0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Tri thức và kĩ năng

04.06.2021

Một thầy giáo trẻ hỏi tôi: “Chúng tôi muốn sinh viên học nhiều hơn và phát triển kĩ năng nhưng phần lớn các sinh viên chỉ muốn có bằng cấp. Làm sao chúng ta có thể thay đổi được niềm tin này?

Đáp: Cách nhìn về bằng cấp dõi trở lại từ hàng nghìn năm trước trong lịch sử. Vào thời đó, bằng cấp có nghĩa là tri thức và kĩ năng nào đó được kiểm nghiệm bởi các kì thi nào đó trong triều đình của nhà vua và nếu qua được, họ sẽ có việc làm tốt. Ngày nay bằng cấp không còn là đảm bảo cho việc làm và chúng ta có nhiều người tốt nghiệp với bằng cấp nhưng không có việc làm hay phải làm ở những việc chẳng liên quan gì tới giáo dục của họ.

Là thầy giáo, chúng ta hiểu quá trình học tập và tầm quan trọng của kĩ năng nhưng sinh viên có thể không hiểu vì việc học mang động cơ nội bộ chứ không bên ngoài. Để thay đổi hành vi của sinh viên chúng ta phải thay đổi niềm tin của họ về học tập. Nếu sinh viên không tin rằng họ cần tri thức và kĩ năng nào đó thì họ sẽ tiếp tục hội tụ vào việc có điểm đỗ và thu được bằng cấp. Nếu sinh viên tin tri thức có liên quan và quan trọng thì họ sẽ hội tụ việc học của họ hướng tới xây dựng nhiều tri thức hơn, thay vì chỉ hội tụ vào điểm số. Việc dạy truyền thống không giải thích rõ ràng sự liên quan của tài liệu lớp học với công việc tương lai. Phần lớn các thầy giáo đều hội tụ vào “điều bạn cần học” hơn là “tại sao bạn cần học nó và làm sao bạn sẽ dùng nó trong việc làm của bạn.”  Bằng việc giải thích rõ ràng “Tại sao” và “Làm sao” trước từng bài giảng, tôi đã thấy các sinh viên thay đổi niềm tin của họ vào việc học. Thay vì hội tụ vào điểm, họ bắt đầu kiểm tra cách họ phát triển tri thức và kĩ năng của họ và điều này có nghĩa gì cho tương lai của họ.

Khó động viên sinh viên học nhưng tôi tin chìa khoá là khả năng đạt tới sinh viên ở mức niềm tin nền tảng của họ. Bằng cách làm việc cùng sinh viên để giúp họ hiểu họ học được bao nhiêu và họ cần kĩ năng nào, điều đó có thể tạo ra khác biệt. Trong lớp của tôi, tôi thường hỏi sinh viên câu hỏi “Em nghĩ em sẽ dùng tri thức này để làm gì?” Câu hỏi này yêu cầu sinh viên kiểm điểm lại mục đích giáo dục của họ với điều họ sẽ học, làm hợp thức tri thức và phát triển kĩ năng mà họ sẽ có và tính ích lợi của những kĩ năng như vậy trong tương lai. Tôi để cho sinh viên thảo luận trong bản thân họ trong nhóm nhỏ nơi họ chia sẻ niềm tin của mình với người khác. Sinh viên dường như thay đổi niềm tin của họ vì họ bắt đầu khám phá ra làm sao và tại sao họ phải học và họ sẽ dùng chúng để làm gì. Họ cũng bắt đầu tạo ra niềm tin mới về cách tri thức của họ sẽ dẫn tới việc dùng tốt hơn trong tương lai. Nhiều sinh viên bảo tôi rằng họ chưa bao giờ thảo luận niềm tin của họ với người khác trước đây và không ai đã hỏi. Một kết luận thường xuyên là “Bây giờ tôi biết tại sao tôi cần biết điều này.”

Niềm tin của đa số sinh viên về giáo dục dựa trên kinh nghiệm sống cá nhân của họ và bị ảnh hưởng bởi xã hội. Ở trường trung học, họ được bảo phải đỗ những kì thi nào đó để vào đại học; ở đại học họ được khuyến khích lấy điểm để có việc làm tốt; báo chí nhắc tới nhu cầu có nhiều công nhân hơn với bằng cấp chuyên sâu; mọi thứ họ nghe nói đều là về đỗ kì thi và được bằng cấp chứ KHÔNG PHẢI tri thức hay kĩ năng. Với tình huống đó, chúng ta không thể đổ trách nhiệm tại sao nhiều sinh viên có niềm tin nền tảng rằng mục đích tối thượng của giáo dục là bằng cấp. Tôi đã nghe nhiều bậc cha mẹ nói với con cái họ: “Học chăm chỉ, lấy bằng cấp rồi lo nghĩ các chuyện khác sau.” Ngày nay chúng ta không thể lo nghĩ về những việc khác sau khi nhận bằng cấp, điều đó là QUÁ TRỄ. Sinh viên phải lập kế hoạch nghề nghiệp khi họ vẫn còn ở trường trung học và có bản kế hoạch nghề nghiệp với các mục đích và chiều hướng giáo dục khi họ vào đại học để hướng dẫn họ trong cuộc hành trình giáo dục.

Chúng ta cần thay đổi niềm tin của sinh viên để động viên họ họ theo cách mới do đó nâng cao tri thức của họ và phát triển kĩ năng. Điều này sẽ yêu cầu rằng chúng ta thêm tính liên quan vào trong tài liệu dạy và giải thích rõ ràng điều họ sẽ cần có trước khi rời khỏi trường VÀ họ phải phát triển việc học cả đời vì học tập không dừng lại sau khi tốt nghiệp mà phải liên tục trong cả đời họ.

—English version—

 

Knowledge and skills

A young teacher asked me: “We want students to learn more and develop skills but most students only want to have degree. How can we change this belief?

 

Answer: The view about degree dated back thousand years ago in history. At that time, a degree means certain knowledge and skills verified by certain exams in the emperor’s court and if pass, they will have good jobs. Today a degree is no longer a guarantee for job and we have many graduates with degree but no job or have to work in jobs that have nothing to do with their education.

As teachers, we understand the learning process and the important of skills but students may not as learning is internally motivated not externally. To change students’ behavior we must change their beliefs about learning. If students do not believe that they need certain knowledge and skills then they will continue to focus on passing grades and obtaining degree. If students believe the knowledge is relevant and important then they will focus their learning towards building more knowledge, rather than just focusing on the grade. Traditional teaching does not clearly explain the relevancy of class materials to future works. Most teachers are focusing on “WHAT you need to know” rather than “WHY you need it and HOW you are going to use it in your job.”  By clearly explain “Why” and “How” before each lecture, I have seen students changing their beliefs in learning. Rather than focusing on the grade, they begin to examine how they develop their knowledge and skills and what this means to their future.

It is difficult to motivate students to learn but I believe the key is in the ability to reach the student at their fundamental beliefs level. By working with students to help them understand how much they learn and what skills they need can make a difference. In my classes, I often ask students a question “What do you think you are going to use this knowledge for?” The question requires students to review their education goals with what they will learn, validate the knowledge and the development of skills that they will have and the useful of such skills in the future. I let students to discuss among themselves in small group where they share their beliefs with others. Students seem to change their beliefs as they begin to discover how and why they should learn and what they will use them for. They also begin to create new beliefs of how their knowledge will lead to better uses in the future. Many students told me that they have never discussed their beliefs before with anyone and no one has asked. A frequent conclusion is “Now I know why I need to know this.”

The majority of students’ beliefs about education are based on their personal life experiences and influenced by society. In high school, they are told to pass certain exams to go to college; in college they are encouraged to get a degree in order to have good jobs; newspapers mention about the need to have more workers with advanced degrees; everything they hear is about passing exams and get degree NOT knowledge or skills. Given that situation, we cannot blame why many students have a fundamental belief that the ultimate education goal is a degree. I have heard many parents tell their children: “Study hard, get a degree then worry about other things later.” Today we cannot worry about other things after receiving the degree, it is TOO LATE. Students must plan for a career when they are still in high school and have a career plan with education goals and direction when they go to college to guide them during their education journey.

We need to change students’ beliefs about learning to motivate them to learn in a new way thereby enhancing their knowledge and skills development. This will require that we add more relevancies into our teaching materials and explain clearly what they will need to have before leaving school AND they must develop a lifelong learning as learning does not stop after graduated but must continue throughout their lives.