0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Nghề công nghệ thông tin

21.09.2015

Về lí thuyết, sinh viên đại học nên chọn lĩnh vực học tập của họ dựa trên đam mê riêng của họ. Nhưng bao nhiêu sinh viên 18 tuổi biết đam mê của họ là gì và họ nên theo đuổi nghề nào...

Về lí thuyết, sinh viên đại học nên chọn lĩnh vực học tập của họ dựa trên đam mê riêng của họ. Nhưng bao nhiêu sinh viên 18 tuổi biết đam mê của họ là gì và họ nên theo đuổi nghề nào? Bao nhiêu sinh viên trẻ có đủ thông tin để làm quyết định nghề nghiệp tốt? Bao nhiêu người trong số họ hiểu khác biệt giữa việc làm và nghề nghiệp? Bao nhiêu người biết về xu hướng thị trường việc làm toàn cầu? Nếu bạn chưa làm quyết định nghề nghiệp, tôi khuyên rằng bạn chọn lĩnh vực học tập trong Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) vì đây là những khu vực có nhiều tiềm năng trong thời đại công nghệ này. Theo ý kiến của tôi, chọn lựa tốt nhất ngày nay là Công nghệ thông tin (Khoa học máy tính, Kĩ nghệ phần mềm và Quản lí hệ thông tin).

Tuần trước, tôi nhận được một email từ một sinh viên trong đó có viết: “Lời khuyên của thầy có thể tốt cho người tốt nghiệp ở Mĩ hay châu Âu nhưng không tốt ở nước em vì em không thấy nhu cầu này. Phần lớn người lập trình ở nước em được trả lương thấp hơn những người khác.” Tôi trả lời: “Công nghệ thông tin (CNTT) là lĩnh vực rộng với nhiều vị trí, không chỉ lập trình. Nó được cần tới ở mọi nước, không chỉ ở Mĩ hay châu Âu. Vì tôi đã dạy ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và châu Âu trong nhiều năm, tôi thấy nhu cầu về người tốt nghiệp đại học có kĩ năng công nghệ thông tin là rất cao và những việc làm này đã tăng trưởng nhanh hơn được mong đợi.  Người ta ước lượng rằng sẽ có trên 4.5 triệu việc làm mới được tạo ra trong công nghệ thông tin giữa năm 2015 và 2025. Người tốt nghiệp trong CNTT có thể làm việc trong miền rộng các ngành công nghiệp, từ phần mềm tới kinh doanh, từ chăm sóc sức khoẻ và chế tạo tới ngân hàng và bảo hiểm. Không thành vấn đề ngành công nghiệp đặc biệt nào họ chọn, cơ hội thị trường việc làm là tốt hơn nhiều khi so sánh với các khu vực khác. Hơn thế nữa, nếu họ thông thạo ngoại ngữ như tiếng Anh, họ có thể làm việc gần như ở bất kì chỗ nào vì có thiếu hụt người với những kĩ năng này trên khắp thế giới.”

Hiện thời người tốt nghiệp đại học trong Khoa học máy tính (CS) và Kĩ nghệ phần mềm (SE) thường làm việc như người phát triển phần mềm để viết các ứng dụng hội tụ vào ngành công nghiệp đặc biệt. Người phát triển phần mềm phải có kĩ năng trong các ngôn ngữ lập trình như C++, Java, và Python nhưng họ phải có tri thức về ngành công nghiệp nơi họ làm việc. Điều đó có nghĩa là họ phải biết cái gì đó về ngân hàng và tài chính, chế tạo, hay bán lẻ trực tuyến v.v. (Lưu ý: Có khác biệt giữa người lập trình người được đào tạo trong trường hướng nghề về lập trình và người phát triển phần mềm, người chủ yếu là người tốt nghiệp đại học vì đào tạo của họ là không như nhau.)

Người tốt nghiệp CS và SE cũng có kĩ năng trong nghệ thuật và thiết kế thường làm việc như người phát triển Web nơi họ xây dựng các trạm Internet cho bán lẻ trực tuyến, vận hành doanh nghiệp, và phương tiện xã hội v.v. Dùng các công cụ như HTML, XML, JavaScript và Cascading Style Sheets, họ tạo ra các ứng dụng cho website, thiết kế dáng vẻ trực quan, và hội tụ vào tính dùng được và hiệu năng. Việc phát triển web thường được phân chia thành hai phần: Phần mặt tiền thường bao gồm khía cạnh thiết kế web nơi người phát triển dùng HTML, CSS, và JavaScript để hiển thị websites cho người dùng tương tác với nó. Đây là phần sáng tạo nhất nơi hiển thị nghệ thuật, tổ chức mầu sắc và thiết kế là rất quan trọng. Phần mặt hậu thường bao gồm máy phục vụ, ứng dụng web, và cơ sở dữ liệu để thu thập thông tin dùng các ngôn ngữ như PHP, Ruby, và Python v.v.

Sau nhiều năm kinh nghiệm làm việc, nhiều người phát triển phần mềm thường chuyển lên vị trí phân tích hệ thống, kĩ sư yêu cầu, nơi họi tập trung vào yêu cầu của người dùng, luồng công việc doanh nghiệp và năng lực CNTT. Họ đánh giá kết cấu nền kĩ thuật, kiểm điểm hiệu quả hệ thống và nhận diện các khu vực để cải tiến. Những vị trí này yêu cầu hiểu biết sâu về các khu vực doanh nghiệp xác định để cải tiến hiệu quả và hiệu năng. Những vị trí này cũng yêu cầu kĩ năng mềm vì họ phải làm việc chặt chẽ với người quản lí và khách hàng.

Mặc dầu phần lớn các vị trí trong phát triển phần mềm yêu cầu bằng trong Khoa học máy tính (CS) và Kĩ nghệ phần mềm (SE) nhưng có lĩnh vực khác mà người tốt nghiệp có thể theo đuổi như Người quản trị hệ thống máy tính, nơi họ quản lí hệ thông tin và mạng để chắc rằng chúng vận hành trôi chảy và an ninh. Để có được vị trí này, bạn cần bằng cấp trong Quản lí hệ thông tin (ISM) nơi bạn học nhiều về quản lí trang thiết bị CNTT chạy từ các máy phục vụ, trạm làm việc cho tới thiết bị di động v.v. Ngày nay nhiều công ti đang chuyển lưu giữ dữ liệu và mạng của họ cho các nhà cung cấp dịch vụ mây, là người quản lí hệ thống, bạn cần làm việc với các nhà cung cấp mây này để chắc việc dịch chuyển dữ liệu là an ninh và việc tích hợp giữa hệ thống tại chỗ với công ti dịch vụ tính toán mây chạy trôi chảy.

Một số người tốt nghiệp ISM cũng làm việc như Chuyên viên hệ thông tin nơi họ hỗ trợ khách hàng trong “phần mềm như dịch vụ.” Họ cung cấp phân tích và hỗ trợ kĩ thuật trong miền rộng các môi trường, từ chính phủ tới công nghiệp như viễn thông và chế tạo máy tính. Họ cung cấp dịch vụ khách hàng từ các trung tâm trả lời điện thoại, hay làm việc trong bộ phận công nghệ thông tin (CNTT) giúp cho các nhân viên khác. Các chuyên viên hỗ trợ máy tính tập trung vào các vấn đề với dữ liệu và mạng truyền thông. Cũng có vị trị tuyệt vời khác cho người tốt nghiệp ISM, người ưa thích làm việc với dữ liệu thay vì viết mã, như vị trí người quản trị cơ sở dữ liệu (DBAs) mà họ định nghĩa, thu thập, phân tích và quản lí khối lượng bao la các dữ liệu trong công ti. DBA là vị trí phức tạp vì học có thể làm việc trong nhiều ngành công nghiệp, từ ngân hàng, bảo hiểm, chế tạo cho tới cửa hàng bán lẻ, bệnh viện và bảo hiểu y tế v.v. Để duy trì hiệu năng và an ninh của cơ sở dữ liệu, sinh viên ISM phải có kĩ năng trong an ninh máy tính, trinh sát doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng và nhà kho dữ liệu.

Một số người tốt nghiệp Công nghệ thông tin tiếp tục giáo dục của họ để theo đuổi các bằng cấp chuyên sâu như thạc sĩ hay tiến sĩ để là chuyên gia trong các lĩnh vực kĩ thuật chuyên môn. Chẳng hạn, người tốt nghiệp ISM tiếp tục học bằng thạc sĩ trong Động cơ tìm để làm việc như người phân tích thị trường dùng các phương pháp thống kê phức tạp để giúp các công ti cải tiến các kế hoạch tiếp thị và kinh doanh của họ. Họ đánh giá dữ liệu về xu hướng người tiêu thụ và chiến lược của đối thủ cạnh tranh để nghĩ ra các đề nghị đưa vào và làm giá các sản phẩm mới và cải tiến động cơ tìm của công ti cho tối ưu. Người tốt nghiệp ISM khác tiếp tục làm bằng thạc sĩ về khoa học dữ liệu để làm việc với dữ liệu lớn dùng thống kế tính toán và thuật toán thiết kế. Họ đề nghị các kế hoạch được dữ liệu hỗ trợ trong chiến lược công ti, chính sách công cộng, trinh sát doanh nghiệp và quản lí thông tin y tế. Họ giúp những người quản lí giải quyết vấn đề trong tài chính, ngân hàng, tiếp thị, bán lẻ và hậu cần chế tạo. Họ làm việc với các chuyên viên công nghiệp để dùng các phương pháp định lượng, thống kế và mô hình hoá dữ liệu để giám sát các qui trình kinh doanh của công ti và tìm những cải tiến tiềm năng. Có nhu cầu đang tăng trưởng nhanh chóng về nhà khoa học dữ liệu lớn trong các ngành công nghiệp từ kinh doanh và tài chính, thương mại điện tử e-commerce, chính phủ, chăm sóc sức khoẻ, viễn thông và kết mạng xã hội.

Người tốt nghiệp CS và SE có thể theo đuổi bằng thạc sĩ trong Khoa học máy tính hay Kĩ nghệ phần mềm để là chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn như người thiết kế máy tính để làm việc trong các nhà chế tạo máy tính và điện tử và phát triển công nghệ mới. Sản phẩm trong việc phát triển bao gồm hệ điều hành cho việc dùng chạy từ máy tính tới điện thoại thông minh tới ô tô và robot. Những người phát triển này cũng có thể phát minh ra giao diện hệ thống, như giao diện người dùng đồ hoạ mà cho phép con người điều khiển máy tính. Một số người có thể theo đuổi bằng thạc sĩ trong An ninh máy tính nơi họ đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ các công ti khỏi việc xâm nhập. Họ kiểm tra hệ thống CNTT hiện có và đề nghị các biện pháp an ninh, bao gồm sửa những chỗ mong manh. Trong các ngành công nghiệp như tài chính và ngân hàng, họ phục vụ như chuyên viên tại chỗ để cộng tác với người quản trị mạng và người phân tích hệ thống máy tính để thiết lập các chính sách an ninh. Vấn đề an ninh máy tính xảy ra ở mọi nước và các cuộc tấn công cyber đang ngày càng trở nên thông thường. Kết quả là các chuyên viên an ninh đang được cần ở mọi nơi.

Sau nhiều năm làm việc, nhiều người làm công nghệ thông tin cũng thăng tiến lên các vị trí quản lí và lãnh đạo biến thiên thừ người điều hành mức cao cho tới người giám sát kĩ thuật, người giám sát công việc hàng ngày trong các công ti. Người quản lí phần mềm có thể quản lí những người phát triển phần mềm trong khi người quản lí dự án có thể làm việc với tổ phần mềm để phát triển sản phẩm hay ứng dụng cho công ti. Giám đốc công nghệ (CTOs) quản lí kết cấu nền tính toán cho toàn thể công ti. Về căn bản thăng tiến nghề nghiệp là vô tận với kinh nghiệm. Ngày nay kĩ năng công nghệ thông tin đang có nhu cầu cao từ các doanh nghiệp và công ti thuộc mọi kiểu và kích cỡ, không chỉ các công ti công nghệ. Lời khuyên của tôi: “Học khu vực công nghệ thông tin và biết ít nhất một ngoại ngử thì bạn sẽ có nghề nghiệp tốt trong nhiều năm.”

Review sách