0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Nền kinh tế tri thức-1

07.01.2021

Theo định nghĩa, nền kinh tế tri thức dựa trên việc dùng ý tưởng thay vì những khả năng vật lí và dựa trên ứng dụng của công nghệ chứ không khai thác lao động rẻ.

Nó là nền kinh tế trong đó tri thức được tạo ra, thu nhận, truyền trao, và được dùng một cách hiệu quả bởi các cá nhân, công ti và cộng đồng để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội.  Ngày nay ở các nước công nghiệp như Mĩ và châu Âu, các ngành công nghiệp dựa trên tri thức đang bành trướng nhanh chóng ở nơi các công nghệ mới đã được đưa vào, đòi hỏi các công nhân có kĩ năng cao, đặc biệt là trong công nghệ thông tin, số công nhân đã tăng lên đáng kể nhưng đồng thời, nhu cầu về công nhân kĩ năng thấp đã giảm đi và điều này tạo ra nhiều sức ép lên hệ thống giáo dục hiện thời của các nước công nghiệp để tạo ra con người có kĩ năng cao.

Cách mạng công nghệ thông tin đã cung cấp những cơ hội mới cho việc truy nhập dễ dàng vào thông tin từ bất kì đâu. Nó cũng đã tạo ra những cơ hội mới để phát sinh và truyền thông tin qua internet, máy tính cá nhân, và điện thoại di động. Mạng tri thức và chia sẻ thông tin đã xúc tiến phát kiến và thích nghi trên toàn thế giới. Thay đổi trong công nghệ thông tin đã làm cách mạng hoá việc truyền thông tin khi các chất bán dẫn chạy nhanh hơn, bộ nhớ máy tính mở rộng ra, và giá thành tính toán hạ xuống. Chi phí truyền dữ liệu đã sụt giảm đột ngột và liên tục giảm, giải thông tăng lên, và các máy chủ Internet cứ nhân lên mãi trong mọi nước. Việc dùng điện thoại di động cũng tăng trưởng toàn thế giới, gia tăng thêm nhịp độ và khả năng cho thay đổi và phát kiến. Cách mạng công nghệ thông tin đã thúc đẩy thương mại và kinh doanh toàn thế giới nhiều hơn và các nước có khả năng tích hợp nền kinh tế của mình vào nền kinh tế thế giới đã kinh nghiệm sự tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa như các trường hợp của Ấn Độ, Trung Quốc, Ireland và một số nước Đông Âu. Nền kinh tế toàn cầu cũng cung cấp cơ hội cho các công ti nhỏ chiếm ưu thế nhanh chóng nếu họ có thể thích ứng nhanh hơn với thay đổi so với các công ti lớn hơn, bởi vì trong nền kinh tế dựa trên tri thức này, công ti lớn hơn không thể vượt qua  được công ti nhỏ hơn nhưng kẻ nhanh hơn sẽ đánh bại kẻ chậm.

Để tôi nêu cho bạn vài ví dụ: Vào ngày đầu của nền kinh tế dựa trên tri thức quãng năm 1990, phải mất sáu năm để đi từ quan niệm tới sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô nhưng ngày nay quá trình đó chỉ mất hai năm. Các công ti như Honda, Toyota đưa ra xe mới cứ hai năm một để cạnh tranh với các công ti đã có uy tín vững như GM, Ford, Mercedes, và Renault, các công ti này đưa ra xe mới trong bốn tới năm năm. Đoán xem ai sẽ là người thắng. Cùng điều đó xảy ra trong kinh doanh điện thoại di động, vào ngày đầu Motorola chi phối thị trường này bằng việc có chiếc điện thoại mới cứ sau mỗi hai năm thế rồi Nokia tạo ra điện thoại mới cứ mỗi một năm và cuối cùng chiếm lĩnh thị trường. Ngày nay Samsung, LG, Sony và nhiều công ti châu Á có thể sản xuất mười cho tới hai mươi điện thoại mới cứ mỗi sáu tháng và cạnh tranh về thị trường điện thoại di động vẫn tiếp tục. Làm sao họ có thể làm mọi thứ nhanh vậy? Bằng việc có nhiều tổ làm việc theo các pha chờm lấp nhau trong xây dựng sản phẩm điện thoại và đầu tư nhiều vào giáo dục và đào tạo hay vào công nhân của họ. Nhiều công ti châu Á như Toyota, Honda, và Sony đã đầu tư rất lớn vào giáo dục và đào tạo, họ cũng đầu tư phần lớn vốn của họ vào nghiên cứu và phát triển cho cảnh quan dài hạn nơi mà nhiều công ti Mĩ và châu Âu lại hội tụ vào lợi nhuận ngắn hạn và không coi giáo dục có ưu tiên cao.

Nền kinh tế tri thức điển hình dựa trên bốn cấu phần:

1) Chính sách hỗ trợ của chính phủ về kinh tế để cung cấp khuyến khích cho việc dùng hiệu quả tri thức hiện có và tri thức mới.

2) Công nhân có giáo dục và có kĩ năng để tạo ra, chia sẻ, và dùng tri thức để đạt ưu thế kinh tế.

3) Kết cấu nền thông tin động tạo điều kiện cho truyền thông, phát tán và xử lí thông tin có hiệu quả như internet, điện thoại di động v.v.

4) Hệ thống hiệu quả các công ti, trung tâm nghiên cứu đại học và các cơ quan chính phủ để móc vào tri thức toàn cầu đang tăng trưởng, tiêu hoá và thích ứng nó cho nhu cầu cục bộ, và tạo ra công nghệ mới.

Việc chuẩn bị cho công nhân cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức đòi hỏi mô hình giáo dục và đào tạo mới, mô hình học cả đời để giữ bắt kịp với thay đổi trong công nghệ. Trong quá khứ, sinh viên tới trường để lấy bằng cấp rồi đi làm trong công nghiệp và họ có thể làm việc thời gian lâu bởi vì điều họ biết vẫn còn có giá trị, nhưng ngày nay cuộc cách mạng công nghệ thông tin làm thay đổi mọi thứ. Điều có giá trị vài năm trước có thể không còn có giá trị gì nữa. Chẳng hạn, các ngôn ngữ lập trình như COBOL hay FORTRAN là hai ngôn ngữ chính trong mọi hệ thống máy tính trong các năm 1950 tới 1980 nhưng ngày nay hầu hết các hệ thống máy tính yêu cầu các ngôn ngữ khác như C, C++ hay JAVA. Không có gì sai với COBOL hay FORTRAN nhưng không có nhu cầu về những kĩ năng đó thêm nữa bởi vì công nghệ đã thay đổi.

Để vẫn còn hiện hành với thay đổi, mọi người phải học những điều mới và liên tục học trong cả đời mình. Việc học cả đời bao gồm việc học từ thời thơ ấu cho tới lúc về hưu; nó bao gồm giáo dục chính thức và không chính thức: Giáo dục chính thức bao gồm việc đào tạo có cấu trúc được dạy ở đại học và được hệ thống giáo dục chính thức thừa nhận, dẫn tới bằng cấp và chứng chỉ. Giáo dục không chính thức bao gồm việc đào tạo phi cấu trúc, điều có thể xảy ra ở bất kì đâu, kể cả ở nhà, cộng đồng, hay chỗ làm việc. Nó bao gồm đào tạo tại chỗ, kèm nghề và học nghề hay học ở nơi làm việc. Để làm cho việc học cả đời có hiệu quả, chúng ta phải thay đổi tư duy từ việc tới trường để lấy bằng cấp hay chứng chỉ sang việc dự trường để thu nhận tri thức và để trưởng thành như cá nhân trong nền kinh tế dựa trên tri thức.

Từ lí thuyết kinh tế, tri thức và kĩ năng tổng thể có thể được tích luỹ như cái vào trong việc sản xuất ra của cải kinh tế của một nước. Bên cạnh thước đo về vốn và sản xuất, nền kinh tế dựa trên tri thức cũng sẽ đo kĩ năng và tri thức, ý tưởng và phát minh. Bởi vì tốc độ thay đổi trong nền kinh tế tri thức, mọi kĩ năng sẽ khấu hao dần qua thời gian cho nên để cạnh tranh có hiệu quả trong môi trường thay đổi thường xuyên này, mọi công nhân đều phải liên tục nâng cấp kĩ năng của mình và chính phủ phải giữ việc giáo dục liên tục là ưu tiên hàng đầu. Bởi vì thay đổi trong nền kinh tế tri thức nhanh chóng thế nên các công ti không thể chỉ dựa vào việc thuê mướn sinh viên mới tốt nghiệp như nguồn lực chính về các kĩ năng và tri thức mới, mà phải dựa vào các thể chế đào tạo khác để chuẩn bị cho các công nhân học cả đời. Bởi vì thay đổi nhanh chóng, các hệ thống giáo dục không còn có thể nhấn mạnh vào lí thuyết hàn lâm và các kĩ năng chuyên nhiệm vụ như ngôn ngữ lập trình trong đào tạo công nghệ thông tin mà phải hội tụ vào toàn thể hệ thống như phát triển các kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề và dạy cho sinh viên cách học theo kiểu riêng của mình (Học qua làm) và học với người khác (Học theo tổ).

Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng học cả đời là mấu chốt trong việc tạo khả năng cho các công nhân cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Giáo dục tốt có thể giúp làm giảm nghèo nàn và đem lại thịnh vượng; nếu các nước không thúc đẩy học cả đời, lỗ hổng kĩ năng và công nghệ giữa họ và các nước công nghiệp sẽ tiếp tục phát triển và sẽ rất khó để bắt kịp. Bằng việc nâng cao khả năng của mọi người để làm việc như thành viên của các cộng đồng, giáo dục và đào tạo cũng có thể làm tăng sự kết dính xã hội hay ràng buộc địa phương. Chúng ta phải tránh xa việc gửi công nhân tới nơi có việc mà phải tạo ra việc nơi mọi người sống, do đó giúp xây dựng vốn con người, làm tăng phát triển kinh tế địa phương, và kích thích phát triển toàn bộ. Để kết luận, tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng giáo dục và đào tạo là nền tảng cho phát triển kinh tế và nó còn mấu chốt hơn bao giờ trong nền kinh tế tri thức và toàn cầu.

———English version————–

 

Knowledge Economy-1

By definition, a knowledge-based economy relies on the use of ideas rather than physical abilities and on the application of technology rather than the exploitation of cheap labor. It is an economy in which knowledge is created, acquired, transmitted, and used more effectively by individuals, companies, and communities to promote economic and social development.  Today in industrial countries such as the U.S and Europe, knowledge-based industries are expanding rapidly where new technologies have been introduced, demand for high-skilled workers, particularly in information technology workers has increased significantly but at the same time, demand for lower-skilled workers has declined and this put a lot of pressure on the current education system of industrial countries to produce more high skilled people.

The information technology revolution has provided new opportunities for easy access to information from anywhere. It has also created new opportunities for generating and transferring information via the internet, the personal computer, and the mobile phone. Knowledge networks and sharing of information have expedited innovation and adaptation worldwide. Changes in information technology have revolutionized the transmission of information as semiconductors are getting faster, computer memories are expanding, and computing prices are falling. Data transmission costs have fallen dramatically and continue to fall, bandwidth is growing, and Internet hosts are multiplying in every country. Cellular phone usage is also growing worldwide, adding to the pace of and capacity for change and innovation. The information technology revolution has promoted more trading and business worldwide and countries that are able to integrate their economy into the world economy have experienced significant economic growth as in cases of India, China, Ireland and some Eastern European countries. The global economy also provided opportunities to smaller companies to take advantage quickly if they can adapt faster to changes comparing with larger companies because in this new knowledge-based economy, the bigger companies can not overcome the smaller one anymore but it is the faster will beat the slow.

Let me give you some examples: In the early day of the knowledge-based economy around 1990, it took six years to go from concept to production in the automobile industry but today that process takes just two years. Companies like Honda, Toyota create new cars every two years to compete with well established companies like GM, Ford, Mercedes, and Renault which introduce new cars every four to five years. Guess who come out as winners. The same thing happened in the mobile phone business, in the early day Motorola dominates this market by having a new phone every two years then Nokia created new phone every year and eventually took over the market. Today Samsung, LG, Sony and many Asian companies can produce ten to twenty new phones every six months and the competition for global cell phone market continue. How can they do things that fast? By having multiple teams working in incremental overlapping phases of building phone products and invest heavily in education and training or their workers. Many Asian companies such as Toyota, Honda, and Sony have invested significantly in education and training, they also invested a large part of their capital in research and development for the long term perspective where many U.S and European companies are so focus on the short term profits and do not consider education as the high priority.

A typical knowledge economy is based on four components:

1) A supportive government policy on economic to provide incentives for the efficient use of existing and new knowledge.

2) An educated and skilled workers to create, shares, and use knowledge for economic advantages

3) A dynamic information infrastructure to facilitate the effective communication, dissemination, and processing of information such as internet, mobile phones etc.

4) An efficient system of companies, university research centers and government agencies to tap into the growing global knowledge, assimilate and adapt it to local needs, and create new technology.

Preparing workers to compete in the knowledge economy requires a new model of education and training, a model of lifelong learning to keep up with the change in technology. In the past, students go to schools get degrees then go to work in industry and they can function for a long time because what they know are still valid but today information technology revolution changes everything. What was valid few years ago may not be valid anymore. For example, programming languages such as COBOL or FORTRAN are the two main languages in every computer systems during 1950 to 1980 but today most computer systems requires different languages such as C, C++ or JAVA. There is nothing wrong with COBOL or FORTRAN but there is no need for those skills anymore because technology has changed. To stay current with the change, people must learn new thing and continue to learn throughout their life. A lifelong learning encompasses learning from childhood to retirement; it includes formal and informal education: Formal education includes structured training that are taught at universities and recognized by formal education system that lead to degrees and certificates. Informal education includes unstructured training, which can take place anywhere, including the home, community, or workplace. It includes on-the-job training, mentoring and apprentice or workplace learning. In order to make lifelong learning effective, we must change our thinking from go to school for a degree or certificate to attending school to acquire knowledge and to mature as individual in the knowledge–based economy.

From the economic theory, overall knowledge and skills can be accumulated as inputs in the production of economic wealth of a country. In addition to measure capital and production, knowledge-based economy will also measure skills and knowledge, ideas and inventions. Because the speed of change in the knowledge economy, every skill will depreciate over time so to compete effectively in this constantly changing environment, every worker must continue to upgrade their skills and government must keep continue education as the top priority. Because change in the knowledge economy is so rapid companies can not rely solely on hiring new graduates as the primary source of new skills and knowledge but must rely on other training institutions to prepare workers for lifelong learning. Because of the rapid changes, educational systems can no longer emphasize academic theories and task-specific skills such as programming languages in information technology training but must focus instead on the total system such as developing decision making and problem-solving skills and teaching students on how to learn on their own (Learning by doing) and with others (Team learning).

I strongly believe that Lifelong learning is crucial in enabling workers to compete in the global economy. A good education can help reduce poverty and brings prosperity; if countries do not promote lifelong learning, the skills and technology gap between them and industrial countries will continue to grow and it will be very difficult to catch up. By improving people’s ability to function as members of their communities, education and training can also increase social cohesion or local ties. We must moving away from sending workers to where the jobs are but creating jobs where people live thereby helping to build human capital, increase local economic growth, and stimulate overall development. In conclusion, I strongly believe that education and training is fundamental to economic development and it is more than ever critical in the knowledge and global economy.