0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Xã hội tri thức-7

08.01.2021

Trong xã hội tri thức, người có tri thức là nhân tố then chốt cho phát kiến, là người dẫn lái chính cho tăng trưởng kinh tế, và là người quyết định chính cho tính cạnh tranh trong thương mại toàn cầu.

Ngày nay các nước không thể lệ thuộc chỉ vào tài nguyên quốc gia như nguồn xuất khẩu chính cho thịnh vượng kinh tế mà phải hội tụ ngày càng nhiều vào việc tổ hợp phát kiến kĩ thuật và áp dụng tri thức. Ta hãy xem Nhật Bản từ thời Phục hưng Minh Trị năm 1863. Sau khi bị người nước ngoài làm mất thể diện và bị buộc phải mở cửa đất nước cho thương mại, Nhật Bản lập tức tập trung nỗ lực của mình vào giáo dục, đặc biệt vào nghiên cứu khoa học và công nghệ. Chẳng có gì phải ngạc nhiên là ngày nay nước giầu nhất và phát triển nhất ở châu Á là Nhật Bản. Sau Thế chiến 2, nền kinh tế của Hàn Quốc bị tàn phá và có cùng chỉ số kinh tế như các nước châu Phi như Ghana, Mozambique và Angola. Bằng đầu tư vào giáo dục, ngày nay Hàn Quốc là nước phát triển nhất đứng thứ hai ở châu Á, chỉ thấp hơn Nhật Bản nửa chấm. Tình huống tương tự có thể thấy ở Singapore và Đài Loan, cả hai đều tập trung vào cải tiến giáo dục, và cả hai đều trở thành các cường quốc kinh tế mạnh.

Một nhân tố then chốt trong cải tiến giáo dục là việc nổi lên của đại học tư. Danh sách đại học hàng đầu trên thế giới bao gồm hầu hết các đại học tư. Tám trong số mười đại học hàng đầu ở Mĩ là đại học tư. Các nước như Ấn Độ, Brazil, và Argentina không thu được bước ngoặt có ý nghĩa về đầu tư của họ vào giáo dục bởi vì nền giáo dục của họ bị “chốt lại” trong các đại học nhà nước, với hệ thống phân cấp hàn lâm không khuyến khích thay đổi. Trong nền kinh tế tri thức, các đại học tư có nhiều tiền, tri thức và nhân sự hơn để dành cho phát kiến công nghệ bởi vì họ có động cơ khác. Trong những quốc gia đã phát triển phần của đại học tư trong các hoạt động nghiên cứu và phát triển quốc gia là 50-60 phần trăm, cả dưới dạng tài chính và thực hiện, trong khi đại học nhà nước về  căn bản chiếm ít hơn 15-20 phần trăm hoạt động. Với tài chính tốt hơn bởi công nghiệp, các phòng thí nghiệm nghiên cứu tốt hơn, các đại học tư hấp dẫn các giáo sư giỏi hơn, các sinh viên giỏi hơn và có khả năng tạo ra nhiều nghiên cứu thành công hơn với những kết quả có ý nghĩa. Cộng tác giữa công nghiệp và đại học tư là một trong những nhân tố then chốt trong xã hội tri thức. Trong thời kì 1995-2000, vốn được đầu tư vào nghiên cứu tư đã tăng từ 5 tỉ đô là tới 105 tỉ đô la ở USA; từ 19 triệu đô là tới 3 tỉ đô la ở Anh; từ 21 triệu đô la tới 2 tỉ đô la ở Nhật Bản; từ13 triệu đô là tới 2 tỉ đô là ở Đức; từ 8 triệu đô la tới 1.5 tỉ đô la ở Pháp. Tất cả những nghiên cứu này đã làm phát sinh kết quả hàng nghìn tỉ đô la trong doanh nghiệp công nghệ cao và những sản phẩm này đã bắt đầu chiếm phần tỉ lệ tăng lên nhanh chóng trong thương mại toàn cầu. Tỉ lệ các sản phẩm được chế tạo với nội dung công nghệ cao (máy tính, điện thoại, ti vi, và các thiết bị điện tử v.v.) trong thương mại  quốc tế đã chuyển từ 30 phần trăm năm 1976 tới 84 phần trăm năm 2000. Tổng khối lượng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của các nước dẫn đầu trong lĩnh vực này là 1097 tỉ đô la. Mĩ, Nhật Bản, Đức và Anh chiếm tới 82 phần trăm thị trường này.

Dựa trên những dữ liệu này, tôi tin rằng tính năng then chốt của nền kinh tế tri thức là ở sự tồn tại của hệ thống giáo dục cùng nghiên cứu và phát triển, cái tạo khả năng cho đất nước trở thành nước có thu nhập lớn từ sản phẩm công nghệ cao cũng như từ tiền bản quyền và phí sử dụng. Bằng việc có năng lực trong công nghệ cao, đất nước có thể là người chơi then chốt trong thương mại toàn cầu. Mặc dầu có vài định nghĩa về xã hội tri thức, nhưng dựa trên các dữ liệu trên, tôi nghĩ chúng ta có thể định nghĩa xã hội tri thức là một quốc gia với dân số là lực lượng lao động có giáo dục cao, được dẫn lái bởi nền kinh tế tri thức, dựa trên sáng tạo và phát minh tri thức.

Vậy tại sao một nước lại muốn trở thành xã hội tri thức? Với toàn cầu hoá, cạnh tranh giữa các quốc gia sẽ trở nên dữ dội và không có tri thức và kĩ năng để theo kịp, một số nước sẽ bị bỏ lại sau. Với tiến bộ công nghệ, một số nước sẽ chiếm ưu thế hơn các nước khác bằng việc xả đồ phế thải độc hại và mở nhà máy chế tạo ô nhiễm cao ở nước khác, do vậy tàn phá đất của họ. Không có thức ăn và nước sạch, họ không thể sống được. Một số nước đã phát triển sẽ giầu hơn và nhiều nước đang phát triển có thể trở nên nghèo hơn và có thể không có khả năng bắt kịp. Dữ liệu từ Liên hợp quốc đã chứng minh rằng có sự khác biệt trên 400 lần giữa GDP theo đầu người của Thuỵ Sĩ và Mozambique.  Ts. Jeffrey Sachs của Đại học Harvard đã nói về thế giới tương lai bị phân chia bởi tuyến “Có” và “Không có” công nghệ. Ông ấy ca ngợi tiến bộ ấn tượng của khoa học và công nghệ, nhưng cũng cảnh báo về lỗ hổng công nghệ đang lan rộng giữa các quốc gia. Theo tính toán của ông ấy, chỉ một phần sáu dân số thế giới kiểm soát gần như tất cả phát kiến kĩ thuật của thế giới, bán hàng hoá và sản phẩm cho một nửa dân số thế giới, những người có thể tiêu thụ các công nghệ này. Phần còn lại của dân số thế giới được phân lớp là “bị cắt rời với công nghệ”  và sẽ bị loại ra ngoài.  Với tiến bộ trong tính toán, truyền thông, và công nghệ sinh học, một số quốc gia có thể kiểm soát hầu hết thế giới bởi vì họ có phương tiện cũng như có các nhu cầu con người cơ sở như thức ăn, và nước sạch.

Ts Sachs dự đoán rằng chiến tranh thế giới tiếp sau sẽ không phải là chiến tranh dựa trên vũ khí mà dựa trên thức ăn vì tất cả các nước đã phát triển đều có vũ khí huỷ diệt hàng loạt và không muốn  bị huỷ diệt toàn bộ cho nên họ sẽ tiến hành chiến tranh về thức ăn và nước uống. Để tránh điều này, Ts Sachs kêu gọi sự trợ giúp tài chính và công nghệ từ các nước đã phát triển để giúp họ vượt qua lỗ hổng công nghệ. Nhiều thống kê đã chứng minh quan điểm của ông ấy bởi vì năng lực công nghệ quả thực được tập trung trong tay của vài nước. Hiểu sự kiện này, gần đây một số nước, thông qua đầu tư đúng đắn vào giáo dục và chính sách sáng tạo, đã len vào liên minh các nước hàng đầu về kĩ thuật, trong số đó có Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, và Mexico.

Hơn bao giờ hết, tôi tin rằng đầu tư vào giáo dục là quan trọng. Không ai nói điều đó là dễ dàng nhưng chúng ta cần làm điều đó cho thế hệ tiếp. Chúng ta phải dồn nỗ lực để tạo ra hệ thống giáo dục tốt nhất cùng nghiên cứu và phát triển. Chúng ta cần đầu tư nhiều vào công nghệ để có lực lượng lao động có giáo dục để xây dựng nền kinh tế và bắt kịp với xu hướng toàn cầu. Nếu chúng ta đã vượt qua được nhiều chướng ngại trong quá khứ, tôi không thấy có lí do gì để dừng lại bây giờ.

—–English version ——

 

Knowledge Society-7

In the knowledge society, people with knowledge are key factors for innovations, main drivers of economic growth, and major determinants of competitiveness in global trades. Today countries can not depend solely on natural resources as main exports for economic prosperity but must increasingly focus on the combinations of technical innovations and application of knowledge. Let us look at Japan since the Meiji Restoration in 1863. After being humiliated by foreigners and forcing to open the country for trades, Japan immediately refocuses its effort on education, especially on scientific and technological research. It should come as no surprise that today the richest and most developed country in Asia is Japan. After World War 2, Korea’s economy was devastated and had the same economy index as countries of Africa such as Ghana, Mozambique and Angola. By investing in education, today S. Korea is the second most developed country in Asia, only half point below Japan. Similar situations can be found in Singapore and Taiwan, both focusing on improving education, and both become strong economic powers.

A key factor in the education improvement is the emerging of the private university. The list of top university in the world consists of mostly private university. Eight out of ten top universities in the U.S are all private. Countries such as India, Brazil, and Argentina failed to gain significant returns on their investment in education because their education were “locked in” the state universities, with academy hierarchy that has no incentive for change. In the knowledge economy, private universities have more money, knowledge and personnel for technological innovation because they have different motivation. Among developed nations the share of the private university in the national research and development activities is 50-60 percent, both in terms of financing and carrying out when state university typically undertaking less than 15-20 percent of the activities. With better finance by the industry, better research laboratories, private universities attract better professors, better students and be able to create more successful researches with significant results. The collaboration between industries and private university is one of the key factors in the knowledge society. In the period 1995-2000, capital invested in private research increased from $ 5 billion to $ 105 billion is the USA; from $ 19 million to $ 3 billion in the UK; from $ 21 million to $ 2 billion in Japan; from $ 13 million to 2 billion in Germany; from $ 8 million to $ 1.5 billion in France. All of these researches have resulted in trillion dollars in High tech business and these products have started to account for a rapidly increasing portion of global trade. The proportion of manufactured products with high-technology content (Computer, Phones, TV, and Electronics etc.) in international trade has gone from 30 percent in 1976 to 84 percent in 2000. The total volume of high-tech products exports of the leading countries in this area was $ 1097 billion. The USA, Japan, Germany and UK accounted for 82 percent of this market.

Based on these data, I believe that the key feature of the knowledge economy is the existence of an education system with research and development that enables a country to be a significant recipient of income from high tech products as well as royalty and license fees. By having capability in high technology, a country can be a key player in global trade. Although there are several definitions for knowledge society, but based on the above data, I think we can define knowledge society as a nation populated by the highly educated workforce, driven by a knowledge-economy, based on knowledge creation and inventions.

So why would a country want to become a knowledge society? With globalization, competition among nations will become fierce and without knowledge and skills to keep up, some countries will be left behind. With technology advancement, some countries will take advantage of the others by dumping toxic wastes and open highly polluted manufactures in others, thus destroy their lands. Without foods and clean water, they can not survive. Some developed countries will get richer and many developing countries could become poorer and may be not able to catch up. Data from the United Nation already proved that there is over 400-fold difference between the per capita GDP of Switzerland and Mozambique.  Dr. Jeffrey Sachs of HarvardUniversity has talked about a future world divided along the lines of technological “Have” and “Have not”. He praises the impressive advance of science and technology, but also warns about a widening gap based on technology between nations. According to his calculation, only sixth of the world’s population control nearly all of the world’s technological innovations, selling goods and products to about half of the world population who can consume these technologies. The remaining of the world’s population is classified as “technologically disconnected” and will be excluded.  With advance in computing, telecommunication, and biotechnology, some nations could control most of the world because they have the mean as well as the basic human needs such as foods, and clean water.

Dr Sachs predicts that the next world war will not be a war based on weapons but on foods since all developed countries already have weapon of mass destruction and do not want to get to total destruction so they will wage war on foods and water. To avoid this, Dr Sachs calls on financial and technological assistance from the developed countries to the developing nations to help them cross the technological gap. Many statistics already prove his point because technological capacity is indeed concentrated in the hands of the few. Understand this fact, recently a number of countries, through judicious investments in education and creative policies, have crossed into the league of the technical elites, among them are Singapore, Korea, Malaysia, and Mexico.

More than ever, I believe that investment in education is important. Nobody said it is easy but we need to do that for our next generation. We must put our efforts to create the best education system with research and development. We need to invest more in technology to have a strong educated workforce to build our economy and keep up with the global trends. If we have overcome many obstacles in the past, I do not see any reason to stop now.