0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Tiến hoá của các lí thuyết quản lí

14.04.2021

Nếu bạn đi tới hiệu sách ngày nay, bạn có lẽ thấy vài trăm đầu sách dưới phân loại “Quản lí.” Nếu bạn đi tới bất kì đại học nào, bạn có lẽ thấy rằng hầu hết các lớp quản lí đều đầy người. Dường như là mọi người bị ám ảnh với vấn đề quản lí.

Quản lí có thể được định nghĩa đơn giản là việc tổ chức và kiểm soát một doanh nghiệp hay một tổ chức. Nó cũng có thể được gọi là hành động làm cho mọi người làm việc cùng nhau để hoàn thành các mục đích mong muốn. Về căn bản quản lí là làm cho công việc được thực hiện qua người khác. Vào thời xưa, xã hội chủ yếu được phân chia thành hai nhóm: Người quản lí (hoàng đế và quan lại) và công nhân (công nhân lao động và nô lệ). Trong những xã hội nông nghiệp này, phần lớn công nhân đều làm việc trên cánh đồng khi hoàng đế cai trị đất đai. Sợ hãi là cách để quản lí công nhân khi qui tắc quản lí do hoàng đế đặt ra và không vâng lời có nghĩa là tù đầy hay chết.

Vào thế kỉ 18, khi các ngành công nghiệp bắt đầu làm thay đổi xã hội, nhiều người chuyển tới các thành phố để làm việc trong cơ xưởng vì họ được trả tiền nhiều hơn. Adam Smith đã tổ chức quản lí thành lí thuyết cung và cầu, người chủ và công nhân, năng suất và giá cả. Những khái niệm nền tảng này về kinh tế vẫn còn được dạy trong trường ngày nay. Lí thuyết của ông ấy được phát triển thêm bởi các nhà kinh tế khác thành các nguyên lí quản lí như lập kế hoạch công việc, tính chi phí, kiểm soát chất lượng và chuẩn hoá.

Vào đầu thế kỉ 20, Frederick Taylor áp dụng các nguyên lí khoa học vào thực hành quản lí để cải tiến hiệu năng của công nhân trong cơ xưởng. Tri thức thuộc về cấp quản lí vì họ thiết lập các phương pháp chuẩn cho từng việc làm và công nhân được huấn luyện để tuân theo các phương pháp này tương ứng với vai trò của họ. Max Weber đã phát triển nó thêm nữa thành cấu trúc quan liêu những người quản lí trên đỉnh, cấp trung và mức thấp với dây chuyền chỉ huy từ trên xuống. Lương được tổ chức theo nhiều mức dựa trên cấu trúc tổ chức. Qui tắc là đơn giản: “Người quản lí quản lí, công nhân làm việc.”

Khi vận hành doanh nghiệp trở nên phức tạp hơn, cấp quản lí bắt đầu hội tụ vào các vấn đề như tăng năng suất và chất lượng bằng  quan sát hoạt động sản xuất. Họ nhận ra rằng tri thức không còn thuộc vào cấp quản lí mà công nhân ở mọi mức có thể làm những đóng góp có giá trị. Một khái niệm mới của quản lí hiện đại đã được thiết lập với việc hình thành chiến lược, lập kế hoạch, chọn cán bộ, khuyến khích, phối hợp tài nguyên và kiểm soát hiệu năng.

Với việc tăng lên của dùng công nghệ và dịch chuyển từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin, cấp quản lí bắt đầu chú ý nhiều hơn tới vấn đề tri thức và kĩ năng. Vì công nhân có giáo dục cao và được đào tạo tốt; hội tụ của cấp quản lí đã chuyển vào việc huấn luyện, tư vấn, khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ hội tăng trường doanh nghiệp. Người quản lí không còn ra lệnh nhưng trở thành thầy kèm và người huấn luyện. Trao đổi và thực hành trong việc khuyến khích nhân viên đã được thừa nhận là nguyên lí quản lí then chốt.

Thay đổi của doanh nghiệp từ địa phương và quốc gia sang vận hành toàn cầu hoá yêu cầu nhiều thay đổi quản lí hơn. Với việc tăng lên của cạnh tranh toàn cầu, nhiều lí thuyết quản lí như Quản lí chất lượng toàn bộ, Chế tạo gầy, Cải tiến qui trình, Mô hình trưởng thành năng lực, Quản lí dây chuyền cung cấp và Quản lí quan hệ khách hàng v.v. Từng lí thuyết hội tụ vào khu vực đặc biệt vì không lí thuyết nào có thể nói là thích hợp cho mọi kiểu doanh nghiệp.

Những lí thuyết quản lí này có thể giúp cho người quản lí hiểu các khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp nhưng sự gia tăng nhanh của lí thuyết cũng có thể gây lẫn lộn. Ngày nay người quản lí cần có tính lựa chọn bằng việc nhận diện và hội tụ vào cách tiếp cận phù hợp nhất cho doanh nghiệp của họ.

—-English version—-

 

The evolution of management theories

 

If you go to a bookstore today, you probably find several hundred book titles under the “Management” category. If you go to any university, you probably find that most management classes are full. It seems that everyone is obsessed with the issue of management.

Management can be defined as simple as the organizing and controlling of a business or an organization. It can also be called the act of getting people working together to accomplish desired goals. Basically management is getting works done through other people. In the old days, society was mostly divided into two groups: The managers (the emperors and feudal officers) and the workers (labor workers and slaves). In these agricultural societies, most workers labored in the fields as emperors rules the lands. Fear was the way to manage workers as management rules were set by emperors and disobey means prison or death.

In the 18th century, as industries began to change society, many people moved to cities to work in factories since they get paid more. Adam Smith organized management into theories of supply and demand, owners and workers, productivity and pricing. These fundamental concepts of economics are still being taught in schools today. His theory was further developed by other economists into management principles such as work planning, cost computations, quality control and standardization.

In the early 20th century, Frederick Taylor applied scientific principles into management practices to improve performance of workers in factories. Knowledge belongs to management as they set up standard methods for each job and workers were trained to follow these methods according to their roles. Max Weber developed it further into a bureaucratic structure of top, middle and lower level managers with a top down chain of command. Wages were organized according to several levels based on organization structure. The rule was simple: “Managers manage, Workers work”

As business operations become more complex, management began to focus on issues such as increasing productivity and quality by observation of production operations. They recognized that knowledge was no longer belonging to management but workers at all levels could make valuable contributions. A new concept of modern management was established with strategy formulation, planning, staffing, motivating, coordinating resources and controlling performance.

With the increasing use of technologies and the transition from the industrial age to the information age, management began to pay more attention to knowledge and skills issues. Since workers are highly educated and well trained; management focus was turned into coaching, counseling, motivating, and facilitate business growth opportunities. Managers were no longer giving orders but became mentors and coaches. Communication and participation in motivating employees were recognized as key management principles.

The changing of business from local and national to globalized operations required more management changes. With increasing global competition, more management theories were developed such as Total Quality Management, Lean Manufacturing, Process Improvement, Capacity Maturity Models, Supply Chain Management and Customer Relationship Management etc. Each theory focuses on specific areas as no theory can claim to be appropriate in all types of businesses.

These management theories can help managers understand different aspects in businesses but the proliferation of theories can also cause confusion. Today managers need to be selective by identifying and focusing on an approach that is best suited to their business.