0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Review sách

Để giúp trẻ thông minh, thay vì biến chúng thành những “con chuột ngốc nghếch” (kỳ 3)

17.10.2019

Trong não bộ của trẻ em cho đến sáu tuổi có một năng lực rất đáng ngạc nhiên, đó là khả năng xử lý như một chiếc máy tính. Khả năng này giúp trẻ có thể học nói dễ dàng thông qua sức mạnh ghi nhớ.

1. Ba khám phá về sinh lí học não bộ được phát hiện

Tôi xin giải thích về ba khám phá trong nghiên cứu sinh lí học não bộ. Gần đây, người ta đã phát hiện ra bộ não bao gồm bán cầu não phải và bán cầu não trái, và chúng có sự tương hỗ lẫn nhau rất quan trọng để thực hiện được chức năng của mình; bởi vậy các nghiên cứu về cả hai bán cầu não được tiến hành liên tiếp.

Ví dụ, trong não bộ của trẻ em cho đến sáu tuổi có một năng lực rất đáng ngạc nhiên, đó là khả năng xử lý như một chiếc máy tính. Khả năng này giúp trẻ có thể học nói dễ dàng thông qua sức mạnh ghi nhớ. Một gia đình khi chuyển đến định cư ở nước ngoài, hơn ai hết, thành viên có thể học nói ngoại ngữ nhanh nhất chính là trẻ dưới sáu tuổi. Nếu quá sáu tuổi, khả năng xử lý như một chiếc máy tính để học ngôn ngữ sẽ dần mất đi.

Sử dụng phương pháp Dot (thẻ thông minh) để dạy cho trẻ khoảng một tuổi, đứa trẻ khoảng một tuổi rưỡi đã trả lời chính xác đáp số bài toán “69 chia 3 cộng 16 bằng bao nhiêu?” là 39. Chúng có thể làm được vì trẻ ở độ tuổi này có khả năng xử lý như một chiếc máy tính cấp cao hoạt động mạnh trong não bộ.

Qua đó, chúng ta có thể hiểu rằng não bộ của trẻ em chắc chắn rằng không hề non nớt hoặc chưa phát triển hết. Ngược lại, chúng sở hữu những khả năng vượt trội mà người lớn không có được. Mọi đứa trẻ đều sở hữu những khả năng trong giai đoạn sơ sinh này nếu có môi trường để rèn luyện và nuôi dưỡng.

Giáo dục sớm nhưng không biết khuyến khích, thúc đẩy khả năng này thì cũng không thể giúp trẻ phát huy được hết những khả năng tuyệt vời của mình.

Hiện nay, ngành sinh lí học não bộ đã có ba phát hiện mới về sự phát triển của não bộ trẻ sơ sinh:

-  Tế bào não phát triển dựa vào việc nhận những kích thích từ bên ngoài chứ không phải phát triển một cách tự nhiên từ bên trong như nhiều người vẫn tin.

- Tế bào não phát triển tốt dựa vào việc nhận được những kích thích đa dạng từ bên ngoài, kích thích càng ít, sự  phát triển của não càng nhiều hạn chế.

- Sự phát triển của não bộ được kích hoạt ngay từ khi trẻ chào đời, nếu bỏ qua giai đoạn sơ sinh này não bộ sẽ không thể nào phát triển hoàn thiện được nữa.

2. Những thí nghiệm khám phá về sinh lí học não bộ được phát hiện trên động vật

Tiến sĩ Fasta người Đức, một nhà hóa sinh nổi tiếng đã chứng minh sự thật này qua một thí nghiệm thực tế ở chuột như sau:

Tiến sĩ Festa đã phân chia những con chuột vừa mới sinh thành hai nhóm A và B, sau hai tuần, ông lấy ra từ mỗi nhóm một vài con chuột và giải phẫu não của chúng, ông đếm được mười bốn kết nối thần kinh xuất hiện từ mỗi tế bào thần kinh nằm tại trung khu thị giác của tế bào não ở những con chuột trong cả hai nhóm.

Tại thời điểm đó, ông khâu mí mắt của những con chuột còn lại của nhóm B để đảm bảo chúng không thể nhận được những kích thích từ bên ngoài, sau hai tuần, ông lại tiếp tục giải phẫu não một vài con chuột trong mỗi nhóm. Trong khi ở nhóm A số lượng kết nối thần kinh ứng với một tế bào đã tăng lên đến 8000, ngược lại số lượng kết nối thần kinh của những con chuột ở nhóm B lại không tăng lên chút nào.

Khoảng một tháng sau đó, ông mở mắt của những con chuột ở nhóm B ra nhưng chúng đã mất đi khả năng phát triển mạnh mẽ vốn có ngay sau khi sinh, số lượng kết nối thần kinh dừng lại ở mức thấp đến nỗi chúng không thể nào đuổi kịp những con chuột ở nhóm A, và hầu hết những con chuột ở nhóm B đều trở thành những con chuột ngốc nghếch.

3. Những thí nghiệm khám phá về sinh lí học não bộ được phát hiện trên trẻ sơ sinh

Một nhà tâm lí học người Mĩ đã chọn ra hai mươi tám cặp ba mẹ có con vừa chào đời một tuần, chia thành hai nhóm A và B rồi tiến hành một thí nghiệm quan sát thực tế như sau:

Mười bốn cặp ba mẹ ở nhóm A được phép ở cùng với con vào thời kì cho con bú và một ngày ở cùng con năm giờ. Các cặp ba mẹ ở nhóm B chỉ ở cùng với con ba mươi phút mỗi ngày vào thời kì cho con bú.

Tiến sĩ tiếp tục tiến hành một nghiên cứu theo sau cho cả hai nhóm này đến khi những đứa trẻ vào trường tiểu học. Kết quả là những đứa trẻ ở nhóm A đã phát triển thành những đứa trẻ có trí tuệ tuyệt vời, những đứa bé ở nhóm B lại phát triển kém hơn rất nhiều.

Sự khác nhau của môi trường một tuần sau khi sinh đem lại một ảnh hưởng lớn đến vậy. Rất hiển nhiên là có sự khác biệt rất lớn giữa những đứa trẻ một tháng tuổi.

Điều quan trọng để giáo dục trẻ em có hiệu quả là phải hiểu rõ về quy luật hoạt động của não bộ trẻ em. Đối với trẻ em vừa chào đời, việc hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của quy luật thuyên giảm tài năng như tôi đã trình bày ở chương này lại càng quan trọng hơn nữa.

4. Ngay từ khi con được sinh ra, nếu cha mẹ dành nhiều thời gian để trò chuyện với con nhất định con sẽ trở thành những đứa trẻ thông minh

Chỉ vì không biết về quy luật thuyên giảm tài năng, rất nhiều cặp ba mẹ đã biến những đứa trẻ vốn sở hữu những tố chất thiên tài trong tương lai trở thành những đứa trẻ có năng lực yếu kém. Và những đứa trẻ có khả năng tiếp thu kém sẽ phải chịu sự chỉ trích, phàn nàn. Ngược lại, nếu mọi người hiểu rằng mọi đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã là thiên tài thì dù đứa trẻ ấy có bị chậm phát triển trí tuệ đi chăng nữa cũng sẽ luôn nỗ lực mà không bị đánh mất hi vọng và vượt qua được khó khăn bằng chính khả năng của mình.

Nếu biết về quy luật thuyên giảm tài năng và hành động tích cực, dù đứa trẻ đó có hội chứng Down hay bại não đi chăng nữa cũng có khả năng trở nên thông minh.

Ngay từ khi con được sinh ra, nếu cha mẹ dành nhiều thời gian để trò chuyện với con theo những cách được nói đến ở cuốn sách này: chỉ vào từng đồ vật và gọi tên chúng, đọc cho con nghe những cuốn sách tranh ngay khi con vừa chào đời, cho con xem những tấm thẻ Dot, nhất định con sẽ trở thành những đứa trẻ thông minh.

Điều quan trọng nhất trong việc nuôi dạy trẻ để trở nên thông minh đó là nói chuyện thường xuyên với trẻ ngay từ khi trẻ chào đời. Ngôn ngữ nuôi dưỡng và làm phong phú tâm hồn. Con người khác với động vật ở chỗ con người có ngôn ngữ. Việc chỉ vào từng đồ vật và gọi tên chúng cho trẻ hiểu được là rất quan trọng.

Ngôn ngữ chính là chìa khóa để chống lại chứng rối loạn học tập. Ngược lại, chứng rối loạn học tập là do não bộ có khó khăn trong việc tiếp thu ngôn ngữ. Tế bào thần kinh ở trẻ sơ sinh vẫn chưa cố định, nên giai đoạn sơ sinh chính là thời kì các mạch ngôn ngữ của trẻ phát triển. Vì vậy, nếu dạy cho trẻ một nguồn từ vựng phong phú ngay từ giai đoạn sơ sinh thì dù trẻ bị khuyết tật hay có rối loạn học tập đi chăng nữa cũng có khả năng trở nên thông minh.

Trích sách “Trẻ em là thiên tài”

Đặt mua sách tại đây.

Theo Dân trí

Trẻ em là thiên tài

Thu gọnXem thêm

Trong cuốn sách, giáo sư Makoto Shichida - huyền thoại giáo dục Nhật Bản - nhấn mạnh rằng ngay từ khi rất sớm, những đứa trẻ sở hữu năng lực kỳ diệu. Thai nhi vốn tiếp nhận được những tâm tình của người mẹ, người bố. Trẻ sơ sinh có thể hiểu được lời nói từ khi mới chào đời. Đặc biệt, ẩn giấu trong bán cầu não phải của trẻ là những tiềm năng gần như là kỳ diệu, như khả năng thực hiện các phép tính phức tạp nhanh hơn cả máy tính, khả năng ghi nhớ chụp hình, trực giác hay năng lực "thần giao cách cảm".

Xem thêm

Review sách