0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Tiến bộ nghề nghiệp

01.06.2021

Một người tốt nghiệp viết cho tôi: “Em vừa tốt nghiệp từ Quản lí hệ thông tin và có được việc làm tại một công ti tài chính lớn. Mặc dầu đây là việc làm đầu tiên của em, em muốn thành công và xây dựng nghề nghiệp trong lĩnh vực này; tuy nhiên em vẫn lo nghĩ về tương lai của em. Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Chúc mừng việc tốt nghiệp và có việc làm của bạn. Xin đừng lo lắng quá nhiều; tôi nghĩ công ti sẽ không mong đợi nhiều từ người mới tốt nghiệp vì bạn vẫn đang học. Điều bạn cần bây giờ là hội tụ vào việc học về kinh doanh của công ti. Bằng việc hiểu kinh doanh và mục đích của công ti, bạn có thể giúp công ti đạt tới mục đích của nó. Tôi rất hài lòng rằng bạn nhắc tới là bạn muốn xây dựng nghề nghiệp. Phần lớn những người tốt nghiệp đều quan tâm tới việc kiếm việc làm nhưng ít người chú ý tới lập kế hoạch nghề nghiệp cho tương lai. Lập kế hoạch nghề nghiệp không chỉ là CÓ việc làm mà còn là GIỮ việc làm rồi TĂNG TRƯỞNG nghề nghiệp. Tôi thường dạy cho sinh viên của tôi công thức đơn giản: “CÓ, GIỮ, và TĂNG TRƯỞNG” cho bản lộ trình nghề nghiệp của họ.

Có những người nhìn mọi thứ từ khía cạnh chi tiết. Là sinh viên, họ tổ chức việc học tập của họ một cách cẩn thận và muốn biết chi tiết cách mọi sự hoạt động, cách mọi sự tương tác, cách mọi sự được thiết kế, và cách từng qui trình vận hành. Khi họ đi làm việc họ có xu hướng là các nhà chuyên môn kĩ thuật. Có những người nhìn mọi thứ từ khía cạnh rộng hơn và không bị bận tâm bởi các chi tiết. Là sinh viên, họ đọc nhiều để mở rộng tri thức của họ. Mặc dầu họ nghiên cứu các lĩnh vực kĩ thuật, họ cũng đọc các bài báo doanh nghiệp, báo chí, sách và blogs để tìm tri thức mới. Họ biết về công nghiệp và thị trường và các vấn đề đang là gì, việc cạnh tranh, và những thách thức. Khi họ đi làm việc, họ thường tiến bộ nhanh chóng vào các vị trí lãnh đạo do tri thức sâu của họ.

Cho nên bạn nghĩ bạn khớp với kiểu nào? Với phần lớn những người tốt nghiệp, họ có xu hướng thuộc kiểu thứ nhất nơi họ tập trung vào tri thức và kĩ năng chi tiết. Để CÓ việc làm, bạn cần những kĩ năng này nhưng SAU KHI có việc làm rồi, bạn cần GIỮ nó và cách tốt nhất để GIỮ việc làm là thành “nhân viên có giá trị” cho công ti. Để làm điều đó bạn cần phát triển cách nghĩ học cả đời. Giáo dục đại học là tốt nhưng KHÔNG phải là tri thức duy nhất bạn sẽ cần để giữ việc làm của bạn trong 30 hay 40 năm tới. Vì công nghệ thay đổi, doanh nghiệp thay đổi, công nghiệp thay đổi, và kinh tế thay đổi, bạn phải thay đổi cùng chúng. Đó là lí do tại sao bạn phải thường xuyên học để giữ kĩ năng kĩ thuật của bạn cập nhật để đáp ứng cho nhu cầu của công ti. Tôi thường khuyên các sinh viên làm đam mê của họ thành nghề nghiệp của họ vì chừng nào bạn còn yêu cái gì thì làm việc không còn là “làm” mà nó trở thành đam mê của họ. Cùng điều này cũng áp dụng cho việc học, nếu bạn đam mê về học điều mới, bạn sẽ làm nỗ lực cần thiết để học và giỏi với nó. Đó là lí do tại sao bạn là nhà chuyên môn thực sự.

Tuy nhiên sau nhiều năm làm các công việc kĩ thuật, bạn cần thăng tiến nghề nghiệp của bạn vào trong quản lí. Để TĂNG TRƯỞNG trong nghề nghiệp bạn cần chiến lược để đạt tới nó. Bạn không thể chỉ chờ đợi được cấp cho “việc làm hoàn hảo” mà bạn cần thu được nó cho bản thân bạn. Điều này có nghĩa là bạn phải hiểu kinh doanh của công ti bạn và vai trò của bạn trong việc đó. Bạn không thể ngồi ở bàn làm việc và chờ đợi cơ hội tới với bạn. Mọi sự xảy ra khi bạn đi ra ngoài “khu vực kĩ thuật” của bạn và đi tới biết người khác và hiểu điều họ làm. Mặc dầu bạn là nhà chuyên môn kĩ thuật giỏi, bạn phải đổi cách nhìn của bạn vào cảnh quan rộng hơn vì người quản lí thường là người nhìn xa trông rộng. Bạn phải biết mọi người ở các phòng ban khác của công ti. Bạn phải làm bạn với những người chế tạo sản phẩm hay những người làm việc trong tài chính, tiếp thị, người thực hiện những công việc khác. Bạn phải hỏi họ những câu hỏi về công việc của họ cho tới khi bạn hiểu các qui trình và vấn đề của họ. Vì bạn là người chi tiết, điều này sẽ dễ dàng vì bạn có tri thức về công ti của bạn như một toàn thể. Có một nhóm người mà bạn nói chuyện với và nhận thông tin từ họ sẽ nâng cao tri thức của bạn về công ti của bạn và mở rộng cơ hội của bạn.

Lời khuyên của tôi là bạn nên dành thời gian cùng với người dùng trong nhóm của họ, quan sát cách họ làm việc trước hết và cách họ dùng công nghệ. Là công nhân hệ thông tin, bạn cần phát triển quan hệ tốt với người dùng bằng việc lắng nghe mối quan tâm của họ trước hết để hiểu nhu cầu của họ. ĐỪNG làm điều bạn nghĩ người dùng muốn, mà lắng nghe vấn đề của họ khi bạn hỗ trợ cho họ. Nếu bạn tìm ra cách tốt hơn để làm cái gì đó, nói chuyện với người dùng trước hết rồi trình bày giải pháp của bạn để cho họ đồng ý với bạn. Ưu tiên của bạn là đáp ứng các yêu cầu của họ và chắc chắn hệ thống thông tin làm việc tốt. Trong khi không dễ nói chuyện với những người có thể không hiểu các qui trình hay ứng dụng kĩ thuật, bạn cần kiên nhẫn và giải thích mọi thứ trong ngôn ngữ đơn giản. Bạn có thể thành công với người dùng nếu bạn có thể làm cái gì đó có giá trị giải quyết cho vấn đề của họ và đây là cách tốt nhất để TĂNG TRƯỞNG nghề nghiệp của bạn và là người có giá trị trong công ti.

—English version—

 

Advancing a career

A graduate wrote to me: “I just graduate from Information System Management and get a job at a large financial company. Although this is my first job, I want to be successful and build a career in this field; however I am still worried about my future. Please advise.”

 

Answer: Congratulation on your graduation and have a good job. Please stop worry too much; I do not think the company would expect a lot from a recent graduate as you are still learning. What you need now is to focus on learning about the business of your company. By understanding the company’s business and goals, you can help the company to achieve its goals. I am very happy that you mention that you want to build a career. Most graduates are concerned with getting a job but few pay attention to planning their career for the future. Career planning is not only GETTING a job but also KEEPING the job then GROWING the career. I often teach my students the simple formula: “GET, KEEP, And GROW” for their career roadmaps.

There are people who see everything from a detail aspect. As students, they organize their study carefully and want to know in detail how things work, how things interact, how things are designed, and how each process operates. When they go to work they tend to be technical professionals. There are people who see everything from a broader aspect and do not be bothered by details. As students, they read a lot to broaden their knowledge. Although they study technical fields, they also read business articles, newspapers, books and blogs to search for new knowledge. They know about the industry and market and what are the issues, the competition, and the challenges. When they go to work, they often advance quickly into leadership positions due to their profound knowledge.

So which type do you think that you fit into? For most graduates, they tend to be the first type where their focus on detailed knowledge and skills. To GET a job, you need these skills but AFTER getting a job, you need to KEEP it and the best way to KEEP a job is to be a “valuable employee” for the company. To do that you need to develop a mindset of lifelong learning. College education is good but NOT the only knowledge you will need to keep your job for the next 30 or 40 years. As technology changes, business changes, industry changes, and economy changes, you must change with them. That is why you must constantly learning to keep your technical skills up to date to meet company’s demands. I often advise students to make their passion as their career because as long as they love what they do then working is no longer “work” but it become their passion. The same thing should also be applied to learning, if you are passionate about learning new things, you will make the necessary effort to learn and excel at it. That is why you are truly a professional.

However after several years of doing technical works, you need to advance your career into management. To GROW in a career you need a strategy to achieve it. You cannot just wait to be offered the “Perfect job” but you need to earn it for yourself. This means you must understand your company’s business and your role in it. You cannot sit in your desk and wait for the opportunities to come to you. Things happen when you go outside your “technical area” and get to know other people and understand what they do. Although you are a good technical professional, you must change your view into a broader perspective because managers are often visionary people. You must know people in other departments of the company. You must make friends with people who manufacture the product or people who work in finance, marketing who perform other works. You should ask them questions about their works until you understand their processes and problems. Since you are a detail person, this will be easy as you have the knowledge of your company as a whole. Having a group of people that you talk with and get their information will enhance your knowledge about your company and broaden your opportunities.

My advice is you should spend time with users in their group, observing how they work first and how they use technology. As information system worker, you need to develop good relationships with users by listen to their concerns first to understand what they need. Do NOT do what you think users want, but instead listen to their issues when you support them. If you find a better way to do something, talk to users first then demonstrate your solution to them to get them to agree with you. Your priority is to meet their requirements and make sure the information system works well. While it is not easy to talk to people who may not understand technological processes or applications, you need to be patience and explain things in simple language. You can be successful with users if you can do something valuable that solves their problems and this is the best way to GROW your career and being a valuable person in the company.