0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Vấn đề với việc dạy

21.09.2015

Khi bạn bắt đầu làm việc như thầy giáo, bạn nhiệt tình với việc dạy và giúp đỡ sinh viên bằng tri thức của bạn. Nhưng sau mười hay mười lăm năm, bạn có thể đạt tới lúc mà mọi thứ chỉ là thường lệ, nhiệt tình của bạn mất đi...

Khi bạn bắt đầu làm việc như thầy giáo, bạn nhiệt tình với việc dạy và giúp đỡ sinh viên bằng tri thức của bạn. Nhưng sau mười hay mười lăm năm, bạn có thể đạt tới lúc mà mọi thứ chỉ là thường lệ, nhiệt tình của bạn mất đi, động cơ của bạn không còn, và bạn có những thứ cá nhân khác đòi hỏi nhiều chú ý hơn chỉ là việc dạy. Đây là vấn đề nghiêm trọng với hệ thống giáo dục nhưng ít người chú ý.

Mùa hè năm ngoái khi dạy ở châu Á, một giáo sư hỏi tôi tôi đã dạy được bao lâu và ông ấy ngạc nhiên là tôi đã dạy hơn hai mươi nhăm năm. Ông ấy bình luận: “Tôi không biết làm sao ông có được hoạt động tích cực. Tôi cũng đã dạy hơn hai mươi năm, tôi đã đạt tới địa vị nào đó trong đại học rồi đột nhiên mọi thứ chỉ là thường lệ đều đều. Cùng các môn học đó được dạy với cùng thứ hết năm nọ sang năm kia. Sinh viên vẫn hỏi cùng câu hỏi và tuân theo cùng cách để học. Ông có thể cho rằng mỗi năm là khác, nhưng sau mười năm dạy học, chúng chả khác nhau gì mấy. Tôi thấy thoải mái để dạy mọi môn mà không chuẩn bị gì vì chúng chỉ là thường lệ. Tôi lo nghĩ rằng tôi không còn là thầy giáo giỏi như tôi vẫn vậy.”

Chúng tôi có cuộc nói chuyện dài nơi các giáo sư khác tham gia vào và chia sẻ cùng những thất vọng của họ. Tôi thấy rằng ở nhiều nước châu Á, các giáo sư dạy cùng số các môn hết năm nọ tới năm kia và hiếm khi thay đổi cái gì. Một số người được đề bạt lên vị trí khác như người quản trị nhà trường nhưng phần lớn vẫn còn là thầy giáo trong phần còn lại của nghề nghiệp của họ. Một khi thầy giáo thấy thoải mái với tài liệu của họ như các bản hướng dẫn các hoạt động và phân công bài làm, việc dạy trở thành nhiệm vụ dễ dàng. Mỗi năm họ đều có các sinh viên mới cho nên họ có thể lặp lại cùng điều, mọi người đều bằng lòng và không ai có lí do gì để thay đổi. Tất nhiên, nhiều người dần dần mệt mỏi và việc dạy của họ xói mòn việc học trên lớp cho sinh viên. Khi tài liệu là như cũ, hết năm nọ tới năm kia, nhiều thầy giáo đặt ưu tiên vào những thứ khác và giảm hoạt động tích cực chuyên tâm dành cho việc dạy. Cuối cùng mọi nhiệt tình và động cơ đều bị mất. Mọi chăm nom hiệu quả tan biến. Cái còn lại chỉ là việc làm thường lệ giống như bất kì việc làm nào khác và không có gì khác. Ở châu Á, nghề dạy học hàn lâm nhận được kính trọng cao trong xã hội nhưng các vị trí không được trả lương đúng cho nên nhiều thầy giáo phải kiếm thu nhập thêm từ các nguồn khác. Điều phổ biến nhất là mở dịch vụ dạy kèm cho sinh viên vì việc qua được kì thi là quan trọng ở đó. Nhưng ngay cả với việc dạy thêm này, nhiều người nói với tôi là họ phát mệt về dạy.

Tôi giải thích cho họ là ở Mĩ đặc biệt ở các đại học hàng đầu, giáo sư phải đổi tài liệu môn học cứ sau vài năm. Họ phải liên tục cập nhật và học những điều mới để theo kịp với những thay đổi. Vì khoa học và công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, tôi phải cập nhật tài liệu môn học của tôi mọi năm. Vào mùa hè, phần lớn chúng tôi tham gia các khoá đào tạo thêm để học những điều mới để cải tiến tài liệu môn học của chúng tôi. Vì chúng tôi đang dạy các môn học mới, chúng tôi bao giờ cũng phải chuẩn bị các hướng dẫn, các hoạt động mới, và phân công học tập mới cho sinh viên cho nên chúng tôi rất bận rộn trong mùa hè. Lúc bắt đầu năm học, chúng tôi sẵn sàng và được động viên để bắt đầu tài liệu mới với sinh viên mới. Việc dạy cũng là học và chúng tôi muốn biết chúng tôi biết rõ tài liệu mới thế nào và chúng tôi làm tốt việc của mình thế nào. Vì tài liệu dạy bao giờ cũng mới và thách thức, chúng tôi hiếm khi lâm vào “thái độ thoải mái,” giống như đồng nghiệp của chúng tôi ở châu Á. Mọi thầy giáo phải thường xuyên học và cải tiến mọi lúc vì các đại học Mĩ bao giờ cũng cập nhât việc đào tạo của họ để chuẩn bị cho sinh viên theo nhu cầu của công nghiệp.

Tương phản với hệ thống giáo dục châu Á, ở Mĩ chính sinh viên đánh giá thầy giáo vào cuối môn học. Việc đánh giá này được tiến hành vởi một nhóm bên ngoài độc lập để bảo vệ sự toàn vẹn của kết quả. Người quản trị nhà trường dùng chúng để đánh giá hiệu năng của thầy giáo. Là thầy giáo chúng ta cũng biết chúng ta dạy tốt thế nào trong lớp của mình. Cách đo then chốt khác là các cái ra hay sinh viên làm việc tốt thế nào sau khi tốt nghiệp vì đó là một trong những chỉ báo then chốt để xếp hạng đại học. Ở Mĩ, việc xếp hạng đại học là rất quan trọng. Sinh viên hàng đầu muốn vào các đại học hàng đầu, và các công ti hàng đầu xem xét thuê người từ các đại học hàng đầu là ưu tiên. Bên cạnh việc thuê sinh viên, phần lớn ngân quĩ từ các công ti tư bao giờ cũng dồn vào các đại học hàng đầu vì sự xuất sắc giáo dục của họ. Mối quan hệ giữa công ti tư và các đại học hàng đầu đã được thiết lập trong nhiều năm và nó vẫn đang phát triển mạnh hơn với nhu cầu thị trường. Ngày nay các đại học tư đang chiếm quãng hai phần ba tổng hỗ trợ ngân sách giáo dục. Trong số các đại học hàng đầu có Harvard University ($42.8 tỉ) Stanford University ($31.6 tỉ), Yale University ($25.4 tỉ), và Princeton University ($21.3 tỉ), Massachusetts Institute of Technology ($15.2 tỉ). Với nhiều tiền hơn, các trường này có thể thuê giảng viên khoa hàng đầu, đầu tư nhiều vào tiện nghi hiện đại, cải tiến đào tạo của họ để đáp ứng nhu cầu thị trường và hấp dẫn sinh viên giỏi nhất. Khi tôi nói cho các đồng nghiệp châu Á, nếu họ tiếp tục cập nhật tài liệu của họ bằng việc học những điều mới và dùng phương pháp dạy mới, việc dạy sẽ không bao giờ trở thành thường lệ, và họ sẽ không bao giờ trở nên thoải mái và sinh viên sẽ được lợi lớn từ việc dạy này. Chúng ta trở thành thầy giáo vì chúng ta chăm nom và chúng ta có trách nhiệm phát triển thế hệ mới những người tri thức, người sẽ đóng góp cho xã hội của chúng ta và làm ra khác biệt trên thế giới.

- Nguyên Phong
Từ blog science-technology.vn

Review sách