0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Tác động của công nghệ thông tin

07.06.2021

Ngày nay với công nghệ tiên tiến, bất kì cái gì có thể được tự động hoá sẽ được tự động hoá, điều đó nghĩa là nhiều việc làm sẽ tiếp tục biến mất. Về căn bản việc làm lao động thủ công và việc làm văn phòng sẽ bị xoá bỏ nhưng đồng thời nhiều việc làm hơn trong công nghệ sẽ được tạo ra.

Mặc dầu công nghệ làm giảm nhu cầu về việc làm lao động, đặc biệt ở những kĩ năng thấp hơn nhưng khi thời gian trôi đi, nhiều kĩ năng cao hơn sẽ bị xoá bỏ nữa khi công nghệ tiếp tục tiến bộ. Nhiều người không tin điều đó, cũng như họ đã không thấy robots có thể làm việc làm tốt hơn con người trong chế tạo, xây dựng và văn phòng. Ngay cả ngày nay nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ việc làm lao động là có nguy cơ nhưng việc làm văn phòng cũng đang bị tác động nữa. Chẳng hạn, hệ thống trả lời điện thoại đã thay thế cho nhiều nhân viên điện thoại và người tiếp tân. Hệ thống tổ chức hồ sơ đã thay thế cho nhiều thư kí hồ sơ và phần mềm xử lí văn bản đã thay thế nhiều thư kí đánh máy. Vài năm trước, không ai nghĩ robots có thể thay thế các phóng viên, người viết bài cho báo chí nhưng ngày nay 35% tin tức được robot viết. Nhiều tờ báo đang dùng phần mềm viết tự động để lấy tin tức nhanh hơn, đặc biệt với những báo trực tuyến và giảm số người viết và phóng viên. Người ta dự đoán rằng trong vòng 5 năm, 75% tin tin sẽ được viết bởi robots điều đã tạo ra hoảng sợ trong các sinh viên học làm phóng viên. Ngay cả một số việc làm giám sát cũng đang được thực hiện bởi robots dùng công nghệ videos và lasers để giám sát và đo công việc được thực hiện trong nhà kho và cơ xưởng. Xu hướng tự động hoá đã bắt đầu ở Mĩ rồi chuyển sang châu Âu và châu Á vì các công ti nhắm tới hiệu quả cao hơn và dịch vụ nhanh hơn. Tất nhiên kết quả là thảm hoạ với nhiều công nhân.

Tác động của tự động hoá đã tạo ra nhiều phản đối của công nhân về vấn đề thay thế lao động con người bằng máy ít tốn kém hơn nhưng điều đó không thay đổi được gì vì các công ti tiếp tục tăng tự động hoá và giảm công nhân. Cùng điều này đã xảy ra từ hơn một thế kỉ trước khi động cơ hơi nước được phát minh để được dùng trong khai mỏ và vận tải thuyền. Vào thời đó công nhân sợ mất việc làm, đã đốt những động cơ này và đe doạ giết những người phát minh nhưng điều đó đã không dừng được cuộc cách mạng công nghiệp. Nhiều nhà phát minh và nhà khoa học bỏ châu Âu và sang Mĩ để bắt đầu các công ti động cơ hơi nước riêng của họ và đã bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Điều đó đã mở ra những cơ hội mới và đã đem tới thịnh vượng cho Mĩ. Dường như lịch sử đang lặp lại bản thân nó với công nghệ thông tin: Khi công nhân ô tô phản đối tự động hoá trong cơ xưởng, nhiều công ti xe hơi bỏ Detroit để sang bang khác và xây dựng lại cơ xưởng hiện đại mới với công nghệ robot tiên tiến để xây dựng ô tô tốt hơn, chất lượng cao hơn. Ngày nay Detroit là một thành phố phá sản với số lớn công nhân ô tô thất nghiệp và không có tương lai. Theo một lí thuyết doanh nghiệp, lao động là chi phí cao nhất của công ti và nó bao giờ cũng tăng với thời gian vì công nhân liên tục đòi tăng lương. Để tăng lợi nhuận, các công ti phải hạ thấp chi phí của họ bằng việc áp dụng công nghệ để giảm công nhân con người để giữ cho chi phí còn được kiểm soát. Từ cảnh quan doanh nghiệp, công ti được tạo ra để làm ra lợi nhuận cho người chủ, càng nhiều lợi nhuận càng tốt cho nên họ sẽ làm bất kì cái gì họ có thể làm để đạt tới mục đích đó.

Trong ba mươi năm qua, Trung Quốc đã tận hưởng xu hướng khoán ngoài do chi phí lao động thấp hơn của nó. Trung Quốc trở thành trung tâm chế tạo khi kinh tế của nó bùng nở. Trong những năm 1990, một quan chức chính phủ tuyên bố: “Xin mời chuyển tới đây, chúng tôi có chi phí thấp nhất thế giới và vài triệu công nhân sẵn lòng làm việc cho các ngài.” Tuy nhiên khi chi phí lao động tăng lên, nhiều công ti thôi khoán ngoài sang Trung Quốc và chuyển công việc sang nước chi phí thấp hơn khác. Xu hướng này làm lẩy cò một số lớn người thất nghiệp và ngày nay kinh tế của nó đang trở nên ngày càng bất ổn hơn. Ngay cả việc chế tạo địa phương Trung Quốc cũng có khó khăn do việc tăng trong chi phí lao động. Năm ngoái, nhiều nước bắt đầu dịch chuyển công việc sang nước khác và kết quả là thảm hoạ và gây hiệu quả nghiêm trọng lên nền kinh tế. Theo một báo cáo chính phủ, nhiều cơ xưởng lao động kĩ năng thấp như giầy dép, quần áo, đã chuyển sang châu Phi để tận dụng ưu thế chi phí thấp hơn ở đó. Một người chủ chế tạo giầy nói với báo chí: “Ngày nay tôi phải trả lương cho công nhân năm đô la một ngày để làm giầy nhưng tôi chỉ trả cho công nhân ở Ethiopia không đến một đô la để làm cùng việc cho nên không có lí do gì cho tôi ở Trung Quốc.” Về căn bản Ethiopia là đích xác giống như Trung Quốc 30 năm trước. Nó có lao động rẻ, điện rẻ và các vùng kinh tế đặc biệt của chính phủ nơi các công ti nước ngoài không phải đóng thuế. Người ta dự đoán rằng trong vòng mười năm hầu hết các công ti và chế tạo sẽ được tái định vị ở đó. Ngay cả các nước chi phí thấp như Thái lan, Malaysia, Philippines, Việt Nam, và Bangladesh sẽ không có khả năng cạnh tranh với các nước châu Phi.

 

Nếu mọi người không hiểu xu hướng này bây giờ, kết quả sẽ là thảm hoạ. Thất nghiệp cao là tồi tệ cho xã hội. Sớm hay muộn mọi người sẽ không dung thứ được điều đó, và không chính phủ nào có thể đảm đương được nổi loạn. Giải pháo duy nhất là tập trung vào tạo ra nhiều việc làm trong khu vực công nghệ và giúp mọi người chuyển nhanh chóng tới những việc làm mới tạo ra này. Để làm điều đó, hệ thống giáo dục phải dịch chuyển nhanh chóng hướng tới kết quả tốt hơn bằng việc tập trung nhiều hơn vào giáo dục STEM. Họ phải bắt đầu với đào tạo các giáo viên trẻ và nhiệt tình để thúc đẩy khoa học và công nghệ trong trường của họ. Mặc dầu mọi người đã đồng ‎ý rằng giáo dục là giải pháp nhưng nhiều nước vẫn chuyển chậm chạp mà không có cảm giác cấp bách. Chẳng hạn, Trung Quốc đã khởi đầu giáo dục STEM trong hơn một thập kỉ nhưng kết quả còn ít hơn mong đợi do quan liêu của nó và việc chống lại thay đổi. Khi tôi dạy ở đó, một giáo sư bảo tôi rằng phần lớn mọi người đều bị mù mắt bởi nhịp độ nhanh của xu hướng làm khoán ngoài chế tạo nơi chi phí thấp của họ đã đóng góp cho việc cải tiến kinh tế nhanh chóng nhưng ít người có thể thấy đủ xa để dự báo tình huống hiện thời. Ông ấy nói: “Chúng tôi cần quản lí thay đổi lớn trong chính sách công và chúng tôi cần nó bây giờ.”

Mặc dầu có dân số lớn như Trung Quốc, nhưng Ấn Độ không chọn hội tụ vào làm khoán ngoài chế tạo mà yên tĩnh hội tụ vào giáo dục STEM để tận dụng ưu thế của xu hướng làm khoán ngoài công nghệ. Ngày nay Ấn Độ chi phối thị trường công nghệ; kinh tế của nó bùng nở và các công ti của nó đang bành trướng khắp thế giới khi thiếu hụt công nhân có kĩ năng công nghệ tiếp diễn. Một giáo sư Ấn Độ  bảo tôi: “Dễ nhảy vào xu hướng lao động thấp vì nó không yêu cầu đầu tư nào nhưng đó là tư duy ngắn hạn. Ông phải nghĩ về các hậu quả của việc tái định vị chế tạo vì chi phí của ông có thể thấp hôm nay nhưng điều gì sẽ xảy ra ngày mai? Ông có thể tiếp tục giữ được chi phí của ông thấp mãi mãi không? Điều gì sẽ xảy ra nếu chế tạo chuyển sang vị trí có chi phí thấp hơn khác? Ông sẽ làm gì với hàng triệu công nhân chi phí thấp bị thất nghiệp? Đó là lí do tại sao chúng tôi hội tụ vào đầu tư vào giáo dục để cho sức mạnh của nước chúng tôi sẽ là vào trong “sức mạnh bộ não” chứ không “sức mạnh cơ bắp”.

Nếu chúng ta nhìn vào lịch sử, cuộc cách mạng công nghiệp đem tới thịnh vượng cho Mĩ nhưng đồng thời nó đem tới thảm hoạ cho châu Âu. Kinh tế nghèo nàn và thất nghiệp cao đã làm lẩy cò cả hai cuộc thế chiến ở châu Âu và dẫn tới suy sụp nhiều nước châu Âu. Tháng trước, tôi đã dạy ở châu Âu và điều tôi đã thấy làm tôi quan ngại sâu sắc khi người thất nghiệp trẻ đã đạt tới cao nhất trong lịch sử. Tôi gặp nhiều người tốt nghiệp đại học trẻ mà thất nghiệp những người bị thất vọng và giận dữ khi họ bảo tôi rằng họ không nhận được chỉ đạo về lập kế hoạch nghề nghiệp hay thông tin cần thiết để giúp cho họ lập kế hoạch tương lai. Tôi ngạc nhiên vì chúng ta đang sống trong thời đại thông tin với Internet, điện thoại thông minh, laptops nơi tin tức và thông tin có sẵn 24 giờ cho nên làm sao họ có thể không biết được? Trong xê mi na kĩ nghệ phần mềm, tôi hỏi: “Bao nhiêu người trong các em đi tới các website kĩ thuật để học cái gì đó mới?” chỉ vài cánh tay giơ lên. Khi tôi hỏi: “Các em thường đi tới các kiểu websites nào?” câu trả lời là rõ ràng: “Âm nhạc, trò chơi video, phòng chat, và phim.” Tôi có câu trả lời riêng của tôi: Công nghệ thông tin là con dao hai lưỡi; nó có thể được dùng để có ưu thế hay để bị yếu thế. Không có hướng dẫn đúng, nó có thể có tính phá huỷ.

Khi trở về CMU, tôi dừng lại Boston để gặp một người bạn dạy tại MIT. Anh ấy bảo tôi rằng môn học “Động cơ tìm” của anh ấy trong Các môn học trực tuyến mở cho quần chúng (MOOCs) trong edX có trên bẩy nghìn học viên và nhiều người trong số họ là từ Ấn Độ. Anh ấy nói: “Nhiều học viên ghi danh trong MOOC nhưng bỏ sau vài tuần nhưng những học viên Ấn Độ  này là xuất sắc. Họ ở lại với môn học và làm việc rất chăm chỉ để xây dựng kĩ năng của họ vì họ có ‎ý thức rõ ràng về phương hướng và nhìn tới tương lai của họ. Tôi có hi vọng rất lớn về họ.” Tôi bảo anh ấy rằng điều tôi thấy ở châu Âu làm tôi thất vọng nhưng điều anh ấy nói cho tôi lại cho tôi hi vọng vì tôi tin rằng giáo dục đúng là đầu tư tốt nhất mà một người có thể có. Với nhiều môn học trực tuyến thế và việc đào tạo sẵn có trên Internet, chính trách nhiệm của từng cá nhân là đặt con đường nghề nghiệp của mình hướng tới tương lai.

—English version—

 

The impact of Information technology

Today with advanced technology anything that can be automated will be automated, that means many jobs will continue to disappear. Basically manual labor jobs and office jobs will be eliminated but at the same time more jobs in technology will be created.

Although technology reduces demand for labor jobs, particularly at the lower skills but as time goes on, more higher skills will be eliminated too as technology continues to advance. Many people do not believe that, just like they did not see robots can do better jobs than human in manufacturing, constructions and offices. Even today many people think that only labor jobs are at risk but office jobs are being impacted too. For example, phone answering systems have replaced many telephone clerks and receptionists. File organization systems have replaced many file clerks and word processor software has replaced many typists. Few years ago, nobody think robots can replace journalists who write articles for newspapers but today 35% of news are written by robots. More newspapers are using automated writing software to get the news out faster, especially for online newspapers and reduce number of writers and journalists. It is predicted that within 5 years, 75% of news will be written by robots which already created panic among students who study journalism. Even some supervision jobs are being done by robots using videos and lasers technology to monitor and measure works done in warehouses and factories. The automation trends started in the U.S. then moved to Europe and Asia as companies aiming for higher efficiency and faster services. Of course the results are devastating to many workers.

The impact of automation has created many protests by workers on the issue of replacing human labor with less expensive machines but it does not change anything as companies continue to increase the automation and reduce workers. The same thing happened more than a century ago when steam engine was invented to be used in mining and shipping. At that time workers afraid of losing jobs protested, burned these engines and threaten to kill these inventors but it did not stop the industrial revolution. Many inventors and scientists left Europe and went to the U.S. to start their own steam engine companies and started the industrial revolution. It opened new opportunities and brought prosperity to America. It seems history is repeating itself with information technology: As automobile workers protested the automation in factories, many car companies left Detroit to other states and rebuilt new modern factories with advanced robotics technology to build better, high quality cars. Today Detroit is a bankrupt city with a large number of unemployed automobile workers and no future. According to business theory, labor is the company’s highest expense and it always increases with time as workers continue to ask for raise. To increase profit, companies must lower their costs by applying technology to reduce human workers to keep costs under control. From business perspective, company is created to make profit for owner, the more profit, the better so they will do whatever they can to achieve that goal.

For the past thirty years, China has been enjoying the outsourcing trends due to its lower labor costs. China became the center for manufacturing as its economy was booming. In 1990s, a government officer declared: “Please move here, we have the lowest cost in the world and several millions of workers who are willing to work for you.” However as the labor costs were increasing, many companies stopped outsource to China and moved works to other lower cost countries. This trend triggered a massive number of unemployment and today its economy is becoming more unstable. Even local Chinese manufacturing are having difficulty due to the increasing in labor costs. Last year, many companies began to shift works to other countries and the result was devastating and took serious effect on the economy. According to a government report, many low skill labor factories such as shoes, clothes, were moving to Africa to take advantage of the lower cost there. A shoes manufacturing owner told the newspapers: “Today I have to pay workers five dollars a day to make shoes but I only pay workers in Ethiopia less than one dollar a day to do the same thing so there is no reason for me to stay in China.” Basically Ethiopia is exactly like China 30 years ago. It has cheap labor, cheap electricity and government’s special economic zones where foreign companies pay no taxes. It is predicted that within ten years most companies and manufacturing will be relocated there. Even low cost labor countries like Thailand, Malaysia, Philippines, Vietnam, and Bangladesh will not be able to compete with African countries.

If people do not understand this trend now, the results will be devastating. High unemployment is bad for the society. Sooner or later people will not tolerate it, and no government can afford an uprising. The only solution is to focus on creating more jobs in technology areas and help people to move quickly towards these newly create jobs. To do that, education systems must shift quickly toward better outcomes by focusing more on STEM education. They must start with training of young and enthusiastic teachers to promote science and technology in their schools. Although everybody have agreed that education is the solution but many countries are still moving slowly without a sense of urgency. For example, China has initiated STEM education for more than a decade but the result is less than expected due to its bureaucracy and resistance to change. When I was teaching there, a professor told me that most people were blinded by the fast pace of manufacturing outsourcing trend where their low cost had contributed to its fast economic improvement but few people can see far enough to anticipate the current situation. He said: “We need strong change management in public policy and we need it now.”

Although having a large population like China, but India did not choose to focus on manufacturing outsourcing but quietly focusing on STEM education to took advantage of the technology outsourcing trends. Today India dominates technology market; its economy is booming and its companies are expanding all over the world as the shortage of technology skilled workers continues. An Indian professor told me: “It is easy to jump on low labor cost trend as it does not require any  investment but it is short-term thinking. You must think about the consequences of manufacturing relocation as your cost maybe low today but what will happen tomorrow? Can you continue to keep your cost that low forever? What will happen if manufactures are moving to another lower costs location? What are you going to do with millions of unemployed low cost workers? That is why we focus on investing in education so our country’s strength will be in “brain power” not “muscle power”.

If we look at history, the industrial revolution brings prosperity to America but at the same time it brings disaster to Europe. Poor economy and high unemployment had triggered both world wars in Europe and led to the declining of many European countries. Last month, I was teaching in Europe and what I saw concerned me deeply as youth unemployment has reached the highest in history. I met many young unemployed college graduates who were depressed and angry as they told me that they receive no direction about career planning or necessary information to help them plan for the future. I was surprised because we are living in the information age with the Internet, smartphones, laptops where news and information are available 24 hours so how could they do not know? In my software engineering seminar, I asked: “How many of you went to technical websites to learn something new?” only a few hands were raise. When I asked: “What type of websites that you often go to?” the answers were clear: “Music, video games, chat rooms, and movies.” I had my own answer: Information technology is a double edge sword; it can be used for advantage or disadvantage. Without properly instruction, it can be destructive.

When returning to CMU, I stopped by Boston to see a friend who teaches at MIT. He told me that his “Search Engine” course in Massive Open Online Courses (MOOCs) in edX has over seven thousand students and many of them were from India. He said: “Many students enrolled in MOOCs but dropped after few weeks but these Indian students were excellent. They stay with the course and worked very hard to build their skills as they have a strong sense of direction and looking toward their future. I have very high hope for them.” I told him that what I saw in Europe depressed me but what he told me gave me hope as I believe that proper education is the best investment a person can have. With so many online courses and training available on the Internet, it is the responsibility of each individual to set his or her own career paths toward the future.