0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Tác giả Every One Can Sale tiết lộ bí quyết khởi nghiệp

06.12.2016

Ken Bay Hai Meng, tác giả tập sách Every One Can Sale, Kích Hoạt Tài Năng Bán Hàng bắt đầu làm việc trong ngành dịch vụ tài chính từ năm 1988 khi tham gia công ty Great Eastern Life, công ty bảo hiểm nhân thọ lớn nhất Singapore và Malaysia. Gần 30 kinh nghiệm, hiện Ken là nhà tư vấn uy tín trong khu vực.

Ken Bay Hai Meng, tác giả tập sách Every One Can Sale, Kích Hoạt Tài Năng Bán Hàng bắt đầu làm việc trong ngành dịch vụ tài chính từ năm 1988 khi tham gia công ty Great Eastern Life, công ty bảo hiểm nhân thọ lớn nhất Singapore và Malaysia. Gần 30 kinh nghiệm, hiện Ken là nhà tư vấn uy tín trong khu vực. Ông là chủ nhân của Voices of Sales, một chương trình huấn luyện thiết kế đặc biệt để các cá nhân có thể trải nghiệm và cải thiện tư duy bán hàng một cách linh hoạt, đang được triển khai rộng khắp Singapore và Malaysia. Ken Bay cũng đồng thời là giám đốc điều hành Pear Comms Private Limited (Singapore) một công ty công nghệ thông tin cung cấp các công cụ và giải pháp tự động hóa hoạt động bán hàng trực tuyến cho các doanh nghiệp châu Á.

Tôi tốt nghiệp Đại học Hull, Singapore với bằng MBA về Marketing Chiến Lược. Sau khi rời giảng đường, tôi dễ dàng tìm được công việc yêu thích trong lĩnh vực bảo hiểm và tiến thân khá nhanh. Tôi hoàn toàn hài lòng với công việc cho đến một ngày, tôi nghĩ mình phải khởi nghiệp. Ý nghĩ đó dần trở thành động lực, thôi thúc tôi phải hành động. Nhưng, bắt đầu từ đâu?

Kích hoạt tài năng

Bìa sách "Kích hoạt năng lưc bán hàng"

Câu trả lời tôi dành cho bản thân là phải bắt đầu bằng những gì mình đang có mà người khác còn thiếu. Trong 28 năm theo đuổi công việc tư vấn và bán hàng, tôi nhận thấy cách bán hàng – và mua hàng - của châu Á chúng ta hoàn toàn khác với cách bán hàng của các nước phương Tây. Vì vậy tôi đã thiết kế một hệ thống bán hàng phù hợp với văn hóa Á Đông và áp dụng vào thực tế công việc của mình. Tôi đã thành công trong việc chinh phục khách hàng bằng hệ thống này. Đây rõ ràng là “tài sản” của tôi nhưng nó không hữu hình. Nhiệm vụ của tôi là phải “hữu hình hóa” sản phẩm để có thể đem nó đi kinh doanh.

Những ngày đầu, công việc của tôi là đúc kết những mô hình, thuật toán mình tìm thấy và tập trung viết nó cuốn sách kích hoạt tài năng bán hàng. Song song đó, tôi bắt đầu tổ chức các buổi đào tạo, huấn luyện, tư vấn cho các công ty, cá nhân có nhu cầu. Như vậy, trong tay tôi đã có sản phẩm để có thể đem nó đến người cần. Giai đoạn đầu của khởi nghiệp, mọi phát triển đều chỉ là từng bước tiến nhỏ. Kinh nghiệm của tôi là phải tổ chức để có chiến lược kinh doanh lâu dài, sau đó chia nhỏ thành những mục tiêu ngắn hạn bởi khởi nghiệp là một hành trình luôn có những bài toán cần được giải quyết. Nhờ chiến lược lâu dài mà tôi không lạc lối, dù có đối mặt với khá nhiều thử thách từ phía thị trường.

6 hình mẫu bán hàng được Ken Bay đúc kết

Kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, lại chọn mảng kích hoạt tài năng bán hàng, đề tài mà rất nhiều diễn giả tên tuổi nổi tiếng thế giới đã chọn, không dễ để tôi chinh phục khách hàng. Do vậy, tôi buộc phải đi vào thị trường ngách. “Sản phẩm” của tôi không phải là khóa huấn luyện giúp người khác bán sản phẩm mà  giúp nhân tài “sell” tài năng của họ cho nhà tuyển dụng, cho khách hàng… Chỉ có con người mới có thể chinh phục con người một cách toàn diện nhất. Rất may mắn là thời gian làm việc trước đó, tôi tích lũy đủ những mối quan hệ chân thành, có nhiều người bạn tốt. Họ nhận thấy ý nghĩa, tiềm năng của chương trình này nên đã hợp tác, đồng hành, cũng như giới thiệu cho tôi nhiều đối tác tiềm năng. Nhờ vậy mà tôi có thể bước qua những khó khăn ban đầu, vững vàng hơn trong những bước đi tiếp theo.

Cơ hội cho start-up Việt


Ông Nguyễn Văn Phước, Giám đốc Trí Việt và tác giả Ken Bay (bên phải).

Năm 2012 tôi có cơ hội đến Việt Nam để thiết kế quy trình bán hàng cho một hãng thời trang quốc tế có chi nhánh ở đây. Tôi nhận thấy các bạn trẻ Việt Nam rất tài giỏi, và môi trường ở đây rất năng động. Tuy nhiên các bạn chưa có một hệ thống, một quy trình kinh doanh chuẩn mực để áp dụng vào thực tế. Cũng như các nước khác trong khu vực, DN Việt Nam có truyền thống dựa vào kinh nghiệm của người sáng lập, người chủ. Thời gian gần đây, nhiều DN cũng áp dụng các kỹ thuật hiện đại của phương Tây, nhưng nó có nhiều điểm chưa phù hợp với văn hóa, hành vi mua bán của khách hàng bản địa. Khi các tập đoàn đa quốc gia đến một nước, họ đều nghiên cứu văn hóa địa phương để thích nghi chứ không áp dụng rập khuôn. Đây là điều mà nhiều DN địa phương lại không làm đúng.


Ken Bay trong buổi ra mắt sách

Với giới start-up, tôi gặp nhiều bạn trẻ rất giỏi chuyên môn nhưng cả ngày chỉ ngồi uống cà phê vì họ chưa biết cách “sell” tài năng của mình cho nhà tuyển dụng. Nhiều ý tưởng, start-up đầy tiềm năng cũng gặp khó khăn “sell” dự án của mình cho các nhà đầu tư… Tôi nghĩ, các bạn trẻ Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn cho khả năng này, nếu muốn đi nhanh hơn. Bất kỳ ai cũng có thể bán hàng, và chúng ta vẫn luôn thực hiện điều đó từng ngày từng giờ dù bạn có nhận ra hay không, có làm tốt hay không. Không chỉ là những sản phẩm cụ thể như rau cá, nhà hay xe, mà chúng ta vẫn đang bán thời gian, công sức, trí não, tài năng, uy tín, tình yêu… của mình. Điều đầu tiên mà các bạn cần làm là nhận ra “sản phẩm” mà mình đang “bán” và cách mình bán sản phẩm đó như thế nào.

Châu Á là một trị trường năng động và phát triển nhanh. Tuy nhiên điều này cũng đặt ra những thách thức như sự cạnh tranh sẽ ngày càng cao, nếu chúng ta không phát huy năng lực nội tại thì thị trường Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi các DN nước ngoài ngày càng hứng thú với thị trường gần 100 triệu dân này. Với tài năng của những người trẻ, cũng như các chương trình hỗ trợ start-up gần đây, tôi nghĩ, nếu làm đúng thì các bạn hoàn toàn có thể làm chủ sân chơi và mở rộng ra thị trường khu vực. Start-up nào cũng có những khó khăn. Tôi tin rằng khái niệm khó khăn thật ra chỉ là những bài toán cần được giải quyết.

 

Ken Bay, CEO Voices Of Sale Private Limited, Singapore

(Theo doanhnhansaigon.vn)

 

Review sách