0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Xã hội tri thức: Thế giới phẳng

08.01.2021

Mấy hôm trước, tôi thấy một bài báo hay về công nghệ thông tin ở Nairobi, Kenya như sau:

“Ở vùng nông thôn của Kenya, sinh viên tìm việc đăng quảng cáo trực tuyến phải đi khá xa tới thành phố gần nhất có Internet cafe. Điều này đã được thay đổi vào năm ngoái với việc tạo ra công ti One-World International, một hãng Kenya cung cấp dịch vụ tin nhắn qua điện thoại di động nhận đăng quảng cáo việc và cho phép các ứng cử viên nộp đơn từ bất kì chỗ nào họ đang ở.  “Điều đó tương đối dễ dàng. Mọi điều bạn cần là truy nhập vào điện thoại di động” Anthony Mwaniki, người quản lí doanh nghiệp One-World International nói. “Trong vòng vài tháng, hàng trăm nghìn người bắt đầu nộp đơn xin việc qua website này và làm cho One-Word International thành một doanh nghiệp thành công và là công ti tăng trưởng nhanh nhất Kenya năm 2008.”

Tin nhắn không phải là mới, nó đã trở thành rất phổ biến trong giới trẻ, đặc biệt ở châu Á, nhưng tôi đã không biết rằng nó cũng phổ biến ở châu Phi. Tôi hỏi một người bạn châu Phi và anh ta xác nhận: “Vâng, công nghệ thông tin là điều lớn lao bây giờ, đặc biệt là máy tính và kĩ nghệ phần mềm bởi vì nó là niềm hi vọng lớn nhất cho người châu Phi nghèo để có việc tốt hơn, nghề tốt hơn, và đặc biệt các cơ hội để làm việc trong văn phòng thay vì trên cánh đồng.” Anh ấy bảo tôi rằng mặc dầu điều mọi người thấy trên ti vi về chiến tranh, bệnh tật, nghèo đói, cuộc sống vẫn diễn ra, mọi người vẫn phải sống và giáo dục là niềm hi vọng lớn lao nhất cho mọi người châu Phi để được độc lập, được tự túc, và được chuyển từ nghèo nàn sang cách sống tốt hơn. Ngày nay hàng nghìn người châu Phi, từ mọi nước và mọi chỗ đang tụ tập trong các lớp để học máy tính, lập trình và kĩ nghệ phần mềm. Họ bắt đầu từ rất sớm và ở lại muộn bởi vì với tỉ lệ thất nghiệp trên 50% và với nội chiến bùng phát ở nhiều chỗ, niềm hi vọng duy nhất là học tập vì tương lai tốt hơn. Với internet, nhiều người có thể làm việc cho các công ti châu Âu từ làng của họ, phần lớn làm những điều cơ sở như kiểm thử và lập trình nhưng nó vẫn cứ một trăm lần tốt hơn làm việc trên cánh đồng. Với chi phí sống thấp, vài đô la có thể giúp gia đình họ sống thoải mái tốt hơn người khác. Anh ta kết luận: Với nhiều người châu Phi, toàn cầu hoá có tác dụng, “Thế giới phẳng” là tuyệt diệu.

Tôi dành ngày hôm sau để làm nghiên cứu và thấy rằng 85% các gia đình Hàn Quốc có kết nối băng rộng (Mĩ chỉ có 63%) và tương ứng theo một báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2008, Mĩ không còn ở trên đỉnh mà là Đan Mạch, Thuỵ Điển và Hàn Quốc chiếm ba vị trí hàng đầu là “quốc gia tiên tiến nhất về công nghệ.” Hệ thống xếp hạng này dựa trên việc tích hợp công nghệ vào kinh doanh, kết cầu nền và canh tân. Sự kiện đáng quan tâm khác là ở Trung Quốc, các công ti không quảng cáo việc trên báo chí mà đi thẳng vào websites. Một người bạn Trung Quốc bảo tôi: “Rao vặt trên báo chí chết rồi; chẳng ai đọc nó nữa bởi vì nó quá trễ. Nếu anh muốn đăng cái gì đó, phải mất vài ngày để nó được đăng trên báo nhưng nếu anh đưa nó lên internet, anh nhận được đáp ứng nhanh chóng. Internet đã trở thành thị trường khổng lồ cho bán và mua mọi thứ bởi vì mọi người không cần kho hàng thêm nữa. Không để tiền đầu tư vào nhà kho, họ có thể bán các thứ rẻ hơn qua website riêng của họ và vì hầu hết người Trung Quốc đều thích mặc cả, websites bán các thứ là việc kinh doanh lớn bây giờ. Một số website có cả tiếng Trung Quốc và tiếng Anh cho nên họ cũng bán mọi thứ trên khắp thế giới. Mọi người không cần đi tới Trung Quốc để mua các thức nữa. Họ có thể ở nhà, tiết kiệm tiền máy bay, dùng bàn phím mà lựa bất kì cái  gì họ muốn và bấm “Mua.” Trong vòng vài ngày, họ có thể nhận được hàng hoá ở nhà. Đó là sức mạnh của kinh doanh điện tử. Tiềm năng có thị trường khổng lồ để bán mọi thứ một cách toàn cầu đang tiến hoá lên trong toàn Trung Quốc với đủ mọi thứ, từ điện thoại di động, ti vi, đồ điện tử tới đồ chơi, giầy dép, và quần áo. Ngày nay các công ti không quảng cáo trên báo giấy nữa bởi vì chỉ người già mới đọc chúng và phần lớn họ lại chẳng mua gì. Tôi nghĩ trong vòng vài năm, báo và tạp chí giấy sẽ mất thôi, thay thế bằng báo trực tuyến nhanh hơn, tốt hơn, cập nhật thông tin hơn và mọi thứ sẽ xảy ra trong “thế giới ảo.” Anh ấy cũng kết luận: Với nhiều người Trung Quốc, công nghệ thông tin là tốt, internet là kì diệu.

Cho nên thế giới thực sự đang di chuyển với tốc độ Internet. Nhiều nước đã tiến lên hàng đầu với công nghệ thông tin như điện thoại di động, Internet, băng rộng, công nghệ, ti vi số thức. Những điều này sẽ làm thay đổi cách mọi người làm việc và có thể làm cho quốc gia hiệu quả hơn và năng suất hơn. Kết quả có thể là nhiều người tìm được việc nhanh hơn, nhiều người hỗ trợ kinh doanh bằng việc xây dựng website, xây dựng ứng dụng, lập trình phần mềm thu  thập thông tin cho phân tích thị trường, nhiều người hơn làm việc cho các công ti ở phần khác của thế giới, nhiều người hơn bán và mua các thứ qua internet và với nhiều người làm việc, nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng và bành trướng. Khi nhiều người có nhiều tiền để mua các thứ, nhiều sản phẩm và dịch vụ được tạo ra và nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Kinh tế tăng trưởng đưa nhiều người hơn vào làm việc và vòng này sẽ tiếp tục. Khi kinh tế bành trướng, sẽ có lúc cân bằng quyền lực dịch chuyển từ người chủ sang nhân viên. Đây là lúc mà câu hỏi thay đổi từ “Làm sao tôi có thể kiếm được việc?” sang “Làm sao tôi có thể tìm ra đủ công nhân có kĩ năng?”  Với nhiều thứ đi vào internet, làm kinh doanh trên internet, đọc mọi thứ trực tuyến, nhiều người có kĩ năng công nghệ thông tin lại được cần tới và việc thiếu hụt công nhân có kĩ năng sẽ bắt đầu. Tôi tin  rằng thời điểm đã tới, đặc biệt cho những người có kĩ năng máy tính, mặc cho cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay. Cục thống kê lao động Mĩ dự đoán thiếu hụt 1 triệu người làm tính toán vào năm 2010 mặc cho sự kiện là Trung Quốc và Ấn Độ đang tạo ra trên một triệu người phần mềm mỗi năm.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu này, nhiều công ti sẽ dừng chi tiêu tiền bạc, thải người, và tìm cách tốt hơn để giảm chi phí. Lúc ban đầu khi các công ti đưa người vào danh sách thất nghiệp, mọi người đều hoảng sợ và doanh nghiệp sẽ “đông cứng” hay chờ đợi xem cái gì sẽ xảy ra tiếp đó.  Tuy nhiên kinh doanh vẫn phải tiếp tục, công ti vẫn phải vận hành để giữ thu nhập quay vòng và họ phải tìm cách tốt hơn để giảm chi phí. Một giải pháp là khoán ngoài nhiều hơn để giữ chi phí của họ thấp hơn để tồn tại trong thị trường chậm và hẹp. Điều này sẽ tạo ra cơ hội tốt hơn cho các công ti khoán ngoài, đặc biệt nếu chi phí của họ có tính cạnh tranh. Thay vì chờ đợi  cơ hội tốt hơn hay thời kì tốt hơn, đây là cơ hội cho công ti tốt phát triển chiến lược nắm bắt tài năng giỏi nhất. Trong cuộc khủng hoảng này, thay vì nghĩ về giảm người, công ti nên duy trì những người có kĩ năng của mình bằng không đối thủ cạnh tranh có thể thuê mất họ.

—–English version—–

 

Knowledge Society: The Flat World

Few days ago, I found an interesting article about information technology in Nairobi, Kenya as follows: “In the country side parts of Kenya, students looking for jobs advertised online have to travel long distances to the nearest town with an Internet cafe. That changed last year with the creation of One-World International, a Kenyan firm offering a mobile phone text messaging service that advertises jobs and allows candidates to apply from wherever they are.  “It’s relatively easy. All you need is access to a mobile phone” said Anthony Mwaniki, One-World International’s business manager. Within few months, hundred thousand people began to apply for jobs via this site and making One-Word International a very successful business and the fastest growing Kenya Company in 2008”.

Text messaging is not new, it has become a very popular among young people, especially in Asia, but I did not know that it is also popular in Africa. I asked an African friend and he confirmed: “Yes, information technology is the big thing now, especially computer and software engineering because it is the greatest hope for poor African to have better jobs, better careers, and especially the opportunities to work in offices rather than in the fields.” He told me that despite what people saw on TV about wars, diseases, hungers and poverty, life goes on. People must live and education is the greatest hope for every African to be independent, to be self sufficient, and to move up from poverty to a better living. Today thousand of Africans, from every country and every place are gathering in classes to learn computer, programming and software engineering. They start very early and stay up late because with unemployment rate over 50% and with civil wars breakout in many places, the only hope is to study for better future. With the internet, many can work for European companies from their villages, mostly do basic things like testing and programming but it is still hundred times better than work in the fields. With the low cost of living, a few dollars can help their families live comfortably better than others. He concluded: To many African, globalization works, “Flat Word” is wonderful.

I spent the next day to do some investigations and found that 85% of South Korea household has broadband connection (The U.S only has 63%) and according to a report by the World Economic Forum in 2008, the U.S is no longer on the top but Denmark, Sweden and S. Korea occupied the top three positions as “technological most advanced country”. The ranking system is based on the integration of technology in business, infrastructure and innovation. Another interesting fact in China, companies do not advertise jobs on newspapers but go direct to websites. A Chinese friend told me: “Newspaper classifieds is dead; no body read it anymore because it is too late. If you want to post something, it took days to get it on the newspaper but if you put it on the internet, you get responses quickly. The internet has become a huge market for selling and buying everything because people do not need stores anymore. Without money invest in a store, they can sell things cheaper via their own websites and since most Chinese love bargains, websites that selling things are big business now. Some websites have both Chinese and English so they also sell things all over the world. People do not need to travel to China to buy things anymore. They can stay home, save airfare money, use keyboards to select whatever they want and click “Buy”. Within a few days, they can receive the merchandises at home. That is the power of the e-business. The potential of having a huge market to sell things globally is evolving throughout China with all kind of things, from cellular phones, TV, electronics to toys, shoes, and clothes. Today companies do not advertise in paper newspaper anymore because only old people read them and most of them do not buy anything. I think within a few years, paper newspapers and magazines will be gone, replacing by on-line newspaper which is faster, better, more up-to-date informations and everything will happen in the “Virtual world”. He also concluded: To many Chinese, information technology is good, internet is wonderful.

So the world is really moving at Internet speed. Many countries are already moving ahead with information technology such as mobile phones, Internet, broadband, technology, digital TV. These will change the way people work and could make the country more effective and productive. The results could be more people find work faster, more people support the business by building websites, building applications, programming software that gather information for market analysis, more people work for companies in the other part of the world, more people selling and buying things via the internet and with many people working, the economy begins to grow and expands. As more people have money to buy things, more products and services are produced and the economy continues to grow. Growing economy puts more people to work and this cycle will continue. When the economy expands, there will be a time when the balance of power shifts from employers to employees. This is the time when the question changes from “How can I get a job?” to “How can we find enough skilled workers?”  With so many things moving into the internet, do business in the internet, reading things on-line, more people with information technology skill are needed and the shortage of skilled workers will begin. I believe that time have come, especially to people with computer skills, despite the global crisis. The U.S Labor Statistic predicts a shortage of 1 million computing people in 2010 despite the fact that China and India are producing over one million software people per year.

In this global financial crisis, many companies will stop spending money, laying off people, and looking for better ways to reduce costs. In the beginning when companies put people on the unemployment list, everybody panics and businesses will “Freeze” or wait to see what happens next.  However business must goes on, companies must operate to keep the revenue rolling and they have to find better ways to reduce costs. One solution is to outsource more to keep their cost lower to survive this slow and narrow market. This will create better opportunities for outsourcing companies, especially if their costs are competitive. Instead of wait for better opportunity or a better time, this is the opportunity for good company to develop strategy to grasp the best talent. In this crisis, instead of thinking about reducing people, company should retain their skilled people or else competitor could hire them away.