0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Thị trường việc làm ở châu Âu

07.06.2021

Tháng trước, tôi đã dạy ở châu Âu cho nên tôi có thời gian tới thăm nhiều đại học và nói chuyện với nhiều giáo sư. Họ bảo tôi rằng tương tự như Mĩ, châu Âu cũng có thiếu hụt công nhân có kĩ năng công nghệ vì không có đủ sinh viên công nghệ tốt nghiệp khỏi trường của họ. Theo họ, châu Âu cần quãng một triệu người tốt nghiệp công nghệ đến năm 2020 nhưng sẽ chỉ cho tốt nghiệp quãng 300,000 người điều có nghĩa là họ sẽ tiếp tục có thiếu hụt trầm trọng. Tuy nhiên tình huống này có thể thậm chí còn tồi tệ hơn vì nhiều người trong số những người tốt nghiệp của họ có thể không có kĩ năng đáp ứng cho yêu cầu của công nghiệp.

Một giáo sư bảo tôi: “Chúng tôi chậm hơn Mĩ để bắt kịp với thay đổi công nghệ. Chúng tôi vẫn dùng phương pháp đọc bài giảng truyền thống điều có thể không đủ tính thực tiễn cho công nghiệp. Đào tạo của chúng tôi đang nhấn mạnh nhiều vào ngôn ngữ lập trình hơn là vào các khía cạnh của phát triển phần mềm, điều là điểm yếu nhưng rất khó cập nhật chương trình để thích ứng với thay đổi công nghệ. Ngày nay phần lớn các dự án phần mềm đều lớn, phức tạp và yêu cầu những kĩ năng tinh vi hơn điều sinh viên chúng tôi được dạy trong lớp. Chẳng hạn, không có quản lí dự án phần mềm, không có đào tạo kĩ năng mềm hay làm việc tổ cho nên người tốt nghiệp của chúng tôi thường phải được đào tạo lại khi họ làm việc trong công nghiệp.”

Thiếu hụt công nhân có kĩ năng đã tạo ra thế khó xử cho các công ti châu Âu nhưng nó cung cấp ưu thế cho những người có kĩ năng trong phát triển phần mềm, đặc biệt trong di động và tính toán mây (như, Java, Android, iOS, SaaS v.v.) người sẵn lòng đổi địa điểm và làm việc ở châu Âu. Một người bạn bảo tôi rằng trong vài năm trước đã có nhiều công nhân nước ngoài tới châu Âu, đa số tới từ Ireland, các nước Đông Âu như Ba Lan, Hungary, Czech, Romania, Bulgaria, Ukraine và ngay cả Nga nhưng có nhiều người từ Ấn Độ, Pakistan, và Trung Quốc nữa. Anh ấy nói: “Làm khoán ngoài và các nhà thầu đặc biệt đang tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt có nhu cầu khổng lồ ở Anh, Hà Lan và Đức. Với một số nước đang phục hồi từ suy thoái kinh tế, các công ti bắt đầu thuê công nhân CNTT và cạnh tranh là dữ dội về các công nhân có kĩ năng.”

Bạn tôi phàn nàn: “Ở châu Âu, nhiều công nhân có kĩ năng đang làm việc như các nhà thầu độc lập. Họ thường kí hợp đồng ngắn hạn như sáu tháng tới một năm để cho họ có thể chuyển việc làm để kiếm lương tối đa vì việc thiếu hụt đang ngày một cực đoan hơn. Vấn đề mà có thể bùng nổ sớm là xung đột giữa nhập khẩu nhiều công nhân nước ngoài khi có thất nghiệp cao trong những người tốt nghiệp đại học đặc biệt ở các nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hi Lạp, nơi không có việc làm.”

Theo báo chí, người thất nghiệp trẻ ở Tây Ban Nha đã đạt tới trên 50%, mức cao nhất được ghi lại ở một nước đã phát triển. Hi Lạp là 48%, Italy là 31%, Pháp và Bỉ là quãng 20%. Đức có tỉ lệ thấp nhất cỡ 9% do chương trình giáo dục đặc biệt đã bắt đầu vài năm trước nơi 65% học sinh trung học phải dành ra ba ngày một tuần ở trường hướng nghiệp để học các kĩ năng đặc biệt và hai ngày một tuần làm việc bán thời với một công ti. Tuy nhiên Đức có thiếu hụt trầm trọng công nhân CNTT có kĩ năng vì ít công nhân nước ngoài có thể nói được tiếng Đức. Bạn tôi giải thích: “Trong khu vực CNTT, nhiều công nhân tới từ Ấn Độ và Trung Quốc và họ thường học tiếng Anh, không phải tiếng Đức. Phần lớn trong họ đều muốn làm việc ở Anh hay Mĩ cho nên Đức tuyệt vọng với những công nhân này và đã từng quảng cáo trên khắp thế giới để hấp dẫn họ nhưng không thành công mấy.”

Anh ấy giải thích thêm: “Toàn châu Âu có vấn đề lớn chủ yếu bởi vì luật lao động cứng nhắc. Nếu một công ti châu Âu thuê công nhân cơ hữu, rất khó và tốn kém sa thải họ. Kết quả là, các công nhân già hơn không cần phải có năng suất và họ giữ việc làm của họ lâu nhất có thể được cho nên có giới hạn việc làm mở ra cho những người khác. Để lách luật, các công ti bây giờ thuê công nhân trẻ theo hợp đồng ngắn hạn để cho công ti không phải trả tiền thất nghiệp vì họ thường là người đầu tiên bị sa thải khi kinh doanh chậm. Kết quả là ở chỗ châu Âu không thể cạnh tranh được trong thị trường toàn cầu do môi trường làm việc không hiệu lực và không hiệu quả của nó. Nhiều người tốt nghiệp đại học kiếm lương thấp hơn vì không có thăng tiến lên các mức cao hơn do mọi người ở những mức cao hơn này “treo” trên việc làm của họ cho nên người tốt nghiệp thường đứng cuối trong các nghề mức thấp hơn và lương thấp hơn. Nhiều người cảm thấy thất vọng và bỏ đi rồi đất nước phải trả tiền cho họ về những quyền lợi do thất nghiệp. Chi phí trả cho những thanh niên thất nghiệp này được ước lượng là $30 tới $50 tỉ đô la một năm trong toàn châu Âu, điều làm bổ sung thêm cho gánh nặng thuế khoá đè lên người làm việc. Vì nhiều thanh niên không thể tìm được việc làm và tương lai có vẻ ảm đạm, hậu quả cho cả con người và kinh tế có thể kéo mãi trong một thời gian dài.”

Khi thanh niên cảm thấy rằng họ không thể đóng góp một cách tích cực cho xã hội, nhiều người bỏ trường và lâm vào ma tu‎ý, rượu chè, tội phạm và các vấn đề xã hội khác. Đồng thời, giáo dục đại học không còn được coi là một ham muốn phải có vì có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp thế, nhiều người tốt nghiệp phổ thông từ chối vào đại học và trở thành gánh nặng cho gia đình họ và xã hội. Một giáo sư bảo tôi: “Ngày nay giáo dục đại học không còn là đảm bảo cho việc làm. Chừng nào họ không học tập trong lĩnh vực có nhu cầu cao nào đó, không có việc làm cho nên không có lí do để vào đại học và đó là lí do tại sao việc ghi danh vào đại học sụt giảm lớn.”

—English version—

 

Job market in Europe

Last month, I was teaching in Europe so I had time to visit several universities and talked to many professors. They told me that similar to the U.S., Europe also have a shortage of technology skilled workers as there were not enough technology students graduating from their schools. According to them, Europe needs about one million technology graduates by 2020 but will graduates about 300,000 which mean they will continue to have a critical shortage. However the situation could be even worse because many of their graduates may not have the skills that meet the industry’s requirements.

A professor told me: “We are slower than the U.S to catch up with technology changes. We are still using the traditional lecturing methods which may not be practical enough for the industry. Our trainings are emphasizing more on programming languages rather than other aspects of software development which is a weakness but it is very difficult to update curricula to adapt to technology changes. Today most software projects are large, complex and require sophisticated skills than what our students are taught in class. For example, there is no software project management, no soft skills or teamwork trainings so our graduates often have to be retrained when they work in the industry.”

A shortage of skilled workers have created a dilemma for European companies but it provides advantage to people with skills in software development, especially in mobility and cloud computing (i.e., Java, Android, iOS, SaaS etc.) who are willing to relocate and work in Europe. A friend told me that in the past few years there were a lot of foreign workers came to work in Europe, the majority came from Ireland, Eastern European countries like Poland, Hungary, Czech, Romania, Bulgaria, Ukraine and even Russia but there were many from India, Pakistan, and China too. He said: “Outsourcing and special contractors are growing quickly, particularly there are huge needs in the UK. Netherlands and Germany. With some countries are recovering from the economic recession, companies begin to hire IT workers and competition is fierce for skilled workers.”

My friend complained: “In Europe, many skilled workers are working as independent contractors. They often sign short term contracts such as six months to a year so they can switch jobs to get maximum salary as the shortage gets more extreme. The issue that could explode soon is the conflict between importing more foreign workers when there is high unemployment among college graduates especially in countries such as Spain, Portugal, and Greece where there is no job.”

According to newspapers, Spain’s youth unemployment has reached over 50% percent, the highest level ever recorded in a developed country. Greece was 48%, Italy was 31%, France and Belgium were about 20%. Germany has a lowest rate of 9% due to the special education program started few years ago where 65% of high school students must spend three days a week at vocational schools to learn special skills and two days a week working part time with a company. However Germany is having critical shortage of IT skilled workers because fewer foreign workers could speak German. My friend explained: “In the IT areas, many workers came from India and China and they often learn English, not German. Most of them want to work in the U.K or the U.S so Germany is desperate for these workers and has been advertising all over the world to attract them but not so successful.”

He explained further: “Overall Europe has a big problem mainly because of rigid labor laws. If a European company hires permanent workers, it is very difficult and expensive to fire them. As a result, older workers do not have to be productive and they keep their job as long as possible so there are limited openings for others. To avoid the laws, companies now are hiring young workers on short-term contracts so they do not have to pay unemployment as they often are the first to be laid off when business is slow. The result is that Europe cannot compete in the globalized market due to its inefficient and ineffective work environment. Many college graduates get lower earnings because there is no advancement to higher levels because people at these higher levels “hang on” on their jobs so graduates often end up in lower-level occupations and lower salary. Many feel frustrate and quit then the countries have to pay for them on unemployment benefits. The cost of paying for these unemployed young people is estimated to be $30 to $50 billion a year across Europe which adds to the tax burden of working people. Because so many young people cannot find job and the future looks bleak, the consequences to both human and the economy may last a long time.”

When young people feel that they cannot contribute positively to society, many quit schools and getting into drugs, alcohol, crimes and other social issues. At the same time, college education is no longer considered a desire to have since there are so many unemployed graduates so many high school graduates refuse to go to college and become a burden to their family and society. A professor told me: “Today a college education is no guarantee of a job. Unless they study in some high demand fields, there are no jobs so there is no reason to go to college and that is why college enrollment is dropping significantly.”