0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Việc làm với toàn cầu

12.01.2021

Một số trong các bạn đã hỏi tôi làm sao kiếm được việc làm, đặc biệt với các công ti toàn cầu vì các bạn đã đọc trong blog của tôi rằng nhiều công ti tuyển người phần mềm ở hải ngoại. Kiếm việc làm với công ti toàn cầu có nhiều điều hơn là chỉ có kĩ năng đúng; có một số điều bạn phải được chuẩn bị để làm tối đa cơ hội kiếm việc của mình. Sau đây là một số lời khuyên bạn có thể xem xét tới.

1) Giáo dục: Bằng cấp về khoa học máy tính hay kĩ nghệ phần mềm là cần cho nghề phần mềm ở hải ngoại. Phần lớn các công ti toàn cầu đều yêu cầu ít nhất bằng đại học từ các đại học có truyền thống mà họ quen thuộc. Đại học tốt với kết nối toàn cầu mạnh là rất quan trọng cho công việc toàn cầu. Một số đại học có cộng tác với các đại học nước ngoài về trao đổi chương trình, trao đổi giảng viên hay xây dựng chương trình của họ dựa trên chương trình của các đại học nước ngoài nổi tiếng, chính là nhân tố tích cực trong con mắt của công ti toàn cầu. Xin nhớ rằng bằng cấp chỉ là chìa khoá để mở cánh cửa lao động, không phải là đảm bảo cho việc làm. Giáo dục của bạn không chấm dứt với bằng cấp mà chỉ là bắt đầu. Nếu bạn muốn vẫn còn có tính cạnh tranh và tiến lên trong nghề nghiệp của mình, đặc biệt trong môi trường làm việc toàn cầu, bạn cần thường xuyên cải tiến kĩ năng của mình, và theo kịp với xu hướng trong công nghệ. Có nhiều môn đào tạo chuyên nghiệp để cải tiến kĩ năng của bạn mà bạn có thể cần trong khi giáo dục hàn lâm truyền thống có thể không đủ. Do cạnh tranh cao, một mình chất lượng sẽ không cho bạn việc làm mà bạn sẽ cần thêm vào giáo dục của mình bằng việc chứng minh kĩ năng và sự sẵn lòng tiếp tục học những điều mới.

2) Kinh nghiệm: Bạn có thể có bằng cấp nhưng kinh nghiệm sẽ là nhân tố chính trong kiếm được việc làm của bạn. Ngày nay nhiều việc làm yêu cầu một số năm ‘kinh nghiệm,’ điều có thể dường như khó với sinh viên mới tốt nghiệp đã dành mọi thời gian ở trường. Khuyến cáo của tôi cho các sinh viên là tìm việc làm bán thời hay làm việc tập trung trong công nghiệp khi bạn vẫn còn đang theo học ở trường. Nếu bạn thiếu kinh nghiệm, bạn cần bao quát lỗ hổng này bằng việc nói với người sử dụng lao động là bạn có thể chứng tỏ kĩ năng của mình trong phỏng vấn hay đem bản mẫu công việc của mình cho họ xem. Chẳng hạn, bạn đã thiết kế và hỗ trợ cho website của trường, duy trì cập nhật hàng ngày – những kinh nghiệm như vậy sẽ chứng minh kĩ năng của bạn cho người sử dụng lao động tiềm năng.

3) Ngoại ngữ: Để làm việc cho công ti toàn cầu, bạn cần ít nhất phải thông thạo một ngoại ngữ. Không có kĩ năng ngoại ngữ tốt, cơ hội của bạn có lẽ là số không khi có nhiều ứng cử viên khác. Tất nhiên, điều đó tuỳ thuộc vào công ti và nơi bạn sẽ làm việc mà bạn phải biết ngôn ngữ nào đó. Nếu bạn xin làm việc với công ti Nhật Bản thì bạn cần biết tiếng Nhật Bản nhưng theo ý kiến của tôi, tiếng Anh có lẽ là tốt nhất bởi vì nó được dùng gần như ở mọi nơi. Làm chủ tốt tiếng Anh có thể mở ra nhiều cơ hội cho bạn và cho phép bạn làm việc ở nhiều chỗ trên thế giới và cũng dễ dàng chuyển từ công ti này sang công ti khác.

4) Tri thức và kĩ năng: Nếu bạn được yêu cầu tới cuộc phỏng vấn, bạn phải được chuẩn bị. Bạn phải nghĩ về việc làm mà bạn đang xin và tự hỏi mình liệu bạn đã làm loại việc này trước đây chưa? Nếu bạn xin việc lập trình, tự hỏi mình loại ngôn ngữ lập trình nào việc làm này yêu cầu? Bạn biết bao nhiêu ngôn ngữ? Nghĩ về sự hoàn thành của bạn trong hoàn cảnh việc làm đặc biệt. Chẳng hạn, bạn đã viết hai nghìn dòng mã trong C++ cho một việc ở trường. Có thể bạn đã viết một chuỗi lệnh trong ngôn ngữ truy vấn cho cơ sở dữ liệu trường học để tổ chức các bản ghi sinh viên v.v. Về cơ bản phần lớn các công ti toàn cầu sẽ dùng phân loại sau để xác định một ứng cử viên có khớp với yêu cầu của việc làm của họ không:

a) Kĩ năng hoạt động: bạn biết gì về phát triển phần mềm (lập trình, kiểm thử, hay quản lí dự án v.v.) Những kĩ năng này hầu hết đã được dạy trong trường.

b) Tri thức chuyên gia miền: Biết về các khu vực miền đặc biệt hay bạn học nhanh chóng và nắm rõ thế nào về các vấn đề và có khả năng giải quyết các vấn đề. Đây là năng lực của bạn tới cùng với việc cáp dụng tri thức của bạn.

c) Công cụ và công nghệ: bạn biết công cụ và công nghệ nào. Chẳng hạn: Eclipse, Ruby, Java, C#, và Unix v.v.

d) Kinh nghiệm: Bạn đã làm công việc phần mềm được bao lâu, họ giả thiết rằng bạn đã từng làm việc đó rồi. Chẳng hạn: ERP, CRM, cơ sở dữ liệu, nhà kho dữ liệu, giao tác tài chính, và an ninh máy tính v.v.

Bạn cũng cần nghĩ về chất lượng, ưu tiên và các kĩ năng phi kĩ thuật bạn muốn biểu lộ cho người sử dụng lao động về năng lực của bạn. Có thể bạn giỏi quản lí hoạt động của trường. Có thể bạn giỏi trong làm việc tổ với người khác để tạo ra websites. Có thể bạn rất giỏi bên ngoài các hoạt động trường học như cắm trại, hoạt động từ thiện, hay làm việc với cộng đồng cho các lễ hội đặc biệt. Phần lớn các công ti toàn cầu tìm kiếm “người toàn bộ” KHÔNG chỉ là người kĩ thuật cho nên các hoạt động phụ mà bạn làm bên ngoài trường bao giờ cũng là điều tích cực. Bạn phải nghĩ về nhiều điều mà bạn đã làm thành công.

Có những vấn đề nhiều công ti toàn cầu đòi hỏi mà bạn có thể được chuẩn bị trước. (Tôi đã thu thập các câu hỏi này từ nhiều sinh viên kể cho tôi về kinh nghiệm của họ khi tôi hướng dẫn họ tìm việc) Chẳng hạn: câu hỏi “Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?” (Đây là câu hỏi về bạn được chuẩn bị kĩ về công ti thế nào.) Tất nhiên bạn phải biết cái gì đó về công ti bạn xin vào làm. Cho nên lời khuyên của tôi là làm nghiên cứu về công ti đó. ĐỪNG BAO GIỜ trả lời: Tôi thích công ti của các ông, tôi cần việc làm và tôi sẽ làm việc chăm chỉ cho các ông. Điều đó nghĩa là bạn chẳng biết gì về họ và hiển nhiên họ có thể nghĩ: “Vì bạn không quan tâm tìm hiểu về chúng tôi, bạn chẳng biết gì về công ti chúng tôi thì sao tôi phải chăm lo về bạn.”

Câu trả lời tốt hơn có thể là như thế này: “Tôi hiểu rằng các ông nổi tiếng trong lĩnh vực XYZ và các ông có vài dự án đang tiến hành ” (Bạn muốn chắc chắn rằng bạn biết cái gì đó về công ti này và bạn có điều tương tự trong tâm trí). Bạn có thể lấy bước đầu tiên trong việc giải thích năng lực của bạn bằng việc nói “Tôi đã làm việc trên một dự án nhỏ ở trường dùng công nghệ XYZ mà các ông có thể thấy quan tâm ” (Bây giờ bạn có cơ hội để giải thích thêm chút ít về dự án ở trường dùng XYZ nhưng ĐỪNG đi vào chi tiết quá kĩ thuật.) Rồi bạn có thể nói: “Tôi thực sự thích thú một phần của công việc này.” (Bằng việc nói điều này, bạn có thể giải thích vai trò của bạn, cách dự án được tiến hành, và cách bạn thành công.)

Điều bạn làm là lấy cuộc phỏng vấn làm cuộc hành trình cùng bạn khi bạn thuyết phục công ti đó về kĩ năng của bạn, năng lực của bạn, và mục đích của bạn. Bạn phải giữ câu trả lời ngắn gọn và chính xác để người phỏng vấn sẽ có cơ hội đánh giá bạn và hỏi bạn nhiều câu hỏi hơn. Nếu người phỏng vấn thích bạn, câu hỏi tiếp có thể sẽ giống thế này: “Điều rất tốt là kể cho tôi về những điểm mạnh và điểm yếu của bạn.” (Đây là câu hỏi về phẩm chất khi người phỏng vấn đánh giá liệu có nên cho bạn việc làm hay không, cho nên giữ câu trả lời ngắn gọn bởi vì có mẹo ở đây.) Bạn có năm phút để giải thích tốt nhất về mình kiểu như: “Tôi thích XYZ và tôi ước là tôi có thể làm nhiều hơn nhưng phần lớn dự án trong trường đều nhỏ, tôi ước là tôi có thể làm việc cho dự án lớn hơn để cho tôi có thể học thêm về XYZ”. (Bạn có cơ hội giải thích về XYZ chính là khu vực miền làm việc của công ti toàn cầu này và bày tỏ rằng bạn muốn học thêm.)

Mẹo là người phỏng vấn có thể hỏi, “Đó là điểm mạnh; bây giờ nói cho tôi về điểm yếu của bạn?” (Đừng rơi vào bẫy bằng việc nói điều gì đó tiêu cực. Cho nên nhiều sinh viên phạm phải sai lầm ở đây. Bạn nên biến điều tiêu cực thành tích cực như một trong những sức mạnh của bạn.) Câu trả lời ưa chuộng của tôi là “Là người phần mềm, tôi thích làm công việc phần mềm và đôi khi tôi làm việc quá cần mẫn.  Điểm yếu của tôi là tôi làm việc quá nhiều và quên mất thời gian.”  (Hình dung điều người phỏng vấn nghĩ: Người này là nhà kĩ thuật tốt và người này làm việc rất cần cù – mình còn có thể tìm được cái gì khác ở ai đó muốn làm điều đó cho công ti.)

4) Tự tin

Điều này có lẽ là điều khó nhất với nhiều sinh viên phần mềm, nhưng tự tin là kĩ năng lớn phải có trong khi phỏng vấn xin việc. Tôi biết rằng phần lớn những người phần mềm về căn bản hướng nội, mặc dầu họ có kĩ năng nhưng không biết cách truyền đạt ý nghĩ của họ một cách rõ ràng. Tự tin không có nghĩa là bạn phải biết mọi thứ nhưng nó quả có nghĩa là bạn phải không hoảng sợ khi bắt gặp một câu hỏi hay chủ đề bạn không quen thuộc. Nếu bạn không biết, cứ thành thực nhưng nói với người sử dụng lao động rằng bạn sẵn lòng học cái mới. ĐỪNG kiêu ngạo vì bạn không muốn người sử dụng lao động nghĩ rằng bạn đang thách thức họ. Bạn cần lễ phép nhưng vẫn tự tin về điều bạn có thể đem tới cho công ti và điều đó nghĩa là bạn phải được chuẩn bị.

Việc chuẩn bị tốt nghĩa là bạn chân thành, đam mê về triển vọng của mình được làm việc cho công ti toàn cầu và thường điều đó sẽ chỉ ra trong cuộc phỏng vấn. Nếu người phỏng vấn thấy rằng bạn sẵn lòng thảo luận về chủ đề đặc thù, và lễ phép với họ khi bạn trả lời theo cách chính xác thì họ có lẽ cho bạn điểm tích cực. Họ biết rằng hầu hết các sinh viên mới tốt nghiệp không có kinh nghiệm và họ chưa bao giờ trông đợi rằng bạn là chuyên gia trong miền chủ đề này. Điều đó sẽ tới với thời gian cho nên thái độ của bạn, việc chuẩn bị của bạn cũng như hoạt động ngoại khoá của bạn, như các hoạt động sinh viên, báo trường, công việc từ thiện sẽ tạo hình ảnh ấn tượng và giúp phân biệt bạn với những người khác.

—-English version—-

 

Jobs with Global

Some of you have asked me about how to get jobs, especially with global companies as you have read in my blog that many are recruiting software people oversea. Getting a job with global companies is a lot more than just having the right skills; there are a number of things that you must be prepared to maximize your chances of getting the job. Following are some advices that you may want to consider.

1) Education: A computer science or software engineering degree is necessary for an oversea software career. Most global companies require at least a bachelor degree from well established universities that they are familiar with. A good university with strong global connection is very important for global works. Some universities do collaborate with foreign universities on program exchange, faculty exchange or having their programs based on well known foreign universities’ programs which are positive in the eyes of global companies. Please remember that the degree is only a key to open the employment door, not as a guarantee for a job. Your education does not end with the degree but just the beginning. If you wish to remain competitive and advancing your career, especially in a global working environment you need to constantly improve your skills, and keep up with the trend in technology. There are several professional training courses to improve your skills that you may need as the traditional academic education may not be good enough. Due to high competition, qualifications alone will not get you jobs but you will need to add to your education with the demonstration of a skills and a willingness to continue learning new things.

2) Experience: You may have degrees but the experience will be a major factor in getting you jobs. Today many jobs require number of years of ‘experience’, which may seem difficult to graduated students who spend all the time in school. My recommendation to students is to find part time jobs or internships in the industry while you still attending schools. If you lack experience, you need to cover the gap by stating to your employer that you can demonstrate your skills during the interview or bring with you a sample of your works. For example, you have designed and supported your school website, maintain day to day update – such experiences will illustrate your skills to potential employers.

3) Foreign languages: To work for global company, you need at least be fluently in one foreign language. Without good foreign language skill, your chance is probably zero as there are so many candidates. Of course, it depends on the company and where you will work that you should know certain language. If you apply to work for Japanese company then you need to know Japanese but in my opinion, English would probably is the best because it is being used almost everywhere. A good command of English can open so many opportunities for you and allow you to work in so many places around the world and it is also easy to transfer from one company to other.

4) Knowledge and skills: If you are asked to come in for an interview, you must be prepared. You must think about the job that you are applying and ask yourself whether you have done this kind of work before? If you are applying for a programming job, ask yourself what kind of programming languages that this job required? How many languages do you know? Think about your accomplishments in the context of this particular job. For example, you have written a two thousand line of code in C++ for a school assignment. Maybe you have written a series of query language for the school database to organize student records etc. Basically most global companies will use following categories in determine whether a candidate fits their job requirements:

a) Functional skill: what you know about software development (programming, testing, analysis, or project management etc.) These are skills mostly taught in school.

b) Domain expertise: Special domain areas or how well and how quickly you learn about the problems and are able to solve problems. These are your capabilities that come with the application of your knowledge.

c) Tools and technology: what tools and technology you know. For example: Eclipse, Ruby, Java, C#, and Unix etc.

d) Experiences: How long have you been doing software works, they assume that you have been working for a while. For example: ERP, CRM, database, data warehouse, financial transactions, and computing security etc.

You also need to think of the qualities, preferences, and non-technical skills you want to show to your employer about your capabilities. Maybe you are great at managing a school activity. Maybe you are good in teaming with others to create websites. Maybe you are very good at out of school activities such as camping, charity activities, or working with community for special festivals. Most global companies are looking for a “Total person” NOT just technical person so any extra activities that you do outside school activities is always a positive thing. You must think about many things that you have done successfully.

There are questions that many global companies asked that you could be prepared in advance. (I collected these questions from many students who told me about their experiences as I mentored them for jobs) For example: the question “Why do you want to work here?” (This is the question about how well prepared you are. Of course you should know something about the company that you are applying. So my advice is to do some research about the company. NEVER answer: I like your company, I need a job and I will work hard for you. That’s means you know nothing about them and obviously they may think: “Since you do not care to look up about us, you know nothing about our company then why do I care about you”.

A better answer could be like this: “I understand that you are well known in XYZ domain area and you have several projects that are on going” (You want to make sure that you know something about the company and you have a similar thing in mind). You may take the first step in explaining your capabilities by saying “I have worked on a small project in school that use XYZ technology that you may find interesting” (Now you have a chance to explain a little bit about the school project that use XYZ but do NOT go into too much technical detail) You may then say: “I really enjoyed this part of the work.” (By saying this, you can explain your role, how the project proceeded, what happened, and how you succeeded).

What you are doing is to take the interviewer to a journey with you as you are convincing the company about your skills, your capabilities, and your goal. You should keep your answer short and concise so the interviewer will have chance to evaluate you and asking you more questions. If the interviewer likes you, the next question would probably be like this: “That is very good so tell me about your strengths and weaknesses.” (This is a question about quality as the interviewer is evaluated whether to give you the job or not so keep the answer short because there is a trick here) You have few minutes to explain your best such as: “I love XYZ and I wish that I could do more but most school projects are small, I wish that I could work on larger project so I can learn more about XYZ”. (You have a chance to explain about the XYZ area which is the global company’s domain area and express that you want to learn more)

The trick is the interviewer may asks, “That was a strength; now tell me about your weakness?” (Do NOT fall into the trap by saying something negative. So many students make mistake here. You should turn a negative into a positive as one of your strengths). My favorite answer is “As a software person, I love to do software works and sometimes I work too hard.  My weakness is I work too much and forget about the time.”  (Imagine what the interviewer thinks: This person a good technical and he is working very hard – what else could I find someone who work like that for the company).

4) Confidence

This is perhaps the hardest thing to many software students, but confidence is a great skill to have during a job interview. I know that most software people are basically introverts, although they have skills but do not know how to convey their thoughts clearly. Confidence does not mean you have to know everything but it does mean that you should not panic when come across a question or subject that you are unfamiliar. If you do not know, be honest but tell the employer that you are willing to learn new things. Do NOT be arrogant as you do not want your employer think that you are challenging them. You need to be polite but still confident in what you can bring to the company and that means you must be prepared.

A good preparation means that you are sincere, passion about your prospect to work for a global company and usually it will show in the interview. If the interviewer sees that you are willing to discuss about a particular subject, and polite to them when you answer in a concise manner then they probably give you positive points. They know that most graduated students do not have experiences as they never expect that you be an expert in the subject area. That will comes with time so your attitude, your preparedness as well as your extra-curricular activities, such as students’ activities, school newspapers, charity works will give an impressive image and help distinguishing you from others.