planned with all the details about how to make money and how to be profitable. You learned to follow a process, you learned to do things logically and you learn how to be a successful entrepreneur.”

He continued: “But everything I did, I learned from my first failure: I learned how to be humble, I learned how to be patient, I learned how to be nice with other people, I learned to appreciate everybody even people who were not nice to me. Basically, I learned to be a better human being. As a young and successful person, I have made many mistakes, I was arrogant, I treated people badly, I thought that I am invincible and I ignored others. My failure to be kicked out of the company that I found taught me a great lesson. There is no lesson more precious than failure and you must celebrate failure. It can temper your character and pave the way for great achievements later on.”

He concluded: “So you may ask what somebody like me doing after launched a very successful company? I started three more companies following the same process and they were all successful. That brought me wealth and richness but I did not stop there. I am sure that you think I am greedy. Yes, I am very greedy but this is a different greed. I started my tenth company called iEinstein, an e learning designed for the poor who could not afford to go to school. I came to India and saw all the poor people here without any hope so my goal is to invest in this new ventures and technologies that empower the youth and the poor. I wanted to make a difference in this world because I believe in entrepreneurship and by creating more startups is “The quickest way to reduce poverty” in any country.